intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm mũi dị ứng thuốc bệnh của đường hô hấp trên. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn, nhất là mùa nóng chuyển sang mùa mưa, ẩm ướt, mùa lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi, viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưung thường mức bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số nguyên nhân viêm mũi dị ứng

  1. Một số nguyên nhân viêm mũi dị ứng
  2. Viêm mũi dị ứng thuốc bệnh của đường hô hấp trên. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn, nhất là mùa nóng chuyển sang mùa mưa, ẩm ướt, mùa lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi, viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưung thường mức bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Một số nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng Người ta thấy rằng, trong bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy, có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như: bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)…
  3. Những loại dạng như thế này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (hapten) khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì. Hiện tượng phản ứng dị ứng tức thì này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mà biểu hiện là: ngứa, hắt hơi (có khi hắt hơi liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn).
  4. Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập. Cơ địa dị ứng cũng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng. Người ta đã tổng kết thấy rằng, tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, ezema, tổ đĩa, hen suyễn… thì tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị, ví dụ trong nhà có nuôi, chó, mèo thì không phải mọi người đều bị viêm mũi dị ứng mà chỉ có một số ít người nào đó bị bệnh mà thôi (điều này còn liên quan đến sức đề kháng chung của từng người nữa). Các tác nhân kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như: qua da hoặc theo đường ăn uống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0