Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch tài chính
lượt xem 57
download
Các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm đang hoạt động tại một số tập đoàn lớn cũng như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã tổng kết một số kinh nghiệm quý giá giúp bạn tránh những sai sót không đáng có trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty mình:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch tài chính
- Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch tài chính Các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm đang hoạt động tại một số tập đoàn lớn cũng như trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã tổng kết một số kinh nghiệm quý giá giúp bạn tránh những sai sót không đáng có trong quá trình xây d ựng k ế hoạch tài chính cho công ty mình: - Nếu bạn chỉ cung cấp thông tin về tình hình doanh thu, chi phí, l ợi nhu ận, thì k ế hoạch tài chính của bạn sẽ thiếu tính thuyết phục. Bạn phải thông báo cho các nhà đầu tư cả tình trạng lưu chuyển tiền tệ, mức chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Bạn nên nhớ rằng, trong khi bạn chỉ tập trung đề cập đến ph ần vốn (g ồm các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự c ần thi ết) cùng doanh thu và lợi nhuận, thì các nhà đầu tư và đại diện ngân hàng l ại muốn tìm hi ểu thêm về kế hoạch cân bằng tài chính hay lượng tiền mặt dự trữ bạn định giữ lại trong công ty. - Một số doanh nghiệp thường cung cấp các chỉ tiêu cụ thể theo chu kỳ từng tháng hoặc từng năm cho cả một kế hoạch kéo dài từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó, b ản báo cáo tài chính của công ty bạn sẽ mang tính chính xác và có th ể gây chú ý nhi ều hơn, nếu bạn đưa ra dự đoán về chỉ tiêu hàng tháng cho năm thứ nh ất và ch ỉ tiêu hàng năm cho những năm còn lại. Nguyên do là bạn chỉ có th ể d ự trù m ột cách tương đối số liệu hàng tháng cho riêng năm đầu tiên, còn những năm sau s ẽ r ất khó có cơ sở để đưa ra được con số chính xác cho từng tháng. - Đừng bao giờ đề xuất nhiều hơn hai khả năng hoặc hai tình hu ống trong k ế hoạch tài chính của bạn. Nhiều doanh nghiệp đưa ra ba trường h ợp khác nhau: t ồi tệ nhất, trung bình và khả quan nhất. Một số công ty khác lại chỉ có hai lựa chọn giữa khả năng thành công cao và khả năng hòa vốn. L ời khuyên mà các chuyên gia dành cho bạn là chỉ nên nói đến hai trường hợp là trường hợp bình thường và trường hợp hòa vốn. Điều này có tác dụng trước hết là làm cho bản báo cáo của bạn trở nên rõ ràng, tránh gây nhàm chán cho các nhà đầu t ư và đ ại di ện ngân hàng vốn đã “dị ứng” với đủ loại báo cáo. Bên cạnh đó, việc nêu ra k ế ho ạch trong
- trường hợp doanh nghiệp hoạt động bình thường sẽ chứng tỏ được rằng bạn luôn có những tính toán sát thực. Trong trường hợp hòa vốn, bạn có thể dự đoán được doanh thu khi thua lỗ, cũng như tình trạng sa sút của thực tiễn kinh doanh. - Bạn không được phép quá lạc quan về những con s ố lãi ròng hoặc t ỉ l ệ tăng trưởng doanh thu bán hàng. Nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch tài chính là bạn phải dự báo chính xác tốc độ tăng trưởng. Bạn nên lưu ý rằng các nhà đ ầu t ư muốn nhìn thấy một nhà quản lý doanh nghiệp có tham vọng, nhưng với điều kiện anh ta có lối tư duy thực tế, chứ không ph ải là kẻ ảo tưởng hoặc huênh hoang. Ví dụ, nếu công ty bạn đang là một đơn vị kinh doanh buồn tẻ bỗng đạt tỉ lệ doanh thu bán hàng gấp đôi, thì điều đó cũng không chứng mình được rằng công ty bạn có thể tăng trưởng gấp đôi trong suốt những năm sau đó. Hoặc bạn có thể đưa ra một giả thiết là tỉ lệ tăng trưởng cao có thể làm giá trị công ty tăng g ấp 50 l ần trong vòng 5 năm tới. Nếu “điều kỳ diệu” này thật sự xảy ra, thì đó cũng không phải là một chỉ tiêu của công việc kinh doanh. Bên cho vay và các nhà đ ầu t ư v ốn sẽ cảm thấy sự chủ quan trong nhận định của bản báo cáo tài chính do công ty bạn cung cấp. - Không nên xây dựng báo cáo tài chính cho khoảng thời gian quá 3 năm, tr ừ khi phía đối tác yêu cầu bạn làm như vậy. Bạn nên cân nhắc một thực tế là bạn đã quá khó khăn để dự trù chính xác doanh thu hay thu nhập của dự án chỉ trong 3 năm thực hiện. Trong khi đó, thị trường, tính cạnh tranh, công ngh ệ kinh doanh và n ền kinh tế lại chuyển động từng ngày. Do đó, bạn chỉ nên xây dựng kế hoạch h ơn 3 năm, khi bạn muốn đối tác đầu tư dài hạn cho trang thiết bị hoặc bất động sản. - Thêm một điều đáng ngạc nhiên là một số doanh nghi ệp tính toán sai ho ặc th ậm chí... quên tính đến khoản tiền lãi suất tín dụng. Chẳng h ạn như bạn có m ột khoản nợ khoảng X trong một năm, bạn hãy dự đoán khoản tiền lãi phải trả cho mỗi năm là 9% của con số X đó. Điều quan trọng là bạn không nên dự trù con số trả tiền nợ lãi quá thấp so với số nợ thực tế, bởi có nguy cơ là bạn sẽ thâm h ụt ngân sách nhiều.
- - Bên cạnh các dữ liệu về doanh thu, kê khai tài chính, chu kỳ tiền mặt, bạn nên dành hẳn khoảng một trang trong kế hoạch tài chính của công ty mình nhằm giải trình và chứng minh những giả thuyết của cá nhân bạn v ề các v ấn đ ề nh ư chi phí bán hàng, chi phí hoạt động, lợi nhuận, doanh thu về các khoản có thể nhìn thấy rõ, khoản tồn kho, chính sách chia cổ tức, thuế thu nh ập... Bên c ạnh đó, bạn cũng nên cung cấp các thông tin có tầm ảnh hưởng quan trọng về tài chính c ủa công ty bạn. - Hãy đảm bảo rằng các con số trong kế hoạch tài chính được tính toán h ợp lý và trung thực. Phía cho vay nợ sẽ kiểm tra rất kỹ các phép toán và các con số trong kế hoạch do công ty bạn cung cấp và yêu cầu phía bạn giải trình về mọi sai sót. Những sai sót ấy, dù có được sửa chữa lại đi chăng nữa nhưng cũng khiến cho bạn và công ty bạn mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt nhà đầu t ư và ngân hàng đ ịnh cho vay. Họ có thể nghĩ các bạn “cố tình nh ầm lẫn” nhằm h ợp lý hoá m ọi b ất ổn trong kế hoạch tài chính. Một bản kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến biện pháp và phương thức mà các nhà quản lý doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư để phát tri ển một dự án kinh doanh, đồng thời quyết định mọi chiến lược hoạt động của công ty trong sản xuất, phân phối sản phẩm và cả lĩnh vực quản lý nhân lực. Là m ột nhà quản lý, bạn nên linh động và mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp, nếu bạn nhận thấy rằng chỉ tiêu đề ra vượt quá khả năng hoặc, ngược lại, quá thụ động so với năng lực hoạt động của toàn công ty.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn kế toán lớp đại học – KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
16 p | 292 | 70
-
Ngân hàng xanh - Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam
4 p | 136 | 11
-
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp
4 p | 75 | 10
-
Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia tại một số nước
3 p | 135 | 9
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế
3 p | 71 | 8
-
Xây dựng hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc bộ công thương: Kinh nghiệm quốc tế
7 p | 59 | 7
-
Quỹ phát triển cộng đồng - Bài học cho quỹ xây dựng nông thôn mới
6 p | 57 | 6
-
Kế toán môi trường của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5 p | 97 | 5
-
Một số luận bàn về xây dựng tiêu chuẩn các vị trí lãnh đạo, quản lý và chuyên môn trọng tâm tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
11 p | 9 | 5
-
Một số mô hình thành công của ngân hàng tài chính vi mô quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5 p | 80 | 5
-
Xây dựng chính quyền điện tử để thu hút FDI trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại tỉnh Bắc Giang
9 p | 8 | 4
-
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
5 p | 36 | 4
-
Cải cách thị trường tài chính: Kinh nghiệm từ Trung Quốc
4 p | 62 | 4
-
Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
5 p | 46 | 3
-
Một số giải pháp phát triển văn hóa học tập trong các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong thời gian tới
4 p | 11 | 3
-
Xây dựng hệ thống tài chính xanh - kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
15 p | 63 | 3
-
Tổ chức giảng dạy các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và kế toán hành chính sự nghiệp
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn