intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số nội dung của từ li hợp từ nghiên cứu bản thể đến nghiên cứu ứng dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu ba nội dung nghiên cứu Từ Li Hợp (TLH) từ góc độ Nghiên Cứu Bản Thể (NCBT) và Nghiên Cứu Ứng Dụng (NCUD). NCBT chủ yếu từ góc độ “từ” của ngôn ngữ phương tây, mẫu nghiên cứu nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số nội dung của từ li hợp từ nghiên cứu bản thể đến nghiên cứu ứng dụng

  1. Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 151-160 151 Một số nội dung của từ li hợp từ nghiên cứu bản thể đến nghiên cứu ứng dụng Some contents of separable words from ontological research to applied research Nguyễn Lý Uy Hân1* 1 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam *Tác giả liên hệ, Email: han.nlu@ou.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Bài viết tìm hiểu ba nội dung nghiên cứu Từ Li Hợp (TLH) proc.vi.17.3.2478.2022 từ góc độ Nghiên Cứu Bản Thể (NCBT) và Nghiên Cứu Ứng Dụng (NCUD). NCBT chủ yếu từ góc độ “từ” của ngôn ngữ phương tây, Ngày nhận: 23/09/2022 mẫu nghiên cứu nhỏ. NCUD vận dụng lí thuyết ngôn ngữ, mẫu phân tích lớn.  Về tính chất: NCBT đưa ra bốn quan điểm: Từ hoặc gần Ngày nhận lại: 17/10/2022 với từ; ngữ hoặc gần với ngữ; trạng thái trung gian giữa từ và ngữ; Duyệt đăng: 18/10/2022 khi “hợp” là từ, khi “li” là ngữ. NCUD xem TLH là loại từ đặc biệt.  Về đặc điểm loại hình: NCBT phân tích sáu loại: Động tân; động bổ; chủ vị; chính phụ; liên hợp; phụ thêm. NCUD tập trung phân tích loại hình động tân.  Về hình thức: Tuy NCBT và NCUD đều chỉ ra các hiện tượng: “Hợp” và “li”; chức năng ngữ pháp; kiêm chức năng từ tính, nhưng NCUD phân chia cụ thể các hình thức “li”. Bài viết gợi ý hướng tiếp cận TLH trong giảng dạy tiếng Trung quốc tế, Từ khóa: trước hết cần quy ước TLH là “tiểu loại từ” và thứ hai là người dạy nghiên cứu bản thể; nghiên cần căn cứ trình độ ngôn ngữ của người học để hướng dẫn sử dụng cứu ứng dụng; từ li hợp; từ TLH thích ứng với từng giai đoạn phát triển kĩ năng ngôn ngữ. li hợp kết cấu động tân ABSTRACT The article explores and presents three research results on the properties, types of characteristics, and form of separable Words (TLH) from ontological research to applied research. Ontological research mainly applied “words” of western languages, a small study sample. Applied research applied linguistic theories, large study sample.  In terms of nature, ontological research there are still four views on mental perception: word or close to word; a phrase or close to it; intermediate state between word and phrase; “basis” structure is a word, “separable” structure is a phrase. In applied research, it is relatively consistent to consider it a special word.  Regarding the type of characteristics, ontological research, there are six types: verb-object form; verb-complements form; subject-predicate form; main-sub form; conjugate form; supplementary form. In applied research, there is a verb-object form.  Regarding the form: both Keywords: ontological research and applied research show basis and “separable” phenomena; hidden meaning; grammar function; ontological research; applied research; separable words; magnetic function, but applied research specific analysis “separable” verb-object words forms. Thus, to effectively teach, first, consider TLH as a “subcategory of words”, the second, teachers need to base on the
  2. 152 Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 151-160 language level of the students to guide the use of TLH to adapt to each stage of language skill development. 1. Vấn đề nghiên cứu TLH là kết cấu song âm tiết vừa có tính chất của từ vừa có tính chất của ngữ, được nghiên cứu nhiều trong tiếng Trung hiện đại. Kết quả của các NCBT và NCUD (chủ yếu là các nghiên cứu phục vụ giảng dạy tiếng Trung quốc tế) về TLH của các nhà ngôn ngữ Trung Quốc vẫn tồn tại một số quan điểm chưa thống nhất. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, các NCBT đi từ cơ sở lí luận ngôn ngữ phương tây (tiếng Anh, tiếng Nga) cho rằng, “từ” thì không thể tách ra, kết hợp đặc điểm đặc biệt của tiếng Trung “có một số hiện tượng li” để phân tích TLH. Một số nhà nghiên cứu như Lu (1999) phân tích TLH từ đặc điểm riêng của tiếng Trung: Từ của tiếng Trung không có sự thay đổi hình thái, vì vậy đặc điểm ngữ pháp nên được ưu tiên hơn đặc điểm về từ. Các kết quả nghiên cứu đạt được những thành tựu nhất định, quan trọng hơn hết là sự công nhận tương đối thống nhất về hiện tượng hợp - li của một số TLH; đa phần TLH không thể mang tân ngữ; một số TLH có thể tách ra sử dụng; một số TLH khi hợp lại được sử dụng như động từ có thể mang tân ngữ, ... Bài viết từ góc độ NCUD, thông qua góc nhìn của các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích, tổng hợp TLH ở các nội dung: Tính chất, đặc điểm loại hình, các hình thức căn bản và biến đổi, đưa ra nhận xét về TLH và gợi ý cách tiếp cận TLH trong giảng dạy tiếng Trung quốc tế (Ruan, 2019). 2. Tính chất TLH là kết cấu song âm tiết có thể “hợp” và có thể “li” (chia tách), nói cách khác, nó vừa mang đặc tính của từ vừa mang đặc tính của ngữ. Ví dụ: “洗澡” và “帮忙” chỉ biểu đạt một ý nghĩa, nhưng bản thân từ có thể “li”, như vậy “洗澡” và “帮忙” vừa có tính chất của từ vừa có tính chất mở rộng của ngữ. 2.1. Từ góc độ nghiên cứu bản thể Phần nhiều các nghiên cứu TLH của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thời kì trước thập niên tám mươi thế kỉ XX dựa vào số lượng TLH mà bản thân thu thập, sử dụng phương pháp định tính tiến hành phân tích. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra tính chất “li” của từ trong tiếng Trung hiện đại, nhưng nhìn chung các kết quả nghiên cứu chưa tạo nên ảnh hưởng sâu rộng. Hầu hết các nghiên cứu từ thập niên tám mươi sử dụng các cơ sở lí luận ngôn ngữ kết hợp kho ngữ liệu quy mô lớn như BCC (北京语言大学语料库中心), CCL (北京大学语料库) tiến hành phân tích. Các kết quả nghiên cứu này tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng, là cơ sở để các NCUD triển khai thực hiện. Tuy vậy, một số quan điểm nghiên cứu về tính chất của TLH vẫn chưa có sự thống nhất. Chúng tôi nhận thấy có bốn quan điểm: TLH là từ hoặc gần với từ; là ngữ hoặc gần với ngữ; là trạng thái trung gian; là từ khi “hợp” là ngữ khi “li”. Bốn quan điểm này vẫn trải dài suốt lịch sử nghiên cứu TLH từ thập niên năm mươi thế kỉ XX đến hiện nay. Điều này thể hiện rằng, mặc dù các nhà ngôn ngữ đã áp dụng nhiều cơ sở lí luận để phân định TLH, nhưng hiện tượng ngôn ngữ “li” và “hợp” trong tiếng Trung hiện đại có hình thức đa dạng, số lượng phát triển theo thời gian, và không tồn tại chính thức trong nhiều ngôn ngữ khác, nên các nhà ngôn ngữ không thể sử dụng cơ sở lí luận ngôn ngữ cụ thể để phân định tính chất của nó. 2.1.1. Từ li hợp là từ hoặc gần với từ Liu (1953) nêu quan điểm TLH là từ, tác giả cho rằng, những từ “决议”, “服务”, “咳嗽” tuy rằng có thể tách ra thành “大伙决的议”,“这个务是如何服的”,“又咳了两声嗽” nhưng đây là hiện tượng đặc biệt của tiếng Hán, không thể sử dụng cơ sở lí luận ngôn ngữ phương tây phân tích. Lin (1953) dựa vào hình thức, đưa ra nhận định “kết cấu động từ kết hợp” với thành phần phụ có thể chen vào một số âm tiết, nó là “động từ kết hợp” (凡由动词跟附加语合成,中间可 以插入某些音节的动词称为结合动词), ví dụ “唱歌”, “走路” .
  3. Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 151-160 153 Zhao (1984) phân chia kết cấu động tân trong Xiandai Hanyu cidian thành ba loại: ngữ động tân, TLH động tân, từ phức động tân và sử dụng các phương pháp như ngữ tố kết dính, có thể mang tân ngữ, nêu câu hỏi, … đưa ra kết luận TLH là từ. Zhao và Zhang (1996) vận dụng khái niệm “hình thức ban đầu” (原式) và “hình thức biến đổi” (变式) của tất cả kết cấu động tân trong Hanyu shuiping cihui yu Hanzi dengji dagang nhận định, TLH là từ đặc biệt. Rao (2001), Wu và Li (2001) lần lượt từ góc độ nghiên cứu “cú pháp - ngữ nghĩa”, ngữ pháp - tính chất kết cấu nhận định TLH là từ. 2.1.2. Từ li hợp là ngữ hoặc gần với ngữ Wang (1946, 1953) từ góc độ hình thức nhận xét, “说话”, “走路”, “睡觉’, “害病” có thể mở rộng “说大话”, “走小路”, “睡了一觉”, “害了大病”, … nên được xem là ngữ. Lu (1999) nhận định, kết cấu này nên được nhìn từ góc độ ngữ pháp hơn từ góc độ từ. Tác giả nêu, “睡觉” là từ, nhưng khi nó được tách ra thành “睡了一会儿觉”、“睡午觉”、“觉睡够 了” thì nó là ngữ. Tương tự, “打仗”, “走路”, “吵架”, “洗澡” khi được tách ra thì cũng là ngữ. Các nghiên cứu của Ye và Wu (1999), Wang (2006) cũng từ góc độ ngữ pháp cho rằng TLH là ngữ hoặc gần với ngữ. 2.1.3. Từ li hợp là trạng thái trung gian giữa từ và ngữ Liang (2000) xét TLH từ hai góc độ học thuật và ứng dụng. Từ góc độ học thuật tác giả nhận xét, vì ý nghĩa chỉnh thể của kết cấu không chia tách ngay cả khi kết cấu chia tách nên TLH là từ, ví dụ “鞠躬”—— “鞠过了躬”, nhưng về hình thức thì mang ý nghĩa của ngữ, nên TLH là hiện tượng quá độ giữa từ và ngữ. Liang nhận xét, từ góc độ ứng dụng nên xem TLH là từ thì phù hợp vì người học dễ nhớ, hiểu và thực hành. Wang (2011) từ góc độ ngữ pháp và ngữ nghĩa cũng nhận xét, TLH là trạng thái trung gian quá độ “一种过渡的中间状态”. Fan (2007) nhận định, cần phân chia TLH thành hai loại. Loại thứ nhất là từ, bao gồm những TLH mà sự kết hợp của hai ngữ tố tương đối kết dính do một ngữ tố của kết cấu mất đi ý nghĩa và chức năng vốn có. Loại kết cấu này chỉ có thể cho trợ từ “了”, “着”, “过” , một số số lượng từ, phó từ mức độ chen vào giữa. Loại thứ hai là ngữ, bao gồm những TLH mà sự quan hệ giữa các ngữ tố tương đối chia tách, có thể chen các thành phần khác vào. 2.1.4. Từ li hợp là từ khi hợp là ngữ khi li Lu (1957) sử dụng phương pháp mở rộng (扩展法), chia kết cấu động từ dạng “khi sử dụng riêng thì có thể mở rộng, nhưng khi sử dụng trong câu thì không thể chia tách” thành sáu loại: mang tân ngữ, ví dụ “担心”, “满意”; kiêm chức năng tính từ, ví dụ “值钱”, “讲理”; kiêm chức năng phó từ, ví dụ “埋头”,“并肩”; động từ không tách rời tân ngữ, ví dụ “见笑”, “完事”; tân ngữ không tách rời động từ, ví dụ “洗澡”, “抬杠”; động từ và tân ngữ không tách rời nhau, ví dụ “打 赌”, “接生”. Zhang (1957) nhận định, các kết cấu có thể chia tách này khi “hợp” là từ, khi “li’ là ngữ, ví dụ: “跳舞” là từ nhưng “跳了一个苏联舞” là ngữ. Zhu (2003) phân tích ngữ “吃饭” và từ “吃亏” . Với “吃饭” thì “吃” và “饭” là hai từ độc lập, nhưng “吃亏” thì “亏” là ngữ tố kết dính, không thể dùng độc lập, nên “吃亏” là từ phức thể động tân. Những dạng từ phức thể động tân như “理发”, “洗澡”, “睡觉” có thể mở rộng, nên khi “hợp’ là từ phức, khi “li” là ngữ. Yang (2002), Ge (2001) từ góc độ ý nghĩa, Xing và Wang (2006) từ góc độ cú pháp, … nhận định, TLH khi “hợp” là từ, khi “li” là ngữ (Ruan, 2019).
  4. 154 Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 151-160 Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thường tập trung vào ý nghĩa và hình thức để phân định một kết cấu là từ, ngữ hay TLH, và phương pháp mở rộng (扩展法) thường được sử dụng nhiều nhất. 2.2. Từ góc độ nghiên cứu ứng dụng Li (1983) nhận xét, khi xem TLH là từ đặc biệt, từ có thể chia tách thì thuận tiện cho việc dạy và giúp người học dễ ghi nhớ, hiểu, vận dụng, phiên dịch, … Li nêu ví dụ “睡觉” trong “我 今天中午睡觉了” và “我今天中午睡了一觉” là từ. Zhou (1998) nhận xét, TLH là kết cấu “lớn hơn từ nhưng nhỏ hơn ngữ” (大于词而又小于 短语的语言单位), nó là trạng thái trung gian giữa từ và ngữ. Lu (2004) từ góc độ kết cấu, chức năng và ngữ nghĩa kết luận, TLH vẫn hàm chứa phần lớn đặc trưng của từ, nên xem nó là từ (loại từ nhỏ độc lập). Wang (2011) phân tích các kết cấu động tân kết hợp ngữ liệu từ CCL đưa ra kết luận, TLH là dạng từ diễn đạt hành vi hoạt động thường ngày phổ biến của con người (表示人的普通的日 常生活行为的词). Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng TLH nên được xem là từ đặc biệt như cách nói của Li (1983). Việc thống nhất tính chất TLH sẽ giúp thuận tiện để biên soạn giáo trình, phương pháp tiếp cận, giải thích, vận dụng đối với người dạy và người học. 3. Đặc điểm loại hình TLH có thể “li” và “hợp” nên nó liên quan đến từ pháp và cú pháp. Vì vậy, một kết cấu được xem là TLH thì kết cấu đó phải thỏa mãn đặc điểm của từ và đặc điểm của ngữ. Tuy các nhà ngôn ngữ Trung Quốc chưa thống nhất định nghĩa từ và định nghĩa ngữ, nhưng từ góc độ giảng dạy tiếng Trung quốc tế, chúng tôi nhận thấy, từ và ngữ nên được phân định từ ba phương diện sau: Bảng 1 Đặc điểm của từ và đặc điểm của ngữ Từ Ngữ Đơn vị cấu thành từ là ngữ tố, gồm ngữ Đơn vị cấu thành ngữ là từ, tức ngữ Thành phần cấu tạo tố thành từ và ngữ tố không thành từ. tố thành từ. Không thể chen thành phần khác vào do Có thể chen thành phần khác vào Hình thức mở rộng có ý nghĩa chỉnh thể. do ý nghĩa mang tính tạm thời. Không phải là sự kết hợp “cộng” đơn Kết hợp “cộng” ý nghĩa của các từ Ý nghĩa giản của ngữ tố. tạo nên ngữ (ngữ tự do). Xét từ thành phần cấu tạo thì từ và ngữ có thể phân biệt như sau, một kết cấu có ngữ tố không thành từ hoặc ngữ tố kết dính (不成词语素或黏着语素) thì kết cấu đó là từ. Ví dụ: “子”, “头”, “发” là ngữ tố kết dính trong kết cấu “屋子”, “馒头”, “理发” vì vậy chúng là từ. Hoặc “语”, “言”, “及”, “格”, “毕”, “业” trong “语言”, “及格”, “毕业” đều là ngữ tố kết dính, chỉ khi kết hợp lại với nhau thì mới có nghĩa nên chúng là từ. Lưu ý trường hợp khi kết cấu mà ngữ tố phía sau là thanh nhẹ thì kết cấu đó cũng là từ. Ví dụ: “西” và “声” là thanh nhẹ trong “东西” và“相声” nên “东西” và“相声” là từ. Xét từ hình thức mở rộng thì từ và ngữ có thể phân biệt như sau, từ có ý nghĩa chỉnh thể (整体意义) và có tính kết chặt (凝固性), vì vậy một kết cấu là từ thì không thể chen thành phần khác vào. Ví dụ: “老虎” không thể mở rộng thành “老的虎” nên “老虎” là từ. Xét từ ý nghĩa thì từ và ngữ có thể được phân biệt như sau, từ không phải là sự cộng đơn
  5. Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 151-160 155 giản ý nghĩa của các ngữ tố (意义不是语素意义的简单相加). Ví dụ: “黑板” là từ dùng để chỉ một loại giáo cụ giảng dạy, không phải là ý nghĩa phép cộng của “黑” và “板” nên “黑板” là từ. Tương tự, “聊天儿” là từ dùng để chỉ cuộc trò chuyện thoải mái tùy thích, không ràng buộc nghi lễ, phép tắc, không phải là ý nghĩa phép cộng của “聊” và “天儿” nên “聊天儿” là từ. Nhưng ngữ là phép “cộng” ý nghĩa của các từ (几个词的意义相加). Ví dụ: “我吃” là phép “cộng” của các từ “我” và “吃” , “工作辛苦” là phép “cộng” của các từ “工作” và “辛苦”, nên “我吃”, “工作辛苦” là ngữ. Như vậy, một kết cấu được xem là TLH khi chứa ít nhất một trong hai đặc điểm của từ (kết cấu có ít nhất một ngữ tố không thành từ (一个不成词语素) hoặc ý nghĩa của kết cấu không thể chia tách) (组合的意义具有不可分割性) và đặc điểm của ngữ là có thể chia tách (可以拆开). Ví dụ: “理发”, “洗澡”, “鞠躬”, “聊天儿”, “倒霉” đều chứa ít nhất một ngữ tố không thành từ hoặc/và ý nghĩa không thể chia tách và các kết cấu này đều có thể chia tách, nên chúng là TLH. 4. Hình thức 4.1. Từ góc độ nghiên cứu bản thể Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ từ các góc độ nghiên cứu khác nhau đưa ra sáu loại hình TLH: hình thức động tân (动宾式); hình thức động bổ (动补 式); hình thức chủ vị (主谓式); hình thức chính phụ (偏正式); hình thức liên hợp (联合式) và hình thức phụ thêm (附加式). Bảng 2 Các hình thức của Từ li hợp Tác giả Số lượng Động tân Động bổ Chủ vị Chính phụ Liên hợp Phụ thêm 吕文华 1 + 齐沪扬 1 + 张宝敏 2 + + 蔡国妹 2 + + 朱坤林 2 + + 金锡谟 3 + + + 段业辉 3 + + + 刘顺 3 + + + 仝金钟 3 + + + 付士勇 3 + + + 周上之 3 + + + 王素梅 4 + + + + 曹保平 4 + + + +
  6. 156 Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 151-160 Tác giả Số lượng Động tân Động bổ Chủ vị Chính phụ Liên hợp Phụ thêm 冯桂华 4 + + + + 余为钦 5 + + + + + 戴维华 5 + + + + + 谢耀基 5 + + + + + Bảng tổng hợp chỉ ra, hình thức TLH động tân xuất hiện trong tất cả các nghiên cứu. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, TLH hình thức động tân chiếm số lượng nhiều nhất, kết cấu nội bộ phức tạp, đa dạng, tồn tại nhiều hình thức “li” và các hình thức “li” này không có đặc điểm chung. Ví dụ xét “结婚” và “游泳”, TLH “结婚” không thể tách “结” và “婚” chen bổ ngữ thời lượng vào giữa, tức bổ ngữ thời lượng phải đặt sau “婚”, nên sẽ nói 他们结婚六年了. Nhưng “游 泳” thì cần tách “游” và “泳” chen bổ ngữ thời lượng vào giữa, nên sẽ nói 孩子们游了半个小时 的泳了. Hoặc có TLH có thể tiến hành đảo ngữ (tân ngữ đặt trước động từ) nhưng có TLH không xuất hiện hiện tượng này. Ví dụ “洗澡” có thể nói 这个澡我洗得很痛快, với “发誓” có thể nói 誓发完了,小刘就走了. Nhưng với “吹牛”, “裁员” thì không thể tiến hành đảo ngữ. Hoặc đa phần TLH có thể lặp lại theo hình thức AAB nhưng có TLH không tồn tại hình thức lặp lại. Ví dụ “散步” thì nói “散散步”, nhưng “绑架” thì không tồn tại hình thức lặp lại. Hoặc đa phần TLH không mang tân ngữ nhưng một bộ phận nhỏ TLH có thể mang tân ngữ. Ví dụ “担心” có thể nói 我担心他出事. 4.2. Từ góc độ nghiên cứu ứng dụng Chúng tôi rà soát các giáo trình Hán ngữ phổ biến như《博雅汉语》, 《对外汉语本科系 列教程》,《发展汉语》, một số sách HSK, … nhận thấy có hai loại TLH. Thứ nhất là TLH kết cấu động tân, thứ hai là TLH kết cấu động bổ. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy, TLH kết cấu động bổ không được xét là TLH vì những lí do sau: Phần nhiều các kết cấu động bổ, ví dụ 达到, 看见 chỉ có thể chen thêm 得, 不 để trở thành 达得到 hoặc 达不到, 看得见 hoặc 看不见. Như vậy chúng không thể mở rộng tự do, nên 达到, 看见 giống với từ. Ngoài ra, một số kết cấu “V得C”, “V不C” không có kết cấu tương ứng “VC”, ví dụ 来得及, 来不及, 吃得消, 吃不消, 犯得着, 犯 不着 không có hình thức 来及, 吃消, 犯着, vì vậy chúng nên được xem là từ. Chúng tôi cho rằng trong giảng dạy tiếng Trung quốc tế chỉ tồn tại một loại TLH kết cấu động tân. 5. Hình thức căn bản và hình thức biến đổi 5.1. Hình thức căn bản Hình thức “hợp” của TLH được sử dụng với tần suất cao và ổn định, vì vậy nó được xem là hình thức căn bản. Thông thường trong một kết cấu động tân thì tân ngữ biểu thị lượng thông tin mới nhất định, nhưng với TLH thì tân ngữ phần nhiều không còn mang ý nghĩa của chính nó. Nói cách khác, mức độ kết dính về mặt ý nghĩa của động từ và tân ngữ rất cao, lượng thông tin của bản thân tân ngữ bị động từ hấp thu. Ví dụ, “睡” và “觉” trong “睡觉” là hai động từ trái nghĩa nhau, nhưng trong quá trình sử dụng thì “觉” dần mất đi nghĩa của chính nó, nên “睡” và “睡觉” có nghĩa tương đồng. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy khi ở trạng thái “hợp” thì TLH thường có các đặc điểm sau: 5.1.1. Hiện tượng loại suy của kết cấu Dựa vào mối quan hệ ngữ pháp của hai ngữ tố, thông thường tân ngữ của TLH được chia thành ba loại là danh từ, động từ và tính từ. Vì vậy, TLH được chia thành ba hình thức: động từ -
  7. Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 151-160 157 tân ngữ; động từ - động từ; động từ - tính từ. Ví dụ, “结婚”, “毕业” là hình thức động từ - tân ngữ; “吃亏”, “吃惊” là hình thức động từ - động từ; “着凉”, “倒霉” là hình thức động từ - tính từ. Nhưng qua quá trình sử dụng, chứa năng của ngữ tố thứ hai thay đổi, chúng được sử dụng như danh từ, nên các kết cấu này trở thành hình thức động từ - tân ngữ (được sử dụng như danh từ). Ví dụ: 吃亏 --- 他吃了自私的亏。 吃惊 --- 老师突然叫我时,我吃了一惊。 着凉 --- 他什么时候着的凉? 倒霉 --- 倒了大霉。 5.1.2. Chức năng ngữ pháp Đặc điểm nổi bậc của chức năng ngữ pháp TLH là tính đa dạng. Đa phần TLH không thể mang tân ngữ phía sau (bản thân kết cấu TLH đã chứa tân ngữ), do đó khi muốn diễn đạt ý liên quan đến đối tượng thì người nói sẽ mượn kết cấu giới từ - tân ngữ đặt trước TLH làm trạng ngữ. Ví dụ: 结婚 --- 下个月姐姐跟她的老板结婚了。 聊天儿 --- 小刘,下班后我想跟你聊会儿天儿。 Một số ít TLH có thể mang tân ngữ. Điều này có được do mức độ từ hóa giữa hai ngữ tố cao, nói cách khác, do ý nghĩa của tân ngữ “nhập” hẳn vào động từ, nên kết cấu này chuyển thành kết cấu động từ song âm tiết. Các TLH dạng này thường là TLH chỉ hoạt động tâm lí, hành vi, động tác, nơi chốn, mục tiêu động từ đề cập đến. Ví dụ: 放心 --- 别的没什么,我就是不放心小孙子。 出口--- 今年本公司生产的产品出口美国、日本、韩国、新加坡等13个国家。 劳驾 --- 小姐姐,劳驾给我们两杯咖啡。 5.1.3. Kiêm chức năng của danh từ, tính từ, phó từ Một số TLH có chức năng của danh từ như “录音”, phía trước có phó từ bổ nghĩa như “吃 惊”, có thể đảm nhận trạng ngữ như “当面”, … 5.2. Hình thức biến đổi Hình thức “li” được sử dụng với tần suất thấp nhưng đa dạng và phức tạp, nó được xem là hình thức biến đổi của TLH. Trong bài nghiên cứu của tác giả 2019 đã nêu một số nghiên cứu về hình thức li: Rao (2001), Wang (2011) nhận xét, khi người nói biểu thị ý không vừa lòng, ý tiêu cực thì sử dụng hình thức “li”. Hay Wang (2011) nhận xét hình thức “li” thường xuất hiện khi người nói muốn thể hiện ý chủ quan (主观性倾向). Lu (2004) từ góc độ ngữ dụng nhận định, hình thức “li” thể hiện việc điều chỉnh ngữ khí (调整语气), biểu đạt hình thái (表达时态), làm nổi bậc tiêu điểm (突出焦点). Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hai đặc điểm nổi bậc của hình thức “li”. Thứ nhất, mọi TLH đều có hình thức “li”, tức hình thức “biến đổi”, và TLH được sử dụng với tần suất càng cao thì hình thức”li” xuất hiện càng nhiều. Thứ hai, hình thức “li” xuất hiện nhiều trong các dạng câu cảm, câu miêu tả, câu cầu khiến, … Như vậy, hình thức “li” thường xuất hiện trong các ngữ cảnh thường ngày, không xuất hiện trong các ngữ cảnh có ý nghĩa trang trọng. Chúng tôi tạm chia hình thức “li” thành năm nhóm: chen trợ từ, chen định ngữ, chen bổ ngữ, lặp lại và đảo ngữ (Ruan, 2019).
  8. 158 Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 151-160 Bảng 3 Hình thức “li” của Từ li hợp Thứ tự Hình thức “li” 1 trợ từ A+了/着/过/的+B 2 lặp lại A 重叠+B 3 bổ ngữ A+补语+B A+个+B A+数词+B A+数量短语+B định ngữ 4 A+名词/代词(的)+B A+形容词(+的)+B A+动词性成分(+的)+B 5 đảo ngữ B+A 6. Kiến nghị giảng dạy Từ các nghiên cứu tổng hợp phía trên, chúng tôi xin đưa ra hai gợi ý chung về việc giảng dạy TLH. Trước hết TLH nên được xem là “tiểu loại từ”. Hiện nay các bản từ điển Xiandai Hanyu cidian đã sử dụng dấu “//” để ghi chú dấu hiệu các kết cấu có thể “li”, điều này tuy mang đến những thuận lợi nhất định để hiểu TLH. Tuy vậy, TLH vẫn chưa được xem là một “tiểu loại từ” riêng biệt, nên dấu “//” chỉ mang mang tính biểu trưng chung cho tất cả các kết cấu có thể chia tách, chứ chưa đại diện cụ thể của TLH. Việc đề xuất xem TLH là “tiểu loại từ” cũng phù hợp với cách nhận xét về TLH của Li (1983), TLH là loại từ đặc biệt, từ có thể mở rộng (“特殊的词”、 “能扩展的词”) nên việc xem nó là “tiểu loại từ” sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Trên cơ sở “tiểu loại từ”, các từ điển, giáo trình giảng dạy tiếng Trung quốc tế sẽ căn cứ vào quy ước này để đưa ra hướng tiếp cận, phương pháp giảng dạy. Nói cách khác, cần xem TLH là một điểm ngữ pháp cụ thể giảng dạy, như vậy sẽ tạo nên sự chú ý của người dạy và người học. Trong trường hợp có TLH mới xuất hiện thì cũng thuận tiện, dễ dàng đưa vào các giáo trình, tài liệu giảng dạy. Thứ hai, phân chia giai đoạn để giảng dạy TLH. Ở giai đoạn sơ cấp, trước hết nên tiến hành so sánh cách sử dụng TLH và động từ song âm tiết bình thường, tiếp theo tiến hành so sánh TLH ở trạng thái “li” với một thành phần xen vào. Từ giai đoạn trung cao cấp từng bước mở rộng phạm vi so sánh TLH có hai hình thức “li”. Riêng hình thức đảo ngữ chỉ tiến hành giảng dạy ở giai đoạn cao cấp. Tài liệu tham khảo Fan, Y. N. (2007). Duiwai Hanyu jiaoxue zhong de dongbinshi liheci dai binyu wenti [The problem
  9. Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 151-160 159 of the verb - object separable words with objects in teaching Chinese as a foreign language]. Beijing, China: Language Teaching and Research. Ge, B. Y. (2001). Xiandai Hanyu cihui [Modern Chinese words]. Shandong, China: Shandong renmin chubanshe. Li, Q. H. (1983). Tan liheci de tedian he yongfa [The characteristics and usage of separable words]. Beijing, China: Language Teaching and Research. Liang, C. H. (2000). Liheci de jiazhi ji chuli fangshi [The value and of separable words and how to handle]. Guangxi, China: Guangxi teaching Newspaper. Lin, H. D. (1953). Dongci lianxie wenti [Verb concatenation problem]. Beijing, China: China Language. Liu, Z. X. (1953). Yong lianxie lai guiding ci [The usage of ligatures to define words]. Beijing, China: China Language. Lu, J. M. (2004). Xiandai Hanyu yufa yanjiu jiaocheng [Modern Chinese grammar research course]. Beijing, China: Beijing Language and Culture University Press. Lu, Sh. X. (1999). Yufa yanjiu rumen [Introduction to grammar studies]. Beijing, China: Commercial Press. Lu, Zh. W. (1957). Hanyu de goucifa [Chinese word formation]. Beijing, China: Science Press. Rao, Q. (2001). Dongbinshi Liheci peijia de zai renshi [Re-understading of the valence of the Verb- Object separable words]. Beijing, China: Language Teaching and Research. Ruan, L. W. X. (2019). Dui Yue Hanyu jiaoxue zhong de Liheci yanjiu [Study on separable words in Vietnamese Chinese teaching] (Doctoral Dissertation). Wuhan, China: Central China Normal University. Wang, B. (2006). You kuozhanfa kan “Liheci” [Viewing “separable words” from the extended form]. Journal of Tongren Teaching College, (5) 21-22. Wang, H. F. (2011). Xiandai Hanyu liheci lixi xingshi gongneng yanjiu [Study on the form and function of modern Chinese separable words]. Beijing, China: Beijing Normal University Press. Wang, L. (1946). Hanyu yufa gangyao [The importance of Chinese grammar]. Shanghai, China: Kaiming Press. Wang, L. (1953). Ci he leyu de jiexian wenti [The problem of the boundary between words and dialects]. Beijing, China: China Language. Wu, D. Q., & Li, Zh. Ch. (2001). “Liheci” de yufa xingzhi ji qi jieding yuanze [The grammatical properties and definition priciple of “separable words”]. Journal of Hunan University of Science and Technology, (3) 47-50. Xing, F. Y., & Wang, G. Sh. (2006). Xiandai Hanyu [Modern Chinese]. Hubei: Huazhong shifan daxue chubanshe. Yang, Q. H. (2002). Xiandai Hanyu liheci yongfa cidian [Dictionary of usage of modern Chinese separable words]. Beijing, China: Beijing Normal University Press. Ye, P. Y., & Wu, Zh. W. (1999) Waiguoren xue Hanyu nandian shiyi [Diffculties of foreigners in learning Chinese]. Beijing, China: Beijing Language and Culture University Press. Zhang, Sh. K. (1957). Luelun Hanyu goucifa [A brief discussion on Chinese word formation].
  10. 160 Nguyễn Lý Uy Hân. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 151-160 Beijing, China: Chinese Language. Zhao, J. M. (1984). Neng kuozhan de “V+N” geshi de taolun [Discussion on the scalable “V+N” format]. Beijing, China: Language Teaching and Research. Zhao, Sh. H., & Zhang, B. L. (1996) Liheci de queding yu liheci de xingzhi [Determination and properties of separable words]. Beijing, China: Language Teaching and Research. Zhou, Sh. Zh. (1998). HSK shuangyin dongbin jiegou kaocha [Investigation on the structure of two - note verb - object in HSK]. Shanghai, China: Shanghai Forgein Language Education Press. Zhu, D. X. (2003). Yufa jiangyi [Grammar lectures]. Beijing, China: Commercial Press. Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2