t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
<br />
THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ CẤU THÀNH<br />
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ<br />
TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH<br />
Đỗ Minh Sinh*; Vũ Thị Thúy Mai*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả thực trạng một số yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội và tự<br />
nhiên cấu thành nên điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, tỉnh Nam Định.<br />
Đối tượng và phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ 2016 - 2017 trên<br />
86 hộ gia đình với 350 người lao động tái chế nhôm. Sử dụng phương pháp quan sát để thu<br />
thập thông tin về cấp công trình xây dựng, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; phỏng vấn<br />
trực tiếp người lao động để thu thập thông tin liên quan đến các yếu tố cá nhân. Kết quả: diện<br />
2<br />
tích trung bình các xưởng sản xuất 120,5 m (95%CI = 113,0 - 130,7); 100% nhà xưởng ở dạng<br />
công trình cấp 4; trình độ công nghệ 62,8% ở dạng bán cơ khí, còn lại là thủ công; 100% người<br />
lao động chưa được đào tạo bài bản; 60,6% người lao động làm việc > 8 tiếng/ngày;<br />
87,4% người lao động chưa được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; tỷ lệ người lao động<br />
có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc đều < 56%. Kết luận: các yếu tố kỹ thuật, tổ<br />
chức lao động, kinh tế và xã hội tại làng nghề Bình Yên đang tạo ra nhiều rào cản cản trở hoạt<br />
động sản xuất và tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người lao động.<br />
* Từ khóa: Làng nghề; Điều kiện lao động; Phương tiện bảo vệ cá nhân.<br />
<br />
The Reality of Structures of Working Conditions in Binhyen<br />
Aluminum Recycling Trade Village in Namdinh Province<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the actual situation of technical factors, working management, economic,<br />
social and natural factors that structures the working conditions in Binhyen aluminum recycling<br />
trade village, Namdinh province. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive design was<br />
conducted from 2016 to 2017 on 86 households and 350 workers recycled aluminum. Using<br />
observation methods to collect information of construction works, using personal protective<br />
equipment; directly interview workers to collect information related to personal factors. Results:<br />
2<br />
The average area of workshops was 120.5 m (95%CI = 113.0 - 130.7); 100% of the buildings<br />
were in grade-4 works; technology level was 62.8% in mechanical form, the rest was in manual<br />
one; 100% of laborers were not trained properly; 60.6% of employees worked > 8 hours<br />
per day; 87.4% of workers were not trained on occupational safety and health; the percentage<br />
of employees using personal protective equipments at work was < 56%. Conclusion:<br />
Technological, working management, economic and social factors in Binhyen trade village are<br />
creating many barriers to production activities and potential risk factors to health worker.<br />
* Keywords: Trade village; Working conditions; Personal protective equipment.<br />
<br />
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Đinh<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Minh Sinh (minhsinh82@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 26/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/08/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 24/08/2018<br />
<br />
11<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu<br />
tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự<br />
nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ,<br />
dụng cụ lao động, đối tượng lao động,<br />
môi trường lao động, con người lao động<br />
và sự tác động qua lại giữa chúng trong<br />
không gian và thời gian nhất định, tạo nên<br />
điều kiện cần thiết cho hoạt động của con<br />
người trong quá trình sản xuất” (Cục An<br />
toàn Vệ sinh Lao động). Theo định nghĩa<br />
này, có thể chia các yếu tố cấu thành điều<br />
kiện lao động (ĐKLĐ) thành 03 nhóm:<br />
nhóm 1 gồm yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao<br />
động, kinh tế, xã hội và tự nhiên; nhóm 2<br />
gồm yếu tố tâm sinh lý lao động<br />
và Ecgônômi; nhóm 3 gồm yếu tố thuộc<br />
môi trường lao động.<br />
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu<br />
mô tả thực trạng yếu tố cầu thành ĐKLĐ<br />
tại các làng nghề tái chế kim loại (TCKL).<br />
Tuy nhiên, đa số nghiên cứu mới chỉ tập<br />
trung mô tả yếu tố cấu thành ĐKLĐ thuộc<br />
nhóm 2 và 3 [2, 5], chưa có nhiều nghiên<br />
cứu mô tả yếu tố cấu thành ĐKLĐ thuộc<br />
nhóm 1 và nếu có cũng chưa đầy đủ. Bên<br />
cạnh đó, việc mô tả ĐKLĐ tại các làng<br />
nghề TCKL có quy mô sản xuất nhỏ lẻ<br />
còn đang bị bỏ ngỏ.<br />
Do vậy, để đánh giá đúng thực trạng<br />
ĐKLĐ tại các làng nghề TCKL có quy mô<br />
sản xuất theo hộ gia đình, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả<br />
thực trạng các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao<br />
động, kinh tế, xã hội và tự nhiên cấu<br />
thành nên ĐKLĐ tại làng nghề tái chế<br />
nhôm Bình Yên, tỉnh Nam Định (một làng<br />
nghề TCKL có quy mô sản xuất nhỏ lẻ<br />
theo hộ gia đình).<br />
12<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm<br />
nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến hành từ 2016 - 2017,<br />
gồm ĐKLĐ và người lao động (NLĐ) tại<br />
làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, tỉnh<br />
Nam Định.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn NLĐ:<br />
- NLĐ tham gia vào quá trình sản xuất<br />
tái chế nhôm.<br />
- Độ tuổi từ 18 - 60.<br />
- Khả năng giao tiếp bình thường.<br />
- Thời gian lao động tại làng nghề tối<br />
thiểu 01 năm.<br />
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang,<br />
định lượng.<br />
* Mẫu và chọn mẫu: đơn vị mẫu là hộ<br />
gia đình tái chế nhôm tại Bình Yên.<br />
* Công thức tính cỡ mẫu: áp dụng<br />
công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:<br />
<br />
n = Z 2 (1−α / 2 )<br />
<br />
p (1 − p )<br />
(εp ) 2<br />
<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z1-α/2: giá<br />
trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với<br />
giá trị α (Z = 1,96 với α = 0,05); p: ước<br />
lượng tỷ lệ hộ gia đình có ĐKLĐ tốt, chọn<br />
p = 0,5 để có tích p(1-p) lớn nhất; ε: mức<br />
độ chính xác tương đối (ε = 0,22).<br />
Thay vào công thức trên tính được<br />
n = 79 hộ. Ước tính khoảng 8% số hộ sẽ<br />
từ chối tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu<br />
cuối cùng tính được n = 86 hộ.<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
* Phương pháp chọn mẫu:<br />
- Sử dụng phương pháp bốc thăm<br />
ngẫu nhiên lựa chọn 86 hộ tham gia<br />
nghiên cứu từ 300 hộ gia đình làm nghề<br />
tái chế nhôm của làng Bình Yên.<br />
- Toàn bộ NLĐ tại 86 hộ sản xuất đã chọn,<br />
thống kê tổng số lao động đủ tiêu chuẩn<br />
tham gia nghiên cứu 350 NLĐ.<br />
* Công cụ và phương pháp thu thập<br />
thông tin:<br />
Sử dụng phương pháp quan sát thu<br />
thập thông tin về cấp công trình xây<br />
dựng, vị trí xưởng sản xuất, trình độ công<br />
<br />
nghệ, sử dụng phương tiện bảo vệ cá<br />
nhân của NLĐ. Sử dụng thước dây đo diện<br />
tích xưởng sản xuất. Sử dụng phương<br />
pháp phỏng vấn trực tiếp NLĐ thu thập<br />
thông tin về một số yếu tố cá nhân.<br />
* Quản lý, xử lý và phân tích số liệu:<br />
Số liệu sau khi thu thập được làm sạch<br />
và nhập bằng phần mềm EpiData 3.1. Số<br />
liệu được kiểm tra, làm sạch, phân nhóm,<br />
mã hóa biến, tạo biến mới… bằng phần<br />
mềm SPSS trước khi đưa vào phân tích.<br />
Sử dụng tần số, tỷ lệ phần trăm và bảng<br />
tóm tắt các biến số.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên, nhiên liệu<br />
<br />
Công đoạn<br />
<br />
Chất gây ô nhiễm<br />
<br />
Vỏ hộp nhôm, than,<br />
điện, nước<br />
<br />
Cô nhôm<br />
<br />
Bụi, khói, khí độc, chất thải<br />
rắn, nhiệt cao<br />
<br />
Phôi nhôm, than, điện,<br />
nước<br />
<br />
Đúc nhôm<br />
<br />
Bụi, khói, khí độc, chất thải<br />
rắn, nhiệt cao<br />
<br />
Cán nhôm<br />
<br />
Tiếng ồn, chất thải rắn, dầu<br />
mỡ phế thải<br />
<br />
Tạo hình<br />
<br />
Tiếng ồn, chất thải rắn, dầu<br />
mỡ phế thải<br />
<br />
Tẩy rửa<br />
<br />
Bụi, khói, khí độc, dung<br />
dịch hóa chất<br />
<br />
Thỏi nhôm, máy, điện<br />
<br />
Dát nhôm, máy, điện<br />
<br />
Sản phẩm thô, hóa chất,<br />
than, nước<br />
<br />
Hình 1: Quy trình tái chế nhôm tại làng Bình Yên, tỉnh Nam Định.<br />
13<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
Quá trình tài chế nhôm tại làng Bình Yên diễn ra theo 05 công đoạn. Mỗi công đoạn<br />
(do một nhóm hộ gia đình thực hiện) cần những nguyên, nhiên liệu khác nhau và phát<br />
thải ra môi trường chất gây ô nhiễm đặc trưng.<br />
Bảng 1: Quy mô sản xuất của các hộ tái chế nhôm tại làng Bình Yên.<br />
Biến số<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Giá trị thống kê<br />
<br />
86<br />
<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn:<br />
120,5 ± 23<br />
<br />
86<br />
<br />
Giá trị mode: 4<br />
Thấp nhất - cao nhất: 2 - 7<br />
<br />
2<br />
<br />
Diện tích xưởng sản xuất (m )<br />
<br />
Số lao động/hộ gia đình<br />
<br />
Diện tích trung bình xưởng sản xuất của các hộ gia đình tại làng Bình Yên 120,5 m2<br />
và 95% diện tích trung bình trong khoảng từ 110,3 - 130,7 m2.<br />
Bảng 2: Một số đặc điểm của các hộ tái chế nhôm tại làng Bình Yên (n = 86).<br />
Biến số<br />
Vị trí xưởng sản xuất<br />
<br />
Cấp công trình nhà xưởng<br />
<br />
Trình độ công nghệ<br />
<br />
Đặc tính<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Liền kề nhà ở<br />
<br />
86<br />
<br />
100<br />
<br />
Cách xa nhà<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Cấp 4<br />
<br />
86<br />
<br />
100<br />
<br />
Khác<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Thủ công<br />
<br />
32<br />
<br />
37,2<br />
<br />
Bán cơ khí<br />
<br />
54<br />
<br />
62,8<br />
<br />
100% xưởng sản xuất của các hộ gia đình đều nằm cạnh nhà ở và đều được xây<br />
dựng ở dạng công trình cấp 4. Tỷ lệ hộ sản xuất có trình độ công nghệ bán cơ khí<br />
62,8%; còn lại sản xuất ở dạng thủ công.<br />
Bảng 3: Một số đặc điểm NLĐ tái chế nhôm (n = 350).<br />
Biến số<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Nhóm tuổi đời<br />
<br />
Nhóm tuổi nghề<br />
<br />
14<br />
<br />
Đặc tính<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tốt nghiệp tiểu học<br />
<br />
26<br />
<br />
7,4<br />
<br />
Tốt nghiệp trung học cơ sở<br />
<br />
283<br />
<br />
80,9<br />
<br />
Tốt nghiệp trung học phổ thông<br />
<br />
41<br />
<br />
17,7<br />
<br />
≤ 30 tuổi<br />
<br />
52<br />
<br />
14,9<br />
<br />
31 - 40 tuổi<br />
<br />
111<br />
<br />
31,7<br />
<br />
41 - 60 tuổi<br />
<br />
187<br />
<br />
53,4<br />
<br />
≤ 5 năm<br />
<br />
104<br />
<br />
29,7<br />
<br />
6 - 10 năm<br />
<br />
147<br />
<br />
42,0<br />
<br />
≥ 11 năm<br />
<br />
99<br />
<br />
28,3<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
Giới tính<br />
<br />
Nơi học nghề<br />
Tập huấn về an toàn vệ sinh<br />
lao động<br />
Thời gian làm việc trong ngày<br />
<br />
Nam<br />
<br />
153<br />
<br />
43,7<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
197<br />
<br />
56,3<br />
<br />
Chủ cơ sở hướng dẫn<br />
<br />
167<br />
<br />
47,7<br />
<br />
Tự học<br />
<br />
232<br />
<br />
66,3<br />
<br />
Có<br />
<br />
44<br />
<br />
12,6<br />
<br />
Không<br />
<br />
306<br />
<br />
87,4<br />
<br />
≤ 8 tiếng<br />
<br />
138<br />
<br />
39,4<br />
<br />
> 8 tiếng<br />
<br />
212<br />
<br />
60,6<br />
<br />
Đa số NLĐ mới chỉ học hết trung học cơ sở (> 80%); 100% không qua trường lớp<br />
đào tạo nghề và hầu hết chưa được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trước khi<br />
làm việc (87,4%).<br />
Bảng 4: Tuổi đời, tuổi nghề, thời gian làm việc và thu nhập của NLĐ (n = 350).<br />
Biến số<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
<br />
Tuổi đời (năm)<br />
<br />
41,9<br />
<br />
40,7 - 43,0<br />
<br />
Tuổi nghề (năm)<br />
<br />
8,2<br />
<br />
7,8 - 8,6<br />
<br />
Số giờ làm việc/ngày<br />
<br />
8,9<br />
<br />
8,5 - 9,7<br />
<br />
Số ngày làm việc/tuần<br />
<br />
6,0<br />
<br />
5,7 - 6,5<br />
<br />
Thu nhập (triệu đồng/tháng)<br />
<br />
4,1<br />
<br />
3,9 - 4,4<br />
<br />
Tuổi đời trung bình của NLĐ là 41,9 tuổi, trong đó thời gian làm việc trung bình liên<br />
quan đến tái chế nhôm khoảng 8,2 năm. Trung bình mỗi ngày NLĐ làm việc khoảng<br />
8,9 giờ và khoảng 6 ngày/tuần.<br />
Bảng 5: Thực trạng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động tái<br />
chế nhôm tại làng Bình Yên (n = 350).<br />
Loại phương tiện bảo vệ cá nhân<br />
<br />
Đối tượng cần dùng<br />
<br />
Đối tượng có dùng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Găng tay<br />
<br />
350<br />
<br />
195<br />
<br />
55,4<br />
<br />
Khẩu trang<br />
<br />
350<br />
<br />
128<br />
<br />
36,6<br />
<br />
Kính<br />
<br />
223<br />
<br />
109<br />
<br />
48,9<br />
<br />
Giầy/ủng<br />
<br />
191<br />
<br />
64<br />
<br />
33,5<br />
<br />
Mũ/nón<br />
<br />
140<br />
<br />
69<br />
<br />
49,3<br />
<br />
Chụp tai<br />
<br />
47<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tỷ lệ NLĐ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc rất thấp (< 56%).<br />
Đặc biệt, không quan sát thấy NLĐ tại khâu cán nhôm sử dụng chụp tai trong quá trình<br />
làm việc.<br />
15<br />
<br />