Một số kỹ năng cần có cho người đi xin việc
lượt xem 80
download
Đưới đây là toàn cảnh một câu chuyện về một công ty phỏng vấn các đối tượng vào văn phòng mình làm, qua đó các bạn có thể suy nghĩ cho chính mình trước khi đi tìm một công việc nào đó. Chúc các bạn thành công! công ty Đại Phát tuyển nhân viên nhằm phát triển thêm lực lượng của công ty. Số lượng đông mà nhu cầu tuyển thì không nhiều giám đốc Viên đành đặt ra một luật. Cứ hồ sơ nào trên bảy phẩy mới nhận, vậy mà vẫn có tới cả dăm chục bộ hồ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kỹ năng cần có cho người đi xin việc
- Một số kỹ năng cần có cho người đi xin việc Đưới đây là toàn cảnh một câu chuyện về một công ty phỏng vấn các đối tượng vào văn phòng mình làm, qua đó các bạn có thể suy nghĩ cho chính mình trước khi đi tìm một công việc nào đó. Chúc các bạn thành công! công ty Đại Phát tuyển nhân viên nhằm phát triển thêm lực lượng của công ty. Số lượng đông mà nhu cầu tuyển thì không nhiều giám đốc Viên đành đặt ra một luật. Cứ hồ sơ nào trên bảy phẩy mới nhận, vậy mà vẫn có tới cả dăm chục bộ hồ sơ nộp vào. Trong số đó có một số hồ sơ khá đặc biệt được Viên chọn lọc ra phỏng vấn trực tiếp. Hồ sơ số1: Bảng kết quả học tập xuất sắc. Nổi bật là các môn học kỹ thuật chuyên ngành. Ngoài ra xem lý lịch anh ta cũng có một gia đình tốt không có gì đặc biệt tên trên hồ sơ, Tên hồ sơ “Trí Thành”. Đánh giá: Hồ sơ dành cho người giỏi nhất thì tốt quá rồi, tuy nhiên liệu giữ chân anh ta được bao lâu thì còn tuỳ, có người tài nghiệp vụ hay kỹ thuật đều tốt cả. Hồ sơ số 2: Bảng kết quả học tập vừa đạt 7.0 Tuy nhiên Cô này tự nhận mình đã có hai năm kinh nghiệm do làm thêm trong quá trình học tập và cả quá trình thực tập của cô ta cũng được coi là kinh nghiêm trong hồ sơ, khả năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc team work tốt, tiếng anh kém. Tên hồ sơ (Trương Ngọc Ánh Dương).
- Đánh giá: Người này tuy thành tích không mấy khả quan nhưng là người tự tin, có khả năng tự đánh giá được năng lực của mình. Có khả năng tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Dù tiếng anh hơi kém chút cũng có thể chấp nhận được. Hồ sơ số 3: Bảng kết quả học tập 7.6 quá trình học tập bình thường, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên anh là con liệt sĩ gia đình vốn có gốc tích anh dũng đấu tranh. Hồ sơ có tên “Chiến Thắng”. Đánh giá: người này cũng bình thường thôi, tuy nhiên con nhà thương binh liệt sĩ cũng nên ưu tiên, là doanh nghiệp tư nhân có người của đảng cũng là một lá chắn tốt. Hồ sơ số 4: Bảng kết quả học tập 6.2 xếp loại dưới mức yêu cầu nhưng vẫn nộp hồ sơ dự tuyển. Các yêu cầu của hồ sơ đều đầy đủ, duy chỉ có một câu chú ý. Tôi mong muốn làm việc vì tôi cần tiền và cần trưởng thành trong công việc. Tên hồ sơ (Hài Hoà). Đánh giá: Hồ sơ tuy không đạt, tuy nhiên từ tấm chân thành và thực thà của hồ sơ đủ thấy người này cầu tiến, có tinh thần học hỏi. Tuy không hài lòng lắm nhưng cũng khẳng định độ trung thành của người tham gia. Hồ sơ số 5: Bảng kết quả học tập 6.3 xếp loại cũng ở dưới mức trung bình. Điểm đặc biệt của hồ sơ. Trình bày rõ ràng, rành mạch, logic, ngắn gọn, dễ hiểu. Khả năng ngoại ngữ rất tốt. Tự nhận mình là người tạo ra mối liên kết giữa các thành viên trong team work. Tên hồ sơ (Phương Linh). Đánh giá: Hồ sơ tuy bình thường nhưng có lẽ cũng có nhiều lý do ngoại cảnh mà hồ sơ không được tốt lắm. Người này cũng rất tự tin, có ngoại ngữ tốt cũng làm một lợi thế lớn, lại có khả năng giao tiếp cao nên có thể đưa vào phòng maketing có vẻ rất phù hợp.
- Viên bố trí phỏng vấn từng hồ sơ một mỗi hồ sơ dành khoảng 1h để phỏng vấn trực tiếp. Buổi phỏng vấn được bố trí vào sáng chủ nhật để thuận tiện cho cả hai bên. Quy trình phỏng vấn bao gồm ba ban đại diện ba vị trí chủ chốt như sau. a. Nguyễn Viên (giám đốc) là người hỏi phỏng vấn đầu tiên cho từng cá nhân là người đưa vào short list (danh sách ngắn) để chuyển sang b. b. Nhóm trưởng phòng (trưởng các phòng ban nơi đặt ra nhu cầu nhân viên phục vụ cho công tác của mình) là người kiểm tra sơ lược kỹ thuật cho từng người một nếu qua a và b thì sẽ được chuyển sang c để ký kết hợp đồng. c. Đức Thịnh (phòng tổ chức) người chịu trách nhiệm giải thích mọi thắc mắc trong hợp đồng, hướng dẫn thực hiện hợp đồng, có trách nhiệm giảng giải về quy chế công ty và một số quy trình cơ bản trong toàn bộ quá trình làm việc của mỗi nhân viên như quy trình thanh toán, quy trình lưu hồ sơ, quy tắc trình ký một số loại văn bản v.v . . . Có trách nhiệm cúng cấp mọi tài liệu và thông tin cần thiết để cá nhân vào làm việc hiểu về công ty và hiểu về văn hoá công ty. Buổi phỏng vấn diễn ra khá thuận lợi. Tường thuật lại quá trình phỏng vấn 5 hồ sơ cơ bản mà viên đã chọn ra như sau. Hồ sơ số1 (Chí Thành): Người có kết quả học tập tốt. Thành bước vào với cặp kính cận và bộ áo sơ mi trắng, quần vải đúng dáng của một trí thức trẻ. Viên đang mong muốn cậu ta sẽ trở thành người làm kỹ thuật tốt cho công ty. Viên mời Thành ngồi, mở hồ sơ ra xem một hồi và bắt đầu với câu hỏi: Nhìn vào bảng kết quả học tập của em, tôi thấy rất đáng nể về thành tích vậy tại sao em không tiếp tục học lên? Tại sao em muốn vào làm chỗ công ty tôi? Thành ngẫm một lúc trả lời: Thưa Giám Đốc, mục đích của việc học cuối cùng cũng là để phục vụ cuộc sống bản thân, nay em đã tốt nghiệp. Gia đình cũng bắt
- đầu cắt giảm trợ cấp nên cũng phải kiếm cho mình một công việc vừa để tự nuôi sống bản thân. Tuy chưa hiểu nhiều về công ty Đại Phát nhưng qua bài giảng của Giám Đốc, em tin rằng công ty sẽ là một môi trường hoạt động năng động, sáng tạo và kỷ luật. Về phần học tập của em, có lẽ đó vẫn làm niềm đam mê ham thích, nếu được làm việc tại công ty và được tạo điều kiện tiếp tục đi học thì đó quả thật cảm ơn công ty, em có lẽ phải học ít nhất đến tiến sĩ thì dừng. Em vào công ty trước hết mong muốn nâng cao kinh nghiệm và được làm những công việc khó của công ty. Viên nói: Có lẽ việc của công ty cũng không đến nỗi khó khăn lắm như em nghĩ đâu. Nó cũng đơn giản thôi, đặc biệt đối với người có kỹ thuật như em có lẽ sẽ sớm thích nghi với công việc. Nhưng công việc thì cũng vẫn cứ là công việc, nó có sẽ nhàm chán và đơn điệu. Và công việc không phải là để em học hỏi kinh nghiệm nó là việc tạo thu nhập cho em và cho công ty, chính vì thế em phải tự chịu trách nhiệm cho mỗi việc mình làm một cách nghiêm túc. Hồ sơ của em rất phù hợp cho công việc chuyên ngành của em mà tôi dự định xắp xếp. Em sẽ được hướng dẫn cụ thể để có thể làm tốt công việc này. Tôi hỏi em: Nếu tạo điều kiện cho em được học tiếp em sẽ xắp xếp cho công việc của công ty và của mình như thế nào? Thành trả lời ngay: Nếu được bố trí em xin phép nghỉ nửa ngày đi học, nửa ngày đi làm. Em sẽ cố gắng đảm bảo công việc của công ty giao cho. Viên nói: Thế nhưng công việc kỹ thuật luôn yêu cầu em phải full time (làm đủ giờ, đúng giờ) không thể cho phép em có thời gian khác. Công ty chỉ có thể tạo điều kiện bằng việc chỉ yêu cầu em làm đúng và đủ giờ. Trong một năm đầu gọi là học hỏi và làm quen để thành thạo với công việc của mình em không nên học thêm mà nên chuyên tâm làm việc cho công ty. Khi em đã thành thạo em có thể tự bố
- trí, xắp xếp công việc, khi đó em có thể đề xuất một thời gian làm việc hợp lý cho công ty và cho em. Thành nói: Vậy cũng được, như thế em sẽ cố gắng. Viên hỏi tiếp: Vậy em suy nghĩ gì về thời gian học ở trường, và tâm huyết của em đối với nghề nghiệp của mình như thế nào? Thành trả lời: Quá trình học tập ở trường cho em nhiều kiến thức. Nhưng em thấy cần phải học nhiều hơn để biết nhiều thứ khác nhau không chỉ lĩnh vực chuyên ngành của mình. Về tâm huyết đối với nghề nghiệp thì em cũng chưa biết nói thế nào vì em thấy làm kỹ thuật không thật là buồn tẻ cần phải học thêm nữa để nghiên cứu ra những thứ mới mang lại lợi ích cho con người. Viên trả lời: Qua ba câu hỏi, tôi nhận thấy em là một người rất hiếu học, rất có năng khiếu để học lên tiếp. Tôi tin rằng nếu em học tiếp em sẽ gặt hái được thành công. Tuy nhiên em cũng đừng buồn, tôi nhận thấy em không phù hợp lắm trong công ty của tôi. Tôi chúc em sẽ gặt hái được nhiều thành công trên bước đường của mình. Thế là Thành tiu nghỉu ngậm ngùi cầm hồ sơ ra về. Hồ sơ số 2 (Trương Ngọc Ánh Dương): Ánh Dương, ngoại hình tương đối. Hồ sơ khá nổi bật ở phong cách tự tin. Team work tốt đươc Viên dự định đưa vào phòng Marketing. Viên mời ngồi vẻ mặt tươi cười hỏi Ánh Dương: Lý do tại sao Ánh Dương muối vào Đại Phát? Và lý do tai sao cô chọn vị trí làm việc cho phòng kinh doanh của công ty?
- Ánh Dương trả lời: Thưa Giám Đốc, Em muốn vào Đại Phát vì qua tìm hiểu công ty là một doanh nghiệp tốt, là công ty rất năng động, sáng tạo và kỷ luật. Chế độ đãi ngộ cho nhân viên tốt. Điểm thứ hai, qua bài giảng của ông tôi rất mê vì em tin rằng ông là một nhà quản lý tốt. Được làm việc với nhà quản lý giỏi và thân thiện cũng rất tốt. Viên nghe liền nhíu mày nói: Đã sưng em thì không được gọi là ông. Hơn nữa trong văn hoá doanh nghiệp. Đồng nghiệp thường gọi nhau bằng anh – tôi hoặc anh – em như thế dễ sưng hô. Tôi đề nghị em gọi tôi bằng anh vì tôi vẫn còn trẻ mà, tuổi tôi mới chỉ hơn bốn chục chứ mấy đâu. Em trả lời tiếp đi!. Ánh Dương cúi đầu một lúc rồi tươi tỉnh: Em chọn vị trí làm việc tại phòng kinh doanh là vì đó là sở thích cũng như sở trường của em. Em rất đam mê kinh doanh và thích tiền. Viên nói: Nói là giỏi nhưng thực tế Đại Phát cũng còn nhỏ, có chút uy tín thôi. Nhưng đội ngũ ngững người làm cho Đại Phát rất gắn bó và luôn làm việc chăm chỉ. Không biết em vào thì có chăm chỉ được như họ không? Tuy nhiên em vào phòng kinh doanh chắc phải biết tính toán về phương diện kinh tế, tôi hỏi em một bài toán. Bây giờ em muốn lấy chồng, em có hai lựa chọn của hai người rất yêu em. Người thứ nhất tuổi 43 như tôi em không thích anh ta lắm nhưng đổi lại anh ta có một lượng tài sản lớn cả mấy trăm triệu, lương và thu nhập cũng cao, mỗi tháng cũng được 15 triệu tháng, nếu lấy anh ta em sẽ chẳng phải lo nghĩ gì về tài chính. Người thứ hai chỉ 27 tuổi không tài sản, lương chỉ 3 triệu tháng. Nhưng trẻ tuổi, đẹp trai, là người em cảm mến. Vậy em sẽ phân tích lựa chọn như thế nào. Ánh Dương mặt hồng dần lên vì Viên đụng chạm hỏi khó tới cả phương diện tình cảm và kinh tế. Nhưng một lát cô trả lời:
- Vấn đề cần giải quyết ở đây chính là thời gian. Nếu em đem lòng yêu một chàng đẹp trai 27 tuổi, giả sử em sống với chàng trai tới năm 70 tuổi, vậy chàng trai còn bao nhiêu năm dành cho em nhỉ? 43 năm. Còn nếu em đổi chàng đẹp trai lấy ông 43 tuổi? Chỉ còn 27 năm. Chỉ nhìn thoáng đã thấy chồng già cọc cạch với vợ trẻ. Song không thể xem nhẹ một điều: trong cùng một khoảng thời gian, mỗi cá nhân tạo ra giá trị khác nhau. Em làm một phép tính nhỏ để chứng minh giả thiết của mình. Ông ước tính năng lực sáng tạo của chàng trai trẻ 27 tuổi, cứ cho là 4 triệu/tháng; mỗi năm anh ta làm việc 12 tháng, như vậy 43 năm của chàng ta sẽ tạo ra 2.064.000.000đ. Tiếp đó tính toán con số với ông 43 tuổi, ước chừng là 15 triệu/tháng. Tổng 27 năm của ông sẽ có giá hơn 4.860.000.000đ. Như vậy, rõ ràng có ưu thế hơn chàng trai trẻ, và ông ta sẽ dễ dàng chiếm được trái tim cô gái. Song thời gian của chàng đẹp trai trẻ tuổi đâu mãi mãi chỉ có 14 triệu/tháng? Con đường trước mắt của chàng ta trải dài vô hạn! Chàng ta cũng có thể làm CEO lương hàng trăm triệu/tháng, thời gian của chàng ta có thể trị giá tới cả chục tỉ! Trong tình yêu có lẽ tiền bạc chỉ là thứ yếu. Nghe qua phân tích của Ngọc Ánh. Viên chợt nhận ra mình đã già. Mà giờ đây thành quả cũng đạt chẳng đáng được là bao. Công ty thì vẫn phải thuê địa điểm, Cổ phần khống chế cũng không thuộc tay mình mà thuộc vào tập đoàn Đà Nẵng. Nhưng như thế cũng đủ biết cô nàng thông minh. Qua một vài câu hỏi viên đề nghị cô chuyển sang phòng kinh doanh gặp Cao Đạt phỏng vấn tiếp. Hồ sơ số 3 (Chiến Thắng): Chiến Thắng người béo khỏe, am hiểu về kỹ thuật điện tử. Người hiền lành. Viên mời Thắng ngồi, vẫn những câu hỏi tương tự đặt ra anh hỏi: Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty Đại Phát?
- Thắng trả lời: Trước hết, qua tìm hiểu về công ty em thấy đây là một môi trường làm việc khá chuyên nghiệp. Mọi người gắn bó, hòa đồng, được làm việc tại công ty ngoài lương ra nó còn là một nơi để em có thể học hỏi và phát triển bản thân. Viên hỏi tiếp: Còn gì nữa không? Trước kia nghe bài giảng của Giám Đốc em cũng rất mê nên ứng tuyển vào làm việc cho Đại Phát. Với lại công ty ở gần nhà cũng là một lợi thế, được làm gần nhà cũng tốt ạ! Viên nói: Về kỹ thuật của em có vượt qua hay không còn tùy thuộc vào vòng phỏng vấn của các trưởng phòng của công ty. Em biết đấy. . . Công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng, cũng như nó cũng rất dễ nhàm chán em nghĩ thế nào về điều này? Thắng trả lời: Dạ công việc có nhàm chán hay không nó còn phụ thuộc vào tâm huyết của người làm việc đó, nếu một người làm yêu nghề hay yêu công việc mình làm thì chắc chắn nó không bao giờ nhàm chán hoặc cũng được thời gian khá dài. Việc khó, việc nặng em cũng không nề hà miễn là trả lương xứng đáng là được rồi. Nói song Thắng cười mỉm! Viên hỏi tiếp: Thế trình độ tiếng anh của em có khá không, tin học thế nào? Thắng: nói về tiếng anh em công nhận là mình hơi kém, sau B một chút nhưng em sẽ cố gắng học thêm trong quá trình làm việc. Còn tin học ngoài tin học văn phòng còn biết tin học chuyên nghành. Điện tử là nghề của em mà. Viên: Thế em có định tiếp tục học nữa không?
- Thắng: Học là điều quan trọng, ai cũng luôn luôn phải học hỏi mới không bị tụt hậu. Tuy nhiên khi được làm cho Đại Phát em chắc chắn không để việc học đè vào công việc, trừ khi công ty có ý định tổ chức cho đi học để nâng cao trình độ nhân viên thì em đồng ý liền. Việc làm nuôi sống bản thân mà, em luôn ưu tiên công việc là trên hết, có điều kiện thì mới học thêm ạ. Thế là Thắng vượt qua vòng phỏng vấn qua vòng kỹ thuật Thắng được chuyển sang tới vòng cuối cùng là học quy chế và ký kết hợp đồng với công ty. Kỳ thực Viên cũng muốn tuyển thắng còn vì một lý do là ưu tiên con nhà thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Các hồ sơ số 4, số 5 cũng tương tự đều lọt tới vòng cuối cùng duy chỉ có hồ sơ đầu với anh chàng học giỏi kiêu căng là trật lất. Tới vòng thương lượng mức lương và ký hợp đồng Đức Thịnh là người phỏng vấn trực tiếp. Thịnh hỏi: Anh chị đã vào tới vòng này chứng tỏ là những người có năng lực và chứng minh được năng lực của mình, vây tôi muốn hỏi các bạn rằng các bạn muốn mức lương của mình là bao nhiêu? - Phương Linh Hỏi lại: Xin hỏi anh, với người mới vào công ty thì công ty thường trả bao nhiêu? - Thịnh nói: Đối với mỗi trình độ đều có một mức lương khác nhau tùy vào kinh nghiệm của từng người. Với lại công ty trả theo các hợp đồng riêng rẽ mỗi người một mức chẳng ai giống ai nên tôi cũng không biết trả lời thế nào. - Hài Hòa phân tích: Trường hợp như câu trả lời của anh thông thường là các anh đã ấn định cho bọn em một mức lương cụ thể rồi nếu vượt mức này ít thì có thể thương lượng thêm, nếu vượt quá cao thì loại nên bọn em nói cũng rất khó. Em biết có một số hình thức trả lương khác như, cứ vào công ty nhà nước cũ thì mức lương đã ấn định, khỏi cần phải hỏi muốn làm hay không thôi. Đối với một số
- công ty làm theo chế độ khoán thì cũng đơn giản ngoài mức lương tối thiểu còn không thì làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít cũng khỏi phải hỏi nhiều. Trong trường hợp này tốt nhất là tìm hiểu trước thị trường việc làm xem với mức trình độ của mình thì lương là bao nhiêu thì thích hợp (tốt nhất là hỏi bạn hoặc tra trên internet là biết liền) sau đó trả lời con số ưa thích của mình là song. Nếu được thì họ xẽ nhận. Thế là cả bốn mỗi người hô một mức lương khác nhau. Duy chỉ có Hài Hòa là trật lất vì cậu tự đánh giá mình quá cao so với thực tế mặt bằng chung. Trong trường hợp đánh giá vượt bậc Hòa có được đưa sang phòng Viên phỏng vấn lại thì không tạo ra bước đột phá nào mới nên bị loại. Còn ba người ở lại vui vẻ, cùng nhau phấn đấu trong công ty. Họ được học đầy đủ quy chế công ty, các quy trình làm việc trong công ty, văn hóa công ty rồi mới vào làm thử việc. Lời kết Năng lực làm việc của nhân viên là quan trọng, bạn cần phải biểu đạt được khả năng thực lực của mình trong công việc. Nhưng một phần không kém phần quan trọng đó là tâm huyết của bạn với nghề đó, và cả tính cầu thị của bạn đối với xếp hay nhà tuyển dụng nữa. Cầu thị không có nghĩa là cầu cạnh xin sỏ. . . mà chính là sự tôn trọng người khác và cả chính mình nữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quyết định kinh doanh - những kỹ năng cần biết
5 p | 477 | 250
-
5 KỸ NĂNG CẦN THỂ HIỆN TRONG PHỎNG VẤN XIN VIỆC
3 p | 390 | 152
-
Bài giảng Một số kỹ năng cơ bản của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở - Nguyễn Thế Hùng
8 p | 836 | 69
-
Những phẩm chất cần có của một lãnh đạo
5 p | 202 | 43
-
3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
3 p | 237 | 43
-
Bắt tay trong giao tiếp là một kỹ năng cần thiết
5 p | 151 | 22
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp cơ bản
26 p | 84 | 18
-
Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ
12 p | 236 | 17
-
Kỹ năng làm việc đội nhóm
4 p | 135 | 14
-
Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 2
192 p | 46 | 11
-
Kỹ năng sống: Phần 1
54 p | 39 | 11
-
Chuẩn bị một số kỹ năng cho con trước khi đi mẫu giáo
3 p | 118 | 10
-
6 kỹ năng cần thiết cho doanh nhân
4 p | 101 | 7
-
Kỹ năng thuyết trình - Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công tác của cán bộ công đoàn
5 p | 103 | 7
-
Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1
149 p | 37 | 7
-
Bài giảng Chương 1: Giới thiệu tổng quan
26 p | 127 | 6
-
Bài giảng Một số kỹ năng cần thiết của đại biểu trong tham vấn - Nguyễn Văn Mễ
16 p | 100 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn