Một số biện pháp phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá
lượt xem 29
download
Bệnh đốm trắng do Flexibacter columnaris, Columnaris bacteria Plesiomonas sp.: là vi khuẩn gram âm, có dạng hình que dài và mảnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số biện pháp phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá
- Một số biện pháp phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá (Cập nhật: 12/6/2007) 1. Bệnh đốm trắng do Flexibacter columnaris, Columnaris bacteria Plesiomonas sp.: là vi khuẩn gram âm, có dạng hình que dài và mảnh. Nguyên nhân : Do một số loài vi khuẩn gây ra trên cá tra, basa, trê, rô phi và một vài loài họ cá chép. Bệnh thường xảy ra trong trại giống, nuôi bè và nuôi ao. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ nước thay đổi, cá bị stress và trong nước có quá nhiều loài vi khuẩn này phát triển. Bệnh tích : Mang bị thối rữa và xuất hiện những đốm trắng trên cơ thể, đuôi và góc vi. Bệnh có thể gây ra những tổn thương nội tạng trong cơ thể cá, mặc dù ít thấy những lở loét bên ngoài. Cá bơi lội chậm chạp và chết nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 60-100% trong vòng 24 giờ. Phòng bệnh : - Trộn Ca-Omos vào thức ăn với liều 1 kg/5 tấn cá nuôi liên tục trong suốt vụ nuôi. - Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng. - Giữ cho nhiệt độ nước thích hợp và không để biến động lớn trong ngày đêm. - Hạn chế gây ra những stress cho cá trong quá trình nuôi. - Bổ sung Aqua C Fish, Antistress Fish vào thức ăn trong những lúc thời tiết thay đổi, vận chuyển, sang bè, sang ao, đánh bắt hoặc dịch bệnh xảy ra. Ðiều trị : + Cá giống : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều: 100 g/200 kg cá nuôi (hoặc 100 g/20 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. + Cá thịt, cá bố mẹ : Trộn Osamet hoặc Rifato vào thức ăn với liều: 1 kg/2-5 tấn cá nuôi (hoặc 1 kg/200 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. - Bổ sung Aqua C Fish và Grow Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. 2. Bệnh nhiễm trùng huyết do Edwardsiella tarda, E.ictaluri: là vi khuẩn gram âm, có dạng hình que dài và vận động bằng tiêm mao. Nguyên nhân : Do vi khuẩn Edwardsiella tarda gây ra trên cá rô phi, lóc, tra, basa, trê,... Bệnh thường xảy ra trong những tháng mùa hè, khi nhiệt độ nước tăng cao và nước bị ô nhiễm hữu cơ.
- Bệnh tích : Xuất hiện những tổn thương trên da sau đó phát triển thành những vùng sưng tấy trên cơ thể. Da bị mất màu, bụng căng to và chứa nhiều hơi thối. Những nơi bị tổn thương thường thấy cơ bị hoại tử và thối rữa. Nội tạng sưng phồng và xuất huyết. Phần đuôi không cử động được, cá bơi lội khó khăn. Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng. Phòng bệnh : - Trộn Ca-Omos 1 kg/5 tấn cá nuôi liên tục trong suốt vụ nuôi, hoặc trộn 5 ngày nghỉ 5 ngày. - Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng. - Cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc có trong ao bằng Deocare A - Giảm mật độ nuôi. - Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn trong những lúc thời tiết, môi trường nước thay đổi hoặc dịch bệnh xảy ra trong khu vực. Ðiều trị: + Cá giống : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều: 100 g/200 kg cá nuôi (hoặc 100 g/20 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. + Cá thịt, cá bố mẹ : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 1kg/2-5 tấn cá nuôi (hoặc 1 kg/200 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. - Sử dụng Virkonđ A với liều 300 g/1000 m3, 2 ngày sau thay 30-50% nước rồi dùng lại Virkonđ A một lần nữa để diệt khuẩn trong nước. - Bổ sung Aqua C Fish và Grow Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. 3. Bệnh lở loét do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, A.caviae, A.sobria: là những vi khuẩn gram âm, kỵ khí và có dạng hình que dài. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas sp. gây ra trên cá tra, basa, rô phi, cá lóc, cá rô, tai tượng, bống tượng, trắm, trê và một số loài cá biển như cá măng, cá mú, cá đối, cá chẽm Bệnh tích: Da cá bắt đầu sậm lại và lan dần ra phần bụng đến các vùng khác trên cơ thể. Vây và đuôi bị xuất huyết, lở loét và hoại tử. Những vùng lở loét thường không sâu. Ngoài ra cá bị tróc vẩy, mắt bị đục và lồi ra. Nội tạng bị sưng và sung huyết. Tỷ lệ chết sẽ rất cao trong trường hợp cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy, đặc biệt trên cá nhỏ. Phòng bệnh:
- -Trộn Ca-Omos 1 kg/5 tấn cá nuôi liên tục trong suốt vụ nuôi. -Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng. - Cải thiện chất lượng nước, thay nước và duy trì nồng độ oxy > 4mg/l, trong quá trình nuôi giảm khí độc có trong ao bằng Deocare A. - Giảm mật độ nuôi. - Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn trong những lúc thời tiết, môi trường nước thay đổi hoặc dịch bệnh xảy ra trong khu vực. Ðiều trị: + Cá giống : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều: 100 g/200 kg cá nuôi (hoặc 100 g/20 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. + Cá thịt, cá bố mẹ : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 1kg/2-5 tấn cá nuôi (hoặc 1 kg/200 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. + Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. 4. Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn Pseudomonas sp.: Là những vi khuẩn gram âm, có dạng hình que. Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra trên cá rô phi, cá lóc, tai tượng, bống tượng, tra, basa, trê, một vài loài cá biển như cá măng, cá mú, cá đối... Bệnh tích: - Dấu hiệu bên ngoài gần giống như những triệu chứng khuẩn gram âm khác. Thường thấy những dấu xuất huyết nhỏ trên da, quanh miệng, phần bụng và nắp mang. Cơ thể cá bị rỉ máu và mất nhớt khi bị nhiễm nặng, có sự xuất huyết ở góc vây. - Vi khuẩn vào cơ thể cá qua đường miệng, qua những chỗ trầy trên da và qua những nơi mang bị hư. Vi khuẩn vào máu và tàn phá mô, những tổ chức trong cơ thể cá. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Phòng bệnh: - Trộn Ca-Omos 1 kg/5 tấn cá nuôi liên tục trong suốt vụ nuôi. - Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng.
- - Nuôi cá ở mật độ vừa phải, quản lý và cải thiện chất lượng nước thích hợp. - Nâng nhiệt độ nước ao nuôi lên 27-300C trong khoảng 2 tuần. - Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn thường xuyên Ðiều trị : + Cá giống : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 100 g/200 kg cá nuôi (hoặc 100 g/20 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. + Cá thịt, cá bố mẹ : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 1kg/2-5 tấn cá nuôi (hoặc 1 kg/200kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. - Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. 5. Bệnh nổ mắt, mù mắt do vi khuẩn Strepytococus spp.: Là những vi khuẩn gram dương, có dạng hình cầu hoặc hình trứng, không vận động được. Nguyên nhân : Do vi khuẩn Streptococcus spp. gây ra trên cá bống tượng, cá lóc, rô phi, tra, basa, trê và một số loài cá biển như cá chẽm, cá mú, Bênh tích : Dấu hiệu bên ngoài như cá bơi lội bất thường, da sậm lại, mắt mờ và bị lồi. Hiện tượng xuất huyết ở bụng, vi và hoại tử trên cơ thể cá là dễ thấy nhất. Những vùng tổn thương thường nông nhưng có những vòng đen chung quanh. Khi nhiễm bệnh này, cá khó thở và mất khả năng định hướng trong môi trường nước. Mắt mờ đục và có thể mù. Lách, thận sưng lên, các hoạt động trong cơ thể bị rối loạn và dẫn đến cá chết. Phòng bệnh : -Trộn Ca-Omos 1 kg/5 tấn cá nuôi liên tục trong suốt vụ nuôi. - Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1kg/8-10 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng. - Nuôi cá ở mật độ vừa phải, quản lý thức ăn, không cho ăn thừa, sử dụng sản phẩm sinh học Deocare A để giảm nồng độ khí độc ammonia trong ao nuôi. - Vớt bỏ những cá lờ đờ gần chết ra khỏi ao hoặc bè nuôi để tránh bệnh lây lan. - Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn thường xuyên. Ðiều trị : + Cá giống : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 100 g/200 kg cá nuôi (hoặc 100 g/20 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày.
- + Cá thịt, cá bố mẹ : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 1kg/2-5 tấn cá nuôi (hoặc 1 kg/200 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. - Bổ sung Aqua C Fish và Grow Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. 6. Bệnh nhiễm vi khuẩn Mycobacterium ssp. : Là những vi khuẩn gram dương, không ở dạng bào tử, không vận động được. Nguyên nhân : Do vi khuẩn Mycobacterium fortuitum thường gặp trên các loài cá nước ngọt và lợ. Loài Mycobacterium marium thì thường gặp trên một số loài cá biển. Bệnh tích : Dấu hiệu bên ngoài tuỳ thuộc vào từng loại cá, ban đầu màu sắc cá nhạt dần, bơi lội chậm chạp và bỏ ăn. Da cá bắt đầu lở loét có màu xám trắng, vẩy bị tróc và đuôi bị hoại tử. Những khối u xuất hiện trong mô và nội tạng dẫn đến hiện tượng sưng phù, ngược lại gan thận thường bị teo. Bệnh có thể gây ra trên bộ xương của cá làm dị hình dẫn đến cá chết. Phòng bệnh : -Trộn Ca-Omos 1kg/5 tấn cá nuôi liên tục trong suốt vụ nuôi - Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong mỗi tháng. - Cải thiện điều kiện vệ sinh, sát trùng và loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh Mycobacteriosis cho cá. - Hạn chế thức ăn bị nhiễm khuẩn và khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn. - Bổ sung Aqua C Fish, Grow Fish vào thức ăn thường xuyên. Ðiều trị : + Cá giống : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 100 g/200 kg cá nuôi (hoặc 100 g/20 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. + Cá thịt, cá bố mẹ : Trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều 1 kg/2-5 tấn cá nuôi (hoặc 1 kg/200 kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày. - Bổ sung Aqua C Fish và Grow Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Phạm Công Thành Bayer Việt Nam Ltd. http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=24431710&News_ID=12653590
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp phòng và chữa một số bệnh chính trong quá trình nuôi gà thả vườn
5 p | 618 | 232
-
Biện pháp phòng trị bệnh của dê: Phần 1
10 p | 173 | 62
-
Biện pháp phòng trị bệnh phổ biến ở gà: Phần 2
78 p | 223 | 59
-
Biện pháp phòng trị bệnh của dê: Phần 2
25 p | 184 | 57
-
Các biện pháp quản lý sâu và dịch hại trong sản xuất rau hữu cơ
3 p | 209 | 56
-
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng ký sinh cây ăn quả: Phần 2
90 p | 152 | 49
-
Biện pháp phòng trị bệnh cho tôm hùm lồng và Kỹ thuật nuôi
63 p | 229 | 44
-
Biện pháp phòng trị bệnh phổ biến ở gà: Phần 1
69 p | 150 | 31
-
Biện pháp phòng trị bệnh của tôm nuôi: Phần 2
85 p | 134 | 31
-
Biện pháp phòng trị bệnh của tôm nuôi: Phần 1
27 p | 139 | 28
-
Một số biện pháp cần thiết bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa lũ
2 p | 159 | 27
-
Một số biện pháp phòng bệnh góp phần phát triển chăn nuôi
3 p | 127 | 19
-
Một số biện pháp chống rét cho đàn vật nuôi
3 p | 116 | 13
-
Một số biện pháp phòng và trừ ốc bươu vàng
4 p | 121 | 7
-
Một số biện pháp phòng trừ sậu bệnh trên dưa leo
4 p | 125 | 6
-
Tôm he Nhật Bản - Kỹ thuật sản xuất giống và một số biện pháp phòng trị bệnh
29 p | 85 | 5
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng chống ong ăn lá mỡ (Shizocera sp.) tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
0 p | 59 | 3
-
Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ loài sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha) hại Thông mã vĩ và Thông nhựa
7 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn