Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học âm nhạc trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm
lượt xem 5
download
Bài viết "Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học âm nhạc trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm" bàn về việc sử dụng ứng dụng phần mềm Tin học Âm nhạc trong dạy học sẽ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho người học sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách hiệu quả, nhất là trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học âm nhạc trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC ÂM NHẠC TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN MÔN LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN VÀ MÔN KÍ XƯỚNG ÂM Nguyễn Bình An1 1. Khoa Công nghiệp văn hoá. Email: annb@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Âm nhạc đem đến những khoái cảm thẫm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Môn Âm nhạc giúp người học hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức, có tâm hồn phong phú. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực của người học, việc sử dụng ứng dụng phần mềm Tin học Âm nhạc trong dạy học sẽ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho người học sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách hiệu quả, nhất là trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm. Từ khoá: Giảng dạy trực tuyến, Kí xướng âm, Lý thuyết âm nhạc cơ bản, phần mềm Tin học Âm nhạc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc là một môn học trừu tượng trong cảm nhận nhưng rất cụ thể trong cấu trúc, đòi hỏi người học phải có tâm hồn nhạy cảm và một tư duy chặt chẽ. Bởi thế, bản thân âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, dạy học âm nhạc ngoài nghệ thuật còn bao gồm cả một hệ thống kỹ thuật độc đáo đòi hỏi sự tinh tế trong từng kỹ năng trước khi biến đổi chúng thành kỹ xảo, tạo ra những sản phẩm tinh thần đầy chất ngẫu hứng và sáng tạo. Để đạt được sự cụ thể, chính xác ban đầu ấy, trong quá trình dạy học (QTDH) âm nhạc, vai trò của phần mềm máy tính tuy không phải là yếu tố mang tính chất quyết định mang tới sự thành công, nhưng đó thực sự là một thành tố góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đa dạng hóa cách thức tổ chức lớp học nhắm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy của (GV), hòng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1. Cơ sở lý luận * Khái niệm: Công nghệ thông tin (Tin học) Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” (CNTT) được các nước trên thế giới bắt đầu sử dụng từ khoảng giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, viết đầy đủ theo tên tiếng Anh là Information 80
- Technology, viết tắt là IT. CNTT được hiểu là “ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin”. CNTT là một ngành khoa học mới mẻ, ra đời cùng với sự bùng nổ của thông tin và sự phát triển của kỹ thuật máy tính. Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 của thế kỉ XX đã nêu khái niệm như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và các công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Chính phủ, 1993). Những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta có những chuyển biến, tiến bộ khá nhanh theo hướng hiện đại. Nhà nước ta cũng đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này, được thể hiện bằng việc ban hành Luật CNTT nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11 (có 19 hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007) nhằm tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy hoạt động CNTT phát triển. Theo Luật này thì khái niệm CNTT được hiểu như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” (Quốc Hội, 2006). Như vậy, ta có thể hiểu rằng CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền đưa và thu thập thông tin nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú phục vụ cho con người. Gồm có hai phần phần cứng và phần mềm Phần cứng: là một thuật ngữ trong tin học dùng để chỉ chung các máy móc, thiết bị kỹ thuật tồn tại dưới dạng vật lý như máy tính, bàn phím, ổ dĩa, màn hình, máy in,…[8]. Một khi xã hội thông tin hình thành, công nghệ chế tạo các thiết bị phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các thành phần hoạt động trong xã hội đó là một điều tất yếu. Phần mềm (software) thuật ngữ trong tin học tương phản với “phần cứng” để chỉ các công cụ và sản phẩm dưới dạng các bộ chương trình, như các hệ điều hành, các chương trình dịch, các chương trình tiện ích, các chương trình ứng dụng, vv. Một sản phẩm phần mềm thường bao gồm: 1) Các mô tả về phân tích, thiết kế và chương trình gốc; 2) Đĩa ghi chương trình chạy được trên máy; 3) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng (Nxb Từ điển Bách khoa, 2003). * Khái niệm giảng dạy: Xét về phương diện lý luận dạy học là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy, người học tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình để thực hiện tốt quá trình học. Như vậy, QTDH là một hoạt động thống nhất hữu cơ của cả hai hoạt động dạy và học. Komensky – nhà sư phạm lỗi lạc của Tiệp Khắc cho rằng: “Dạy học phải gắn liền với sự vật cụ thể…QTDH phải phù hợp với người học và sự hiểu biết là do các giác quan đem lại…” (Nguyễn Văn Hộ 2002). X.L. Vưgotxky và nhiều nhà giáo dục đương thời thì dạy học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Trong quá trình tương tác đó, người dạy là chủ thể của hoạt động dạy, người học là chủ thể của hoạt động học. Quá trình tương tác giữa người dạy – người học nhằm giúp người học lĩnh hội hệ thống tri thức, hình 81
- thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo. Qua đó, hình thành cho người học ý thức đúng đắn và những phẩm chất nhân cách của người công dân. Theo quan điểm điều khiển học, QTDH là một hệ điều chỉnh. Trong đó người dạy là bộ phận điều chỉnh, người học là bộ phận bị điều chỉnh nhưng đồng thời cũng tự điều chỉnh. Sự điều chỉnh và tự điều chỉnh dựa trên nguyên lý nền tảng của điều khiển học. Đó là liên hệ ngược, là sự thu nhận thông tin về mức độ phù hợp của hành động hiện thực so với hành động quy định. Có hai loại liên hệ ngược: liên hệ ngoài từ người học đến người dạy chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của người dạy và liên hệ trong ở bản thân người học chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của người học. Các mối liên hệ ngược được tạo ra không chỉ thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập do người dạy tiến hành mà còn thông qua sự tự kiểm tra, tự đánh giá của chính bản thân người học. Sự điều chỉnh, sự chỉ đạo của người dạy phải làm sao cho sự tự kiểm tra, tự đánh giá đó hình thành và ngày càng phát triển ở người học để họ tự điều chỉnh và học tập một cách tự giác, tích cực và độc lập. Lúc đó, người học vừa là khách thể vừa là chủ thể của QTDH. Như vậy, ta có thể hiểu rằng: Dạy học là quá trình hoạt động nhận thức chủ động, tự giác, tích cực của người học, được thực hiện dưới sự hướng dẫn về mặt sư phạm của người dạy nhằm mục đích giúp người học nắm bắt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển nhân cách cũng như những năng lực riêng về trí tuệ. * Cấu trúc của quá trình dạy học Cấu trúc của quá trình dạy học (QTDH) bao gồm 6 yếu tố: - Thứ nhất: Mục đích, nhiệm vụ dạy học là cái mà QTDH cần hướng tới, cần đạt được; là các công việc cụ thể mà QTDH cần phải giải quyết. Thứ hai: Nội dung dạy học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Thứ ba: Phương pháp dạy học (PPDH), là cách thức chuyển tải nội dung dạy học đến người học. Thứ tư: Tổ chức dạy học là cách thức và nhân lực tổ chức hoạt động nhận thức cho người học. Thứ năm: Phương tiện là các thiết bị hỗ trợ việc dạy học, giúp người học tự chiếm lĩnh tri thức, dưới sự lãnh đạo, tổ chức và điều khiển của người dạy. Thứ sáu: Đánh giá kết quả dạy học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được hình thành ở người học sau QTDH. Các yếu tố của QTDH có mối quan hệ mật thiết với nhau. * Giảng dạy trực tuyến Khái niệm: Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính, hoặc máy tính bảng có kết nối Internet người học có thể học bất cứ nơi đâu mà không cần phải tới trường học. Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Người học có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như tại nhà, tại những điểm Internet công cộng. Sự cần thiết ứng dụng phần mềm Tin học trong giảng dạy Hầu hết các trường đại học hiện nay (trong đó có ĐHTDM) đều thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Ở phương thức này, kiến thức và kỹ năng mà người học cần tích lũy được lượng hóa 82
- bằng một khoảng thời gian trải nghiệm nhất định thông qua các hình thức (1) học tập trên lớp; (2) thực hành, thực tập trong môi trường đặc thù có định hướng; (3) tự học, chuẩn bị bài. Như vậy, phương thức đào tạo theo tín chỉ đặt người học vào vị trí trung tâm của QTDH, buộc người học phải có thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành chương trình học. Ba hình thức tổ chức dạy học: (1) Giảng viên thuyết giảng; (2) Sinh viên thực hành, thực tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên; (3) Sinh viên tự học tự nghiên cứu có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ, giúp người học nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của CNTT trong phương thức đào tạo này đặc biệt quan trọng bởi những lý do sau đây: (1) Giúp mối liên lạc giữa GV và sinh viên được thông suốt, không bị lệ thuộc vào yếu tố không gian và thời gian; (2) Khai thác kiến thức một cách nhanh chóng nhờ các tiện ích mạng máy tính; (3) Công nghệ phần mềm là phương tiện giúp GV và sinh viên sáng tạo nên những phương pháp giảng dạy và học tập độc đáo, gắn kết các hình thức dạy học thành một chỉnh thể thống nhất. Việc ứng dụng tin học trong dạy học xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai chiều. Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm tin học vào dạy học nói chung và nâng cao tính tích cực trong dạy học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Sở dĩ như vậy là vì phần mềm tin học có được những ưu thế vượt trội mà không có ở bất kỳ phương tiện dạy học nào. Bốn thế mạnh mà CNTT mang lại cho con người khi sử dụng là: tốc độ cao, tính nhất quán, tính chính xác và ổn định trong thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu. Trong thời đại ngày nay, nếu không biết tận dụng các thành tựu của CNTT thì không thể phát huy tổng hợp các yếu tố có lợi trong QTDH. CNTT sẽ làm thay đổi không chỉ nội dung mà cả phương pháp truyền đạt của người thầy trong dạy học: + Có thể minh hoạ bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu Lịch sử… + Có thể tiến hành các ví dụ minh họa trực tiếp. + Nguồn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động, có cả yếu tố bất ngờ. + Có thể làm tăng hàng chục, hàng trăm lần lượng thông tin trong một giờ giảng bài. + Có thể hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu. Trong dạy học hiện đại, người thầy dạy những tri thức mà người học cần và xã hội đang đòi hỏi; người thầy quản lý, tổ chức quá trình nhận thức, dẫn dắt người học tiếp cận, khai thác kho tài nguyên tri thức vô tận của nhân loại, để người học tự tìm kiếm tri thức, tự sáng tạo. CNTT là phương tiện hữu hiệu giúp người thầy thực hiện được những mục tiêu trên. Như vậy, ứng dụng phần mềm tin học trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng là việc sử dụng phần mềm tin học vào các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh hiện nay, ứng dụng CNTT càng có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức đến với người một cách tích cực và hiệu quả. Hiệu quả ứng dụng phần mềm tin học trong dạy học Theo các nhà ngôn ngữ học, hiệu quả được hiểu là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Nhưng theo tự điển Lepetit Lasousse định nghĩa: 83
- “Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định”. Trong khi đó, theo các nhà kinh tế học thì hiệu quả được hiểu như là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về so với chi phí tài chính, công sức và thời gian bỏ ra. Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Hiệu quả giáo dục chính là việc đạt được kết quả mục tiêu giáo dục đề ra với sự sử dụng nguồn lực hợp lý nhất. Hiệu quả giáo dục được đo bởi nhiều tiêu chí như: kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức bài học, mức độ vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, mức độ hứng thú, tự giác, tích cực học tập của người học... Hiệu quả ứng dụng phần mềm tin học trong dạy học là việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy học với việc sử dụng các nguồn lực một cách phù hợp, đạt được những mục tiêu dạy học đề ra với sự hỗ trợ của phần mềm tin học. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn * Dạy học số tại ĐH TDM Theo kế hoạch số 79/KH-ĐHTDM ngày 24/10/2019 về việc phát triển dạy học số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đổi mới phương pháp dạy và học theo đề xướng CDIO, dạy học theo hướng hòa hợp tích cực lấy việc học làm trung tâm. Trước diễn biến phức tạp của dịch covid 19, nhà trường đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về dạy học số trong thời gian phòng chống dịch. Nhiều đợt tập huấn sử dụng CNTT trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá cho giảng viên để nâng cao chất lượng dạy, học. Khai thác các nguồn tư liệu mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet, từng bước xây dựng nguồn học liệu phong phú phục vụ học tập, nghiên cứu. Phát huy tính chủ động và tự học của người học, tạo điều kiện để người học có thể tự học mọi nơi, mọi lúc. - Quy trình triển khai khóa học gồm bốn bước sau: + Lập kế hoạch xây dựng nội dung khóa học. + Tiến hành đào tạo trên khóa học. + Đánh giá năng lực học tập CELOS, các hoạt động học bài tập sử dụng Rubric. + Thu thập phản hồi của sinh viên và cải tiến nội dụng khóa học. * Dạy học số tại Khoa CNVH Các chương trình đào tạo triển khai khóa học theo khuôn mẫu (OnCDW template) tương ứng với nội dung theo tuần/ chủ đề trong đề cương chi tiết học phần trong đó bao gồm hoạt động của sinh viên tự học ở nhà, hoạt động tại lớp và sau giờ trên lớp 2.2. Ứng dụng phần mềm Tin học Âm nhạc trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm 2.2.1. Quá trình triển khai Đối với giảng viên đào tạo âm nhạc, ngoài ứng dụng đa phương tiện, các phần mềm âm nhạc chuyên dùng không những là một công cụ cần thiết để tạo cơ sở dữ liệu cho phương tiện dạy học trong lúc soạn giảng mà còn rất hữu hiệu cho bài giảng trực tiếp trên lớp học hoặc tạo ra các bài tập cung cấp cho sinh viên thực hành ngoài giờ lên lớp. 84
- Học âm nhạc ngoài những truyền đạt về kiến thức thì hiệu quả của việc được nghe những âm thanh thực tế là rất cần thiết. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến thì việc đưa tín hiệu của âm thanh đến với người học qua đường truyền của mạng Internet bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, âm thanh đến được với người học không được tốt nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu của người học. Vì vậy, việc tạo ra các ví dụ minh họa từ phần mềm tin học âm nhạc để hỗ trợ trong việc truyền đạt kiến thức đến với người học được tốt và hiệu của trong giảng dạy. 2.2.2. Hoạt động giảng dạy a. Xây dựng kế hoạch +Lập kế hoạch xây dựng nội dung khóa học + Xây dựng kế hoạch hoạt động giảng dạy theo nội dung cho phù hợp + Chuẩn bị giáo án + Tài liệu giảng dạy + Phương tiện dạy học + Phần mềm tin học âm nhạc b. Triển khai + Tạo lớp học trên hệ thống E-lerning + Tạo lớp học trên Mcrosoft Teams, cung cấp mã code cho sinh viên + Cung cấp tài liệu, đề cương chi tiết, kế hoạch giảng dạy cho sinh viên + Soạn giáo án để giảng dạy và cung cấp cho sinh viên + Tiến hành đào tạo trên khóa học c. Nội dung triển khai Việc học các môn âm nhạc trong chương trình đào tạo của ngành âm nhạc thì không chỉ nhìn thấy mà còn phải nghe để nhận biết và cảm nhận được. Bởi vậy, khi giảng dạy trực tuyến để cho các em nghe được những âm thanh phát ra từ tiếng đàn đến với SV rất khó khăn vì nhiều yếu tố. + Đường truyền qua mạng Internet + Phương tiện dạy học của giảng viên Vì thế, để âm thanh đến với SV được tốt và hiệu của thì chúng tôi sử dụng phần mềm tin học âm nhạc để tạo ra ví dụ bao gồm cả âm thanh để chuyển đến người học tiếp nhận một cách hiệu quả nhất qua các ví dụ sau: • Đối với môm lý thuyết âm nhạc cơ bản khi dạy đến phần nào đó thì sẽ soạn ra ví dụ để cho SV nhìn và nghe được. VD: Về dấu nhắc lại VD: Về khung thay đổi 85
- VD: Về phần quãng + Quãng giai điệu + Quãng hòa âm VD: Về điệu thức trưởng, điệu thức thứ + Điệu thức trưởng + Điệu thức thứ VD: Về hợp âm + Hợp âm trưởng, thứ • Đối với môn Ký xướng âm VD: Về tiết tấu 86
- VD: Về bài đọc xướng âm VD: Về ghi âm chỉ tạo ra âm thanh cho ghi sau đó cho đáp án hiện ra d. Hoạt động học + Chuẩn bị thiết bị để học + Lấy tài liệu do GV cung cấp + Chủ động đọc tài liệu trước các buổi học + Tham gia tương tác với GV e. Hoạt động kiểm tra, đánh giá + Kiểm tra SV làm bài tập qua hệ thống E-learning + Kiểm tra qua việc giao bài tập về nhà + Kiểm tra trực tiếp trên lớp 2.3 . Một số kinh nghiệm + Việc cung cấp bài GV soạn có âm thanh giúp người học chủ động cho việc tự học của SV + Giúp GV chuẩn bị nội dung cho chủ đề kỹ hơn + Giúp GV nghiên cứu nhiều hơn + Kiểm tra đánh giá SV qua nhiều kênh sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và đánh giá kỹ hơn + Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy + Sử dụng thành thạo các công cụ MST, Elearning trong giảng dạy và kiểm tra đánh + Thường xuyên cập nhật các phần mềm tin học mới và phương pháp mới trong giảng dạy 87
- + Tham gia các đợt tập huấn sẽ giúp cho GV tiếp cận được nhiều thông tin về sự phát triển của thời đại và học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân + Tự nghiên cứu, nâng cao khả năng của công nghệ thông tin và phương pháp giảng dạy 3. KẾT LUẬN Sử dụng CNTT trong dạy học Âm nhạc sẽ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học. Nếu việc soạn giáo án trên văn bản (Ms. Word), hoặc thiết kế bài giảng trên phần mềm Ms.PowerPoint thường xuyên, nhất là kỹ năng sử dụng những phần mềm chuyên ngành,… sẽ giúp GV nhanh chóng hình thành kỹ năng, kỹ xảo sử dụng công nghệ, nhất là với những thao tác kỹ thuật cơ bản như tạo những cơ sở dữ liệu đặc thù của môn học, chèn kênh hình, tạo hiệu ứng chuyển động, âm thanh, tạo đường liên kết giữa các slide bài giảng (Hyperlink). Mặt khác, nhờ có tính năng lưu văn bản của máy tính (Save) nên GV chỉ cần soạn thảo, thiết kế bài giảng một lần, rồi các năm học sau vẫn tiếp tục sử dụng, điều chỉnh lại cho phù hợp. Đây là ưu điểm nổi bật của CNTT mà phương pháp soạn bài giảng thủ công trước đây không có. Ứng dụng CNTT tiết kiệm được nhiều thời gian cho cả GV và HS. Sử dụng các phương tiện trực quan truyền thống GV sẽ mất thêm một số thời gian nhất định mà hiệu quả lại không cao bằng sử dụng CNTT Tóm lại, việc ứng dụng những thành tựu của CNTT vào dạy học âm nhạc sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn âm nhạc. Công việc này không chỉ giúp GV từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học mà còn tiết kiệm được thời gian trong quá trình soạn bài, giảng bài. Sử dụng CNTT trong dạy học Âm nhạc cũng không làm mất đi vai trò của GV là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức cho người học học tập, ngược lại còn làm cho người học say mê, hứng thú, yêu thích Âm nhạc hơn. thông qua sử dụng phần mềm, giúp mục tiêu học tập của mình đạt được nhanh chóng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 49/CP, về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 của thế kỉ XX. 2. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP, về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. 3. Khoa học công nghệ Bộ GD&ĐT (2001), Ứng dụng CNTT trong giáo dục. 4. Lê Minh Phước (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm. 5. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục. 6. Quốc Hội (2006), Luật CNTT nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định số 67/2006/QH11 7. 7 Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg, về ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. 8. Từ điển bách khoa Việt Nam 3 (2003), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 9. Từ điển Lepertit Lasousse (1999), Paris. 88
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn cho người mới chơi máy ảnh DSLR
14 p | 245 | 53
-
Tạo hiệu ứng lạ khi chụp ảnh với đèn flash
13 p | 140 | 22
-
Sắm tủ chống ẩm cho máy ảnh
18 p | 106 | 22
-
Sử dụng Histogram trong nhiếp ảnh (Phần I)
5 p | 93 | 19
-
Kinh nghiệm chụp ảnh ở đời thường
10 p | 123 | 19
-
75 bí quyết chụp ảnh đẹp khi đi du lịch (phần 2)
3 p | 119 | 18
-
5 điều cần biết về chụp ảnh định dạng RAW
7 p | 99 | 17
-
Những tình huống không nên chụp lấy nét tự động
6 p | 73 | 17
-
Nhiếp ảnh nâng cao - Cách dùng đèn flash
3 p | 95 | 16
-
5 điều cần biết về máy ảnh DSLR
5 p | 112 | 16
-
Chỉnh cân bằng trắng thế nào cho đúng?
8 p | 98 | 16
-
3 mẹo kéo dài tuổi thọ pin máy ảnh số
5 p | 80 | 15
-
Chọn mua chân máy ảnh - tripod
14 p | 65 | 15
-
Có phải bạn đang sử dụng thẻ SD phù hợp?
5 p | 65 | 11
-
5 sai lầm thường gặp khi dùng trứng gà
3 p | 95 | 9
-
Bí quyết chọn máy ảnh du xuân
3 p | 106 | 8
-
Sự thật về làn da bị mụn trứng cá
3 p | 52 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn