intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kinh nghiệm phòng và trị tiêu chảy ở heo con

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

508
lượt xem
163
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng tiêu chảy ở heo con luôn là mối lo cho các gia đình chăn nuôi, vì nó không những làm giảm hiệu quả trong việc sản xuất con giống mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sau đó. Chứng tiêu chảy sẽ làm cho heo con mất nước. giảm khả năng hấp thu thức ăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kinh nghiệm phòng và trị tiêu chảy ở heo con

  1. Một số kinh nghiệm phòng và trị tiêu chảy ở heo con Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Hiện tượng tiêu chảy ở heo con luôn là mối lo cho các gia đình chăn nuôi, vì nó không những làm giảm hiệu quả trong việc sản xuất con giống mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sau đó. Chứng tiêu chảy sẽ làm cho heo con mất nước. giảm khả năng hấp thu thức ăn. Ngoài ra hiện tượng tiêu chảy còn làm cho chuồng trại hôi thối, mất vệ sinh. tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác phát triển. Do đó việc phòng bệnh là quan trọng nhất. Khi phát hiện bệnh nên báo với cán bộ thú y đến điều trị kịp thời. l/ TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG (Do vi khuẩn E. COLl). 1- Nguyên nhân gây bệnh: Do trực khuẩn E.coli gây ra, loại vi khuẩn này thường xuyên có trong đường ruột của heo, nhưng chỉ gãy b~nh khi gặp stress như: thời tiết nóng lạnh đột ngột ; cai sữa... 2- Triệu chứng: Thường thấy phân của heo con có màu trắng. xám vàng sền sệt hoặc lỏng. đi nhiều lấn trong ngày, da nhăn nheo, lông dựng, mắt trũng, bỏ bú, nằm run rẩy, chết sau 3-5 ngây. 3- Phòng bệnh: Khẩu phần của heo nái phải đảm bảo chất lượng và ổn định, cân đối dung chất theo nhu cáu. đủ rau xanh, nái cấn được chích ngừa đấy đủ, tắm rửa và chăm sóc heo nái cẩn thận. Ngay sau khi sinh. Phải cho tất cả heo được bú sữa đầu... nếu heo nái xuất hiện tình trạng viêm nhiễm như: nóng sốt, ăn ít hay bỏ ăn, thì phải tích cực điều trị, đồng thời giảm số lần bú và cho heo con bú dặm bằng sữa tươi (bò; dê) hoặc sữa bột Dielac trộn thêm 0.5 - 1 gói Biolactyl/1 con/ngày cho đến lúc heo nái khỏe mạnh trở lại. Chuồng trại phải khô ráo thường xuyên. Sưởi ấm, tập ăn sớm và cai sữa sớm; chích sắt đầy đủ cho heo con. 4- Trị bệnh: Cho heo con uống hoặc chích một trong các loại kháng sinh: Tetracyclin; Chloramphenicol; Septotryl; Amikacin, Apramycin; Gentamicin; Kanamycin; Neomycin... nếu heo tiêu chảy nhiều ta pha các chế phẩm Bcomplex C vào dung dịch Glucose 5% tùy theo trọng lượng và tình trạng của heo con (tiêm vào xoang bụng với liều 50 - 500cc). Để heo tạm ngưng triệu chứng tiêu chảy. có thể cho uống nước ép trái điều (xem phụ lục cách chế biến nước ép trái điều ở phần cuối) Liều dùng 1/2 muỗng cafê cho 1 con/1 lần. Thường thì heo con sẽ dứt ngay nếu không thì cách
  2. sau 4 giờ cho uống lần 2. Không nên cho uống nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa, ta cũng có thể dùngg một vài loại lá có chất chát như: Lá ổi. lá chuối già... ll/ BỆNH THỦY THŨNG DO E.COLI : 1- Nguyên rthãn gây bệnh: Do các chủng E.coli bám vào thành ruột gây ra. loại vi khuẩn này gây bệnh ở ruột non, tiết ra độc tố truyền từ ruột vào máu gây thủy thũng. Bệnh thường gây tiêu chảy cho heo con sau cai sữa, tỷ lệ chết 50 - 90%. 2/- Triệu chứng: Thường heo chết không có biểu hiện triệu chứng. Một số mất điều hòa vận động nằm 1 chỗ chân đạp như đang bơi thuyền hay như đang chạy, tiếng kêu khàn. sưng mí mắt, mũi và môi bị thủy thũng. ở giai đoạn cuối thường thấy một số heo tiêu chảy có lẫn cục máu tươi. Dạng mãn tính ít xảy ra, heo bị viêm đường tiêu hóa, chậm lớn. có biểu hiện triệu chứng thấn kinh như đi lòng vòng, hiện tượng thủy thũng cũng hiếm thấy ở trên dạng mãn tính. 3/- Phòng bệnh: Không thay đổi thức ăn đột ngột. Trận một trong những loại kháng sinh được nêu ra trong phần điều trị vào khẩu phần của heo con trong 3 ngày liền, đặc biệt là giai đoạn sau cai sữa. Nên cho heo ăn thức ăn có bột máu khô, đồng thời có lượng chất xơ vừa phải. 4/ Điểu trị: Ngưng cho ăn trong vòng 24 giờ, cho uống Electrolyte. Điều trị sớm có thể giảm được E.coli trong đường tiêu hóa. Nếu heo đã xuất hiện thủy thũng, cấn có biện pháp can thiệp để ngăn chặn sự tấn công vào mạch máu. đặc biệt là t~ủy thũng ở não: Melperon liều 4-6mg/1kg thề trọng. Kháng sinh nên sử dụng : Colistin ; Fluroquynolone , Enrofloracine... và phối hợp với : Trimethoprimi ; Bactrim ; Ampicoli... lll/ BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN: Bệnh có thể gây chết 25% ở những trại nuôi tập trung. 1/- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Salmonella gây ra, do heo khỏe nuôi chuồng với heo bệnh. 2/ Triệu chứng:
  3. Ban đầu thường khó xác định. ở thể cấp tính heo con bỏ ăn, sốt cao 420c, những nơi da mỏng thường có màu tím sẩm hoặc màu vàng chóp tai lạnh. da nổi óc. phân có màu xanh lá mạ. lỏng mùi rất hôi đi kèm nôn mửa, có thể co giật, đi tiểu ít. Ở bệnh mãn tính con vật gầy rộc và còi cọc, sốt từng cơn. tiết chảy thì lúc có lúc không, lông mọc dài. 3/- Phòng bệnh: Do bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, nén thức ăn nước uống phải sạch, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, Tiêm phòng Vaccin cho heo mẹ và heo con đầy đủ. 4/- Điều trị: Một số thuốc thường được dùng để điều trị bệnh này là: - Chloramphenicol ; Tetracyclin ; Ty lo PC ; Chlotetrasol... - Glucose 5% : 50-500cc/con. tùy theo thể trọng. Có thể cho uống nước trái điều để cầm tiêu chảy. IV/ BỆNH HỒNG LỴ: Xảy ra khắp mọi nơi, đặc biệt là nh~ng đàn heo có mức độ thâm canh cao, thiệt hại 30-40%. 1. Nguyên nhân gây bệnh: Do các loại vi khuẩn gây ra trên heo mọi lứa tuổi, heo con thì rất dễ bị. Các vi khuẩn này thường được ruồi, chuột mang đến, hoặc do sự tiếp xúc giữa heo bệnh với heo khỏe... bệnh gây ra trên heo mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở heo con. Vi khuẩn này rất dễ lờn thuốc. 2/- Triệu chứng: Tiêu chảy và gầy rộc, cong lưng bụng thóp lại do bị đau, sốt 40- 410c. sau 1-2 ngày thân nhiệt bình thường. phân lỏng có nhiều nhầy và máu, mỗi lán tiêu rất ít và đi rất nhiều lần trong ngày (10 – 20 lần) Xác chết gầy còm, da nhợt nhạt, da bụng, tai, nách xanh. Niêm mạc dạ dày viêm, có những điểm xuất huyết phía dưới. 3/- Phòng bệnh: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thực hiện tốt các khâu vệ sinh thú y. Không mua heo bệnh hay mang trùng. 4/ Trị bệnh: Kháng sinh có tác dụng điều trị tương đối tốt là: Tiamulin; Sedecamycin; Mecadox; Lincomycin; Spectinomycin; Tetracillin; Virginamycin; Tylosin...
  4. V/ BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT: 1/ Nguyên nhân gây bệnh: Đây là bệnh gây ra bởi Coronavirus bệnh xảy ra ở heo mọi lứa tuổi, nhưng ở heo con theo mẹ và heo con cai sữa dễ bị hơn. Bệnh lây lan chủ yếu do sự tiếp xúc giữa heo con khỏe với heo con bệnh. 2/ Tiêu chứng: Đặc trưng của bệnh này là gây tiêu chảy hàng loạt, phán màu hồng, kèm ói mửa, tự khỏi sau 1 tuần. Heo mẹ thường mất sữa do tiêu chảy nặng kéo dài. Sốt ngay sau khi mới nhiễm bệnh, thân thiết từ 40-41,50c. Ngày hôm sau trở lại bình thường, phân lỏng màu vàng hoặc xám, nhiều bọt. Tiêu chảy nhiều làm heo mất nước nhiều và khát nước dữ dội, gây chết 100% đối với heo con dưới 10 ngày tuổi. Heo càng lớn tỷ lệ chết càng giảm. 3/ Phòng bệnh: - Không mua heo đã và đang có bệnh. - Thường xuyên tiêu độc chuồng bằng Foocmalin nóng 2% hai lần hoặc nước vôi 20%. Dụng cụ dọn chuồng trại sau mỗi lần cũng phải tiêu độc bằng nước xút hoặc nước vôi 20% như trên. 4/- Trị bệnh: Không có biện pháp trị bệnh đặc hiệu. Tăng sức đề kháng cho heo bằng cách chích Vitamin C trộn với Glucose 5%. Đống thời cho ương nước trái điều để cầm tiêu chảy. VI/ BỆNH VIÊM RUỘT BỘI NHIỄM: Bệnh thường gây tiêu chảy ở heo giai đoạn đang lớn và nuôi thịt. 1/ Nguyên thân gây bệnh: Bệnh gây ra có sự tham gia của vi khuẩn Lleobacter intracellularis. Bệnh xảy ra và lây lan do tiếp xúc với heo bệnh. nhưng cơ chế làm cho bệnh nặng hơn thì chưa rõ. 2/- Triệu chứng: Bệnh này thường gây tiêu chảy nhẹ đôi khi cũng gây tiêu chảy dai dẳng và viêm ruột hoại tử. Thường heo từ 18-36kg tiêu chảy không xuất huyết và đặc trưng là tiêu chảy từng đợt xảy ra đột ngột. Phân lúc đầu lỏng sau sến sắt, nâu hoặc thuốc máu. Sau 2 ngày, heo có thể đi tiêu ra chất màng nhầy hoặc hoại tử màu vàng. Hầu hết heo tự khỏi, nhưng một số ít chuyển thành dạng viêm ruột hoại từ mãn tính. 3/- Phòng bệnh:
  5. Không để heo khỏe tiếp xúc với heo bệnh không mua heo ở những nơi đang bị bệnh hoặc nghi là có bệnh. Có thể sử dựng Tiamulin phối hợp với Salinomycin trộn trong thức ăn để ngừa bệnh. 4/- Trị bệnh: Sử dụng Tiamulin phối hợp với Salinomycin trộn trong thức ăn với liều điều trị. VII/ CÁC BỆNH TIÊU CHẢV DO DINH DƯỠNG: 1/- Thiếu sắt: Dạng này chỉ xảy ra cho heo con đang bú mẹ, nếu chích sắt 2 lần lúc 3 và 10 ngày tuổi hoặc loại sắt 200mg - 300mg thì chỉ cần chích 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi thì heo sẽ ít bị. Phòng và trị: Chích sắt cho heo con vào lúc 3 và 10 ngày tuổi, tập ăn sớm cho heo con, hiện nay đã có thức ăn dành riêng cho heo con tập ăn, nén tập án cho heo con từ lúc 7 ngày tuổi. Điểu trị: Chích sắt cho heo đồng thời cấm tiêu chảy bằng nước ép trái điều. 2/ Ngộ độc Allatoxin: Độc tóc Aflatoxin trong một số thức ăn ầm mốc, biến chát như: bánh dàu, bột bắp, cám, gạo... 2.1- Nhận diện bệnh: Trong khẩu phần của heo có thức ăn bị mốc, đi kèm là heo tiêu chảy hàng loạt thì có thể là do bị nhiễm Aflatoxin. 2.2- Phòng và tri: Ngưng không cho heo ăn thức ăn đã bị mốc và loại bỏ ngay thức ăn đó. Truyền dung dịch Glucose 5% + Vitamin C. Cầm tiêu chảy bằng nước ép trái điều. 3/- Rối loạn tiêu hóa: Đây là một chứng bệnh gây ra bởi một số nguyên nhân cơ bản sau đây. - Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. - Rối loạn cơ quan tái tạo hồng cầu. - Độ Acid trong máu giảm. dưới ngưỡng bình thường. - Lượng men (Enzym) trong hệ tiêu hóa giảm. Chữa trị: Thường dùng phương pháp điều trị tổng hợp: - Cho heo ăn những thức ăn dễ tiêu.
  6. - Cho uống kháng sinh như Neomycin, sau đó cho uống các chế phẩm có chứa Lactobacillus_như : Biosubtyl... Cũng có thể cầm tiêu chảy bằng nước ép trái điều. 4/ Tiêu chảy do tác nhân cơ hóa: Do các tác nhân gây nhuận trường thư: Hạt thầu dầu, hạt bã đậu… - Do thức ăn dư thừa Magneium. - Do thức ăn có quá nhiều chất xơ... Phòng và trị: - Cho heo ăn thức ăn dễ tiêu. - Nên tìm hiểu xem nguyên nhân nào cơ bản gây ra tiêu chảy để có biện pháp loại trừ thích hợp. Đồng thời cung nên dùng rước ép trái điều để cầm tiêu chảy. PHỤ LỤC: CÁCH CHẾ BIẾN NƯỚC ÉP TRÁI ĐIỀU. Theo kinh nghiệm của một số người chăn nuôi đã từng áp dụng và thực tế cho kết quả tốt, đă chế biến như sau: Lấy trái điều loại bỏ hột, rửa sạch, để ráo, ép lấy nước, hòa thêm 2,5% muối ăn (1 lít pha 25gr), đun nhỏ lửa cho đến lúc còn lại 1/2. Để nguội đem đóng vào chai sạch. Với phương pháp chế biến như trên, có thể dùng cho tới mùa điều năm sau mà hiệu quả điều tri vẫn tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2