intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số mẹo nhỏ làm nổi bật hồ sơ xin việc

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.055
lượt xem
224
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bộ hồ sơ ấn tượng sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua vòng đầu tiên của quá trình tuyển dụng. Ngoài CV với những thông tin cố định, bạn có thể sử dụng thư xin việc để thể hiện sự sáng tạo và tinh tế của mình. Wendy Enelow và Louise Kursmark, tác giả cuốn sách “Ma thuật” của thư xin việc, đưa ra một số mẹo nhỏ giúp thư xin việc của bạn được chú ý hơn: 1. Hãy tìm hiểu khẩu hiệu của công ty, nắm bắt những cụm từ đề ra nhiệm vụ, mục tiêu và tìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số mẹo nhỏ làm nổi bật hồ sơ xin việc

  1. Một số mẹo nhỏ làm nổi bật hồ sơ xin việc Một bộ hồ sơ ấn tượng sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua vòng đầu tiên của quá trình tuyển dụng. Ngoài CV với những thông tin cố định, bạn có thể sử dụng thư xin việc để thể hiện sự sáng tạo và tinh tế của mình. Wendy Enelow và Louise Kursmark, tác giả cuốn sách “Ma thuật” của thư xin việc, đưa ra một số mẹo nhỏ giúp thư xin việc của bạn được chú ý hơn: 1. Hãy tìm hiểu khẩu hiệu của công ty, nắm bắt những cụm từ đề ra nhiệm vụ, mục tiêu và tìm cách bao hàm nó trong phần mở đầu của thư xin việc. Mẹo này sẽ khiến nhà tuyển dụng nhanh chóng chú ý tới bạn bởi họ nhận thấy sự tương đồng giữa bạn và công ty. Và tất nhiên, nó cũng sẽ nổi bật trong hàng đống thư xin việc na ná nhau. 2. Bạn có thể lập một bảng gồm 2 cột, trong đó một cột là yêu cầu của nhà tuyển dụng và cột kia là trình độ học vấn, thành tựu nghề nghiệp tương ứng với từng điểm của cột thứ nhất một cách thích hợp. Chiến lược này chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên xứng đáng để tìm hiểu kĩ hơn và bạn hoàn toàn phù hợp với công việc. 3. Bạn cũng có thể mở đầu thư xin việc của mình bằng một trích dẫn nổi tiếng, phù hợp với vị trí, mục tiêu của nhà tuyển dụng hoặc ngành nghề của bạn. Rất nhiều người thích đọc, chia sẻ và suy ngẫm về các trích dẫn. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ thấy hấp dẫn bởi một câu danh ngôn, trích dẫn của người nổi tiếng… và tiếp tục
  2. đọc kĩ hơn những phần sau. 4. Sau phần mở đầu, hãy viết một câu mở thật mạnh mẽ cho phần nội dung tiếp theo. Bạn chỉ cần viết ngắn gọn nhưng giọng văn phải tự tin, dứt khoát. Bạn có thể nói qua trọng tâm khó khăn công ty đang đối mặt và nêu bật lên khả năng của bạn có thể giúp ích ra sao để giải quyết chúng. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ bị lôi cuốn bởi những tuyên bố hùng hồn và tất nhiên là không quá xa rời thực tế. 5. Xây dựng và phát triển một slogan của riêng bạn, hãy sử dụng nó như một tiêu đề. Mẹo này giúp bạn mở rộng " thương hiệu" bản thân và nhà tuyển dụng sẽ nhớ tới bạn với một đặc điểm riêng biệt. Và để nó nổi bật hơn, hãy đặt nó trong một hình ảnh đồ hoạ không quá cầu kì. 6. Trong phần thân của thư xin việc, hãy liệt kê một số chứng nhận, bằng cấp bạn đạt được phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Chúng nhấn mạnh tới kĩ năng, thành công bạn đạt được. Đồng thời, khẳng định tài năng và thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc. 7. Thêm phần P.S (tái bút ) vào cuối thư xin việc của bạn, một điều gì đó bạn muốn nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý. Thông thường, đó là thứ đầu tiên mọi người đọc.
  3. Học gì từ lá thư xin việc của Leonardo da Vinci? Leonardo da Vinci là nhân vật tiêu biểu của thời Phục Hưng. Nhà học giả người Ý này xuất sắc trong nhiều vai trò: hoạ sỹ, kỹ sư, nhạc sỹ, nhà khoa học, nhà giải phẫu học... Nhưng ông còn “nổi” với tài năng biết chính xác những điều cần nói trong thư xin việc. Năm 1482, lúc đó chàng trai da Vinci mới 30 tuổi và đang muốn tìm việc làm. Chàng viết thư cho Ludovico il Moro, người đứng đầu thành Milan khi ấy. Và bức thư đó có những bài học thật quý báu với những ai đang muốn tìm việc thời nay. Stephen Viscusi, tác giả cuốn sách Bulletproof Your Job đồng thời là CEO của công ty Bulletproof Your Resume đã chỉ ra những phân tích của ông về bức thư Da Vinci viết thời đó và chỉ rõ những gì chúng ta có thể học hỏi từ nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 15 này. Hỏi: Trước hết, bức thư của Da Vinci là thư xin việc hay là sơ yếu lý lịch? Viscusi: Trên thực tế nó là cả 2 cái đó. Và nó thật hoàn hảo. Da Vinci đã gộp những yếu tố cá nhân hoá của một lá thư xin việc với các yếu tố của một bản sơ yếu lý lịch trong bức thư này. Các ứng viên thời nay nên nghĩ tới khả năng biến tấu trong các thư xin việc cũng như sơ yếu lý lịch của họ. Nhà tuyển dụng bây giờ nhận được quá nhiều sơ yếu lí lịch tới mức họ hầu như không có thời gian để đọc. Hỏi: Nhìn chung ông nghĩ gì về lá thư đó? Viscusi: Leonardo da Vinci rõ ràng là một thiên tài sáng tạo ngay cả trong việc
  4. này vì ông ấy hiểu rõ một điều mà không ít người thời nay không hiểu. Đó chính là các ông chủ hay doanh nghiệp tuyển dụng muốn thấy được sự trung thành của bạn, khả năng của bạn có thể khiến họ phát triển hơn và khả năng đó cũng có thể bảo vệ được họ. Một vấn đề chính có thể thấy xuyên suốt trong toàn bộ lá thư xin việc của da Vinci là ông ấy hiểu rất rõ mong muốn của ông chủ tương lai. Chứng chỉ hay bằng cấp không thực sự quan trọng. Hỏi: Hầu hết nội dung trong thư đều mô tả những cách thức Leonardo da Vinci có thể giúp người đứng đầu thành Milan trong thời chiến. Ông hầu như không đề cập chút nào tới tài năng nghệ sỹ của mình. Đây là một đoạn tiêu biểu cho điều đó: “Tôi sẽ chế tạo xe song mã chiến đấu, an toàn và bất khả chiến bại. Loại xe này có thể xâm nhập vào giữa hàng ngũ kẻ địch và sẽ không có bất cứ ai có thể phá hỏng chúng. Đi sau các xe này, quân bộ binh có thể hành quân theo thực sự an toàn và không có bất cứ thứ gì cản trở”. Vậy thì điều gì cần lưu ý ở đây? Viscusi: Vấn đề ở đây chính là Da Vinci hiểu rõ người đứng đầu thành Milan khi đó đang tìm kiếm một thiên tài quân sự chứ không phải một thiên tài nghệ thuật. Ông ấy biểu diễn cho khán giả của mình chứ không phải trình diễn những gì là thế mạnh cá nhân. Đó cũng chính là những gì mà các ứng viên tìm việc thời nay nên làm. Hãy là những gì mà người khác đang tìm kiếm và sau đó hãy trở thành người mà bạn nói bạn sẽ là như vậy. Hỏi: Vậy nếu đặt trong bối cảnh tìm việc thời hiện đại thì đoạn văn này cần được hiểu như thế nào: Tôi có một loại thang cực nhẹ và khoẻ, có thể gập lại để tiện mang vác. Với những chiếc thang đó, ông có thể truy đuổi hoặc rút lui khỏi quân địch; ngoài ra, loại thang này còn rất an toàn và vững chãi, không dễ bị cháy hay
  5. phá huỷ, tiện dụng cho việc nâng lên hay đặt xuống. Tôi cũng biết những phương pháp đốt cháy và phá huỷ các phương tiện kiểu đó của quân địch”. Viscusi: Nếu Da Vinci là một nhà thiết kế phần mềm hiện đại, đoạn thư đó có thể được đọc như thế này: “Tôi biết cách thiết kế ra phần mềm tốt hơn những người khác. Nó sẽ bán được. Tôi là một nhân viên ít phải đào tạo thêm. Tôi có khả năng đảm nhiệm tốt nhiều công việc và tôi có thể định hướng tốt. Tôi biết cách để gạt bỏ các đối thủ cạnh tranh”. Hỏi: Bức thư hiển nhiên đã có tác dụng. Người đứng đầu thành Milan đã thuê Da Vinci. Ông có ngạc nhiên không? Viscusi: Không hề. Da Vinci đã nói đúng những gì ông ấy cần được nghe và sau đó thì đã thực hiện đúng như vậy. Tôi chắc là ông chủ của Da Vinci hết sức hài lòng với lần tuyển dụng đó của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2