intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn giải tích cho sinh viên đại học ngành kinh tế

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư duy sáng tạo là một trong những tư duy quan trọng mà sinh viên cần có. Đặc thù của môn giải tích ở đại học là các kiến thức móc nối, liên kết với nhau một cách chặt. Do đó, nội dung môn giải tích là phù hợp trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho sinh viên. Bài viết đề cập một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn giải tích cho sinh viên đại học ngành kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn giải tích cho sinh viên đại học ngành kinh tế

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 45-47<br /> <br /> MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN GIẢI TÍCH<br /> CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ<br /> Nguyễn Viết Dương - Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP. Hồ Chí Minh<br /> Nguyễn Ngọc Giang - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 14/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 30/03/2018.<br /> Abstract: Creative thinking is one of the important competences that students need, particularly<br /> in studying mathematics, including analytics. The typical feature of analytics is the tightly<br /> connection of all knowledge. Therefore, the content of the analysis is appropriate to foster the<br /> creative thinking of students. In the article, authors mention factors of creative thinking in teaching<br /> module Analytics for students in economics.<br /> Keywords: Analytical thinking, creative thinking, university students in economics.<br /> 1. Mở đầu<br /> Sáng tạo là một trong những tư duy quan trọng mà<br /> sinh viên (SV) cần có. Do vậy, khái niệm về tư duy sáng<br /> tạo (TDST) được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên<br /> cứu. Điển hình trong các nghiên cứu đó là: G. Polya, Đào<br /> Văn Trung, Lê Hải Yến,... [1], [2], [3]. Trong quá trình<br /> nghiên cứu, tìm tòi và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy SV<br /> các trường đại học cần được bồi dưỡng, rèn luyện và phát<br /> triển TDST.<br /> Đặc thù của nội dung môn Giải tích ở trường đại học<br /> là các kiến thức móc nối, liên kết với nhau một cách chặt<br /> chẽ. SV được học kiến thức theo trình tự từ thấp đến cao.<br /> Đầu tiên là các kiến thức về liên tục, đạo hàm, đạo hàm<br /> cấp cao, khai triển Taylor, Maclaurin, sau đó là kiến thức<br /> về tích phân suy rộng, phương trình vi phân,... Các kiến<br /> thức này không tách rời mà có mối liên hệ mật thiết với<br /> nhau. Do đó, việc nghiên cứu rèn luyện TDST trong dạy<br /> học nội dung Giải tích giúp SV tích cực hóa học tập, rèn<br /> luyện và phát triển năng lực sáng tạo. Bài viết đề cập một<br /> số yếu tố của TDST trong dạy học môn Giải tích cho SV<br /> đại học ngành Kinh tế.<br /> <br /> thể. TDST phân biệt với các quá trình tiếp nhận tri thức,<br /> kĩ năng có sẵn, các tri thức và kĩ năng có sẵn được tạo<br /> ra bởi tư duy tái tạo [3].<br /> Theo Đào Văn Trung, TDST chia làm 02 loại: - Loại<br /> là TDST của các nhà khoa học, nhà phát minh, nghệ sĩ<br /> kiệt xuất. Những tư tưởng mới, tác phẩm mới do họ tạo<br /> ra đối với xã hội loài người mà từ xưa đến nay chưa hề<br /> có, là có tính mở đường; - Loại thứ 2 là tính TDST, cách<br /> nghĩ mới, sản phẩm mới tuy đối với xã hội hoặc người<br /> khác không mới, nhưng đối với bản thân họ là mới, nó<br /> có ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên,<br /> giữa hai loại TDST này không có ranh giới phân cách rõ<br /> ràng. Loại tư duy thứ hai nếu được phát triển liên tục, có<br /> khả năng đạt đến trình độ của loại trước. Do đó, có thể<br /> nói rằng ai cũng có khả năng sáng tạo [4].<br /> Nhà sư phạm Polya nêu quan niệm về TDST như sau:<br /> TDST là tư duy tạo ra những tư liệu, phương tiện giải<br /> các bài toán sau này. Các bài toán vận dụng những tư<br /> liệu phương tiện này có số lượng càng lớn thì mức độ<br /> sáng tạo của tư duy càng cao [1].<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> Các định nghĩa nêu trên cho thấy, tính mới là tiêu chí<br /> cơ bản của TDST.<br /> <br /> 2.1. Quan điểm về tư duy sáng tạo<br /> <br /> 2.2. Đặc trưng của tư duy sáng tạo<br /> <br /> Lê Hải Yến khi nghiên cứu về các loại tư duy đã cho<br /> rằng: TDST hay tư duy khám phá là loại tư duy mở, phi<br /> logic, có quan hệ chặt chẽ với tư duy phê phán hay tư duy<br /> lập luận logic trong tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề<br /> sáng tạo [3].<br /> <br /> Theo các kết quả nghiên cứu, TDST có 05 đặc trưng<br /> cơ bản sau:<br /> 2.2.1. Tính mềm dẻo<br /> Tính mềm dẻo của TDST là năng lực dễ dàng đi từ<br /> hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, từ thao<br /> tác tư duy này sang thao tác tư duy khác; vận dụng linh<br /> hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu<br /> tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa và các phương pháp<br /> suy luận như quy nạp, suy diễn, tương tự, chuyển từ giải<br /> pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh kịp thời hướng<br /> suy nghĩ khi gặp trở ngại.<br /> <br /> Tác giả Iarosepski M.G và Petropski A.V (dẫn theo<br /> Lê Hải Yến) đưa ra khái niệm TDST: TDST là một trong<br /> các dạng của tư duy, được đặc trưng bởi sự tạo nên sản<br /> phẩm mới và những cấu thành mới trong hoạt động nhận<br /> thức. Cái mới đó, cấu thành mới đó có liên quan đến<br /> động cơ, mục đích, sự đánh giá và các ý tưởng của chủ<br /> <br /> 45<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 45-47<br /> <br /> Tính mềm dẻo của TDST còn là năng lực thay đổi dễ<br /> dàng, nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức chuyển từ<br /> góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác, định<br /> nghĩa lại sự vật, hiện tượng, gạt bỏ sơ đồ tư duy có sẵn<br /> và xây dựng phương pháp tư duy mới, hoặc chuyển đổi<br /> quan hệ và nhận ra bản chất của sự vật. Như vậy, tính<br /> mềm dẻo là một trong những đặc điểm cơ bản của TDST.<br /> <br /> 2.3. Một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học<br /> môn Giải tích cho sinh viên ngành Kinh tế<br /> 2.3.1. Tính mềm dẻo<br /> Ví dụ 1: Tìm cực trị của hàm:<br /> <br /> u( x, y)  1  x2  y 2 ,<br /> với điều kiện: y  a, 0  a  1.<br /> <br /> 2.2.2. Tính nhuần nhuyễn<br /> Tính nhuần nhuyễn của TDST thể hiện ở năng lực tạo<br /> ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng<br /> lẻ của các tình huống, hoàn cảnh, đưa ra giả thuyết mới.<br /> Các nhà tâm lí học rất coi trọng yếu tố chất lượng của ý<br /> tưởng sinh ra, lấy đó làm tiêu chí để đánh giá sáng tạo.<br /> Tính nhuần nhuyễn được đặc trưng bởi khả năng tạo<br /> ra một số lượng nhất định các ý tưởng. Tính nhuần<br /> nhuyễn còn thể hiện rõ nét ở đặc trưng sau: Tính đa dạng<br /> của các cách xử lí khi giải toán, khả năng tìm được nhiều<br /> giải pháp trên các góc độ và tình huống khác nhau; nhanh<br /> chóng tìm và đề xuất được nhiều phương án, từ đó tìm<br /> được phương án tối ưu.<br /> <br /> Phân tích: Để giải bài toán này, SV thường áp dụng<br /> một cách máy móc kiến thức đã được học về cực trị có<br /> điều kiện của hàm hai biến. Đầu tiên, SV xét hàm<br /> Lagrange: L( x, y,  )  1  x2  y 2   ( y  a).<br /> Sau đó, các em giải hệ phương trình:<br /> x<br /> <br /> 0<br />  L 'x <br /> 2<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> x<br /> <br /> y<br /> <br /> <br /> y<br />    0.<br /> L 'y <br /> 1  x2  y 2<br /> <br /> <br />  ( x, y )  y  a  0<br /> <br /> <br /> 2.2.3. Tính độc đáo<br /> Tính độc đáo của TDST được đặc trưng bởi các khả<br /> năng: - Khả năng tìm ra những hiện tượng và sự kết hợp<br /> mới; - Khả năng nhìn ra những mối liên hệ trong các sự<br /> kiện; - Khả năng tìm ra những giải pháp lạ tuy đã biết<br /> những giải pháp khác.<br /> Các yếu tố cơ bản trên không tách rời nhau mà trái<br /> lại, chúng có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung<br /> cho nhau. Khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ<br /> này sang hoạt động trí tuệ khác (tính mềm dẻo), tạo điều<br /> kiện cho việc tìm được nhiều giải pháp dưới các góc độ<br /> và tình huống khác nhau (tính nhuần nhuyễn), nhờ đó đề<br /> xuất được nhiều phương án, tìm được giải pháp lạ, đặc<br /> sắc (tính độc đáo). Các yếu tố này có liên hệ mật thiết với<br /> các yếu tố khác như: Tính chính xác, tính hoàn thiện, tính<br /> nhạy cảm vấn đề. Tất cả các yếu tố đặc trưng này cùng<br /> góp phần tạo nên TDST.<br /> <br /> Từ hệ phương trình này, SV tìm được điểm dừng và rút<br /> ra được các điểm cực trị của hàm số. Tuy nhiên, nếu SV có<br /> tư duy mềm dẻo và linh hoạt, các em có thể chuyển bài toán<br /> cực trị của hàm hai biến về cực trị của hàm một biến.<br /> Thật vậy, từ điều kiện y  a, ta có:<br /> <br /> u  1  x2  a2 .<br /> Tìm cực trị của hàm một biến ta có :<br /> du<br /> 2x<br /> <br />  0  x  0.<br /> dx<br /> 1  x2  a2<br /> <br /> Lập bảng biến thiên:<br /> x<br /> <br />  1  a2<br /> <br /> 0<br /> <br /> u′x<br /> <br /> <br /> <br /> 0<br /> <br /> 2.2.4. Tính hoàn thiện<br /> <br /> 1  a2<br /> <br /> <br /> <br /> 1  a2<br /> <br /> Tính hoàn thiện là khả năng lập kế hoạch, phối hợp<br /> các ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và<br /> kiểm chứng ý tưởng.<br /> <br /> u<br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Vậy, trong điều kiện y  a (0  a  1), u đạt cực<br /> <br /> 2.2.5. Tính nhạy cảm vấn đề<br /> Tính nhạy cảm vấn đề có các đặc trưng sau: - Khả<br /> năng nhanh chóng phát hiện vấn đề; - Khả năng phát hiện<br /> ra mâu thuẫn, sai lầm, thiếu logic, chưa tối ưu, từ đó có<br /> nhu cầu cấu trúc lại, tạo ra cái mới.<br /> <br /> 46<br /> <br /> đại tại x  0, u đạt cực tiểu tại x   1  a 2 .<br /> 2.3.2. Tính nhuần nhuyễn<br /> Ví dụ 2: Tìm cực trị của hàm số f ( x)  x.e x .<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 45-47<br /> <br /> Phân tích: Bài toán này có nhiều cách giải, tùy theo<br /> sự nhuần nhuyễn về kiến thức mà SV có thể có nhiều<br /> cách tiếp cận khác nhau. SV nào nhuần nhuyễn kiến thức<br /> về sử dụng đạo hàm và bảng biến thiên thì sẽ tìm cực trị<br /> thông qua bảng biến thiên. SV nào nhuần nhuyễn về tính<br /> đạo hàm cấp hai thì sẽ tìm cực trị bằng cách xét đạo hàm<br /> cấp hai. Từ nhận xét này, ta có một số cách chứng minh<br /> như sau:<br /> <br /> e<br /> <br /> 1<br /> .<br /> e<br /> <br /> Ta có: f ' ( x)  (x)' e x  (e x )' x  e x  e x x<br /> <br /> 1  x  0<br /> f ' ( x )  0  e  x (1  x )  0    x<br />  x  1.<br /> e  0<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> <br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> e<br /> <br /> <br /> <br /> 1 <br /> x2 <br /> lim ln 1  x <br /> <br /> x0 x <br /> 2 <br /> <br /> <br /> x<br /> <br /> e<br /> <br /> lim<br /> <br /> x0<br /> <br /> x<br /> <br /> x2<br /> 2<br /> <br /> e<br /> <br />  x<br /> lim 1 <br /> 2<br /> <br /> x0 <br /> <br />  e1  e.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> Ta có bảng biến thiên sau:<br /> <br /> f(x)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> <br /> x x<br /> x2  x<br />  1  2sin 2   lim  x  1  <br /> x 0<br /> 2<br /> 2 <br /> <br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Theo thang đánh giá của Bloom mới thì TDST là tư<br /> duy cao nhất và khó nhất trong tất cả các dạng tư duy.<br /> Việc rèn luyện TDST giúp SV hứng thú, tích cực trong<br /> học tập. Các kiến thức không tách rời mà liên kết, tạo<br /> thành chuỗi kiến thức. SV vừa học được cách thức khai<br /> thác, sáng tạo bài toán mới, vừa nhớ kiến thức lâu hơn so<br /> với cách học thông thường.<br /> <br /> Cách 2 (sử dụng bảng biến thiên): Tập xác định của<br /> hàm số D  .<br /> <br /> <br /> <br /> sin x  cos x  1<br />  1, nên giới hạn cần tìm<br /> x<br /> <br /> <br /> L1  lim  x<br /> x 0<br /> <br /> <br /> 1 2 1<br />  <br /> 0<br /> e e<br /> e<br /> <br /> f′(x)<br /> <br /> x 0<br /> <br /> Với cách nghĩ độc đáo và liên tưởng, ta có thể sử<br /> dụng vô cùng bé để thu được cách giải mới:<br /> <br /> f '' ( x)   e x  (e x  e x x)  x e x  2e x<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> <br /> bằng e.<br /> <br /> 1  x  0<br /> f ' ( x)  0  e x (1  x )  0    x<br />  x 1<br /> e  0<br /> <br /> x<br /> <br /> .<br /> <br /> lim 1  sin x  cos x  1 sin x  cos x  1  e<br /> <br /> x 0<br /> <br /> Ta có: f ' ( x)  (x)' e x  (e x )' x  e x  e x x<br /> <br /> Vậy, hàm số đạt cực đại tại x  1, fcd <br /> <br /> sin x  cos x  1<br /> x<br /> <br /> Do giới hạn:<br /> <br /> lim<br /> <br /> Cách 1: Tập xác định của hàm số D  .<br /> <br /> f '' (1) <br /> <br /> 1<br /> <br /> <br /> L1  lim  sin x  cos x   lim  1  sin x  cos x  1 sinx cosx-1 <br /> x 0<br /> x 0<br /> <br /> <br /> 1<br /> x<br /> <br /> 0<br /> <br /> Vậy, hàm số đạt cực đại tại x  1, fcd <br /> <br /> 1<br /> .<br /> e<br /> <br /> 2.3.3. Tính độc đáo<br /> 1<br /> <br /> Ví dụ 3: Tính giới hạn: L1  lim  sin x  cos x  x .<br /> x 0<br /> <br /> Bài toán tìm giới hạn ở trên có dạng 1 , nên nhiều<br /> SV thường giải bằng cách biến đổi dựa vào giới hạn<br /> 1<br /> <br /> lim(1  X ) X  e . Thật vậy, ta có:<br /> X 0<br /> <br /> 47<br /> <br /> [1] G. Polya (1976). Sáng tạo toán học (tập 03). NXB<br /> Giáo dục.<br /> [2] Đào Văn Trung (1996). Làm thế nào để học tốt toán<br /> phổ thông. NXB Giáo dục.<br /> [3] Lê Hải Yến (2008). Dạy và học cách tư duy. NXB<br /> Đại học Sư phạm.<br /> [4] G. Polya (1977). Toán học và những suy luận có lí<br /> (quyển 1, tập 1). NXB Giáo dục.<br /> [5] Cung Kim Tiến (2002). Từ điển Triết học. NXB Văn<br /> hóa - Thông tin.<br /> [6] Nguyễn Lê Anh (2004). Bài giảng Giải tích. NXB<br /> Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.<br /> [7] Nguyễn Ngọc Giang (2016). Thao tác tư duy sáng<br /> tạo các bài toán hình học trung học cơ sở. NXB Đại<br /> học Sư phạm.<br /> [8] Phan Quốc Khánh (1998). Phép tính vi tích phân.<br /> NXB Giáo dục.<br /> [9] Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999). Đại từ điển Tiếng<br /> Việt. NXB Văn hóa - Thông tin.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2