Một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm
lượt xem 170
download
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều kỹ thuật mới được hình thành và phát triển. Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực như giống, dinh dưỡng, trang thiết bị, môi trường chăn nuôi. 1. Tiến bộ kỹ thuật trong giống gia cầm - Tạo ra nhiều giống có khả năng sản xuất thịt cao cũng như các giống có khả năng sản xuất trứng cao như gà Leghor, Browrick, Avian, Hubbard, Cobb... - Sử dụng kỹ thuật Gene trong công tác giống như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm
- Một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm
- Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều kỹ thuật mới được hình thành và phát triển. Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực như giống, dinh dưỡng, trang thiết bị, môi trường chăn nuôi. 1. Tiến bộ kỹ thuật trong giống gia cầm - Tạo ra nhiều giống có khả năng sản xuất thịt cao cũng như các giống có khả năng sản xuất trứng cao như gà Leghor, Browrick, Avian, Hubbard, Cobb... - Sử dụng kỹ thuật Gene trong công tác giống như việc sử dụng gene lùn đưa vào gà mái ở dòng nặng cân để giảm trọng lượng gà mà không làm ảnh hưởng đến năng suất trứng. Mặt khác gene này còn có tác dụng giúp sự phát triển hệ cơ (cơ đùi và cơ lườn). Sử dụng gene chống Stress cho gà trong điều kiện nuôi công nghiệp. Hiện nay ở Nhật Bản, người ta sử dụng kỹ thuật chuyển đổi gene ở gia cầm. Với kỹ thuật này, nó giúp con người có thể cải tiến gene ở gia cầm thông qua việc cấy chuyển gene. Mặt khác, kỹ thuật này còn giúp bảo tồn các giống gia câm mà không phải trực tiếp nuôi dưỡng chúng thông qua việc bảo tồn tế bào (germ cells) và có thể kiểm soát tỷ lệ đực mái. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất gà đẻ trứng. Trong kỹ thuật này, nuôi cấy phôi gà bằng phương pháp nhân tạo là một
- trong những khâu đặc biệt quan trọng. Trứng gà sau khi thụ tinh 2 giờ (trứng ở giai đoạn tế bào đơn , các tế bào dĩa phôi chưa biệt hóa) được lấy ra khỏi cơ thể gà mái và nuôi trong ống nghiệm. Qúa trình nuôi này được chia làm 3 giai đoạn . Giai đoạn 1 với thời gian là 24 giờ, trứng được nuôi trong ống nghiệm với nhiệt độ là 410C. Sau đó, trứng được chuyển sang giai đoạn 2, ở giai đoạn này, trứng được chuyển vào trong một vỏ trứng cắt 1/3 đầu và ấp nhân tạo ở nhiệt độ 370C - 380C thời gian 3 ngày. Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ ngày thứ 4, trứng được chuyển sang vỏ trứng khác lớn hơn và ấp nhân tạo ở nhiệt độ 380C với thời gian đến lúc nở. Kỹ thuật này cho tỷ lệ nở đạt 34,4% và gà con sau khi nở ra, chúng sinh trưởng và sinh sản bình thường. Trong điều kiện nước ta, việc nhập các giống gia cầm mới là cần thiết để tạo nguồn gà hạt nhân (giống ông bà bố mẹ). Tuy nhiên, cần phải xem xét giống nào cần nhập và khi nhập phải có hệ thống kiểm định, đánh giá. Song song với việc nhập này, chúng ta cũng vẫn phải cần làm tốt công tác giống nhằm duy trì và phát triển nguồn gene gia cầm trong nước (Ở Nhật, giống gà Nagoa là giống địa phương, qua chọn lọc đã trở nên khá nổi tiếng). Mặt khác, công tác giống còn phải tiến hành thử nghiệm các tổ hợp lai để tạo ra các giống gà phù hợp nhất và có năng suất cao trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.
- 2. Tiến bộ trong dinh dưỡng gia cầm Khuynh hướng nghiên cưú về dinh dưỡng gia cầm trong khoa học gia cầm Anh, khoa học gia cầm Nhật và khoa học gia cầm thế giới tập trung vào lĩnh vực sau: - Khả năng sử dụng tập đoàn thức ăn mới như ngô có hàm lượng dầu cao, lúa mạch - Đánh giá chức năng của một số loại thức ăn có thể làm giảm Cholesterol trong thịt và trong trứng. - Giảm thiểu sự ảnh hưởng môi trường trong sản xuất gia cầm: tập trung vào photpho - Nghiên cứu sự tương tác của Vitamin trong khẩu phần (A,C,D và E) - Vitamin D và sự phát triển xương - Anh hưởng của thuốc đối với vi khuẩn đường ruột - Canxi trao đổi và chất lượng vỏ trứng - Anh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với việc sử dụng dinh dưỡng.
- - Hạn chế thức ăn và sự sinh trưởng Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp, chăn nuôi với qui mô lớn – do vậy một số nghiên cứu tập trung về nghiên cứu khẩu phần ăn của gà trong điều kiện chống stress. Trong điều kiện Stress , nhu cầu axit amin (aa) tăng , nhu cầu năng lượng tăng và chuyển hóa Protein giảm. Khẩu phần ăn trong điều kiện stress có khuynh hướng giảm năng lượng của tinh bộ, tăng năng lượng của chất béo (mỡ động vật hay thực vật), không tăng hàm lượng Protein thô mà tăng hàm lượng Axit amin (aa), lưu ý đến tỷ lệ Ca/P và Fe/Zn . Các nghiên cứu còn tập trung vào việc làm giảm lượng cholesterol trong thịt và trứng xuống tới mức cần thiết. Việc sử dụng men Phytase để tăng sự tiêu hóa photpho trong khẩu phần ăn của gia cầm và giảm thiểu lượng photpho thải ra trong phân được tập trung nghiên cứu để giảm sự ô nhiễm môi trường. 3. Tiến bộ về trang thiết bị, quản lý và chăm sóc trong chăn nuôi gia cầm
- Trong nền công nghiệp gia cầm ở Nhật hiện nay , kiểu chuồng kín (window less house) được sử dụng khá phổ biến . Kiểu chuồng này có những ưu điểm như sau : - Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa. - Cải tiến tiêu tốn thức ăn . Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 10C thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn. Điều này có nghĩa là nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 100C thì nó chỉ cần ăn 100 gr thức ăn ở nhiệt độ 200C (điều kiện trong nhà windowless house) mà năng suất trứng gà không thay đổi. - Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ , thời tiết . - Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ - Không cần phải cắt mỏ gà. Việc cắt mỏ gà là stress lớn nhất đối với gà đẻ giai đoạn gà con - Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật, Đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1.
- - Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi . Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà windowless house thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng - Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ - Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường Đối với chăn nuôi gà thịt, loại chuồng kín, hoàn toàn tự động (Automated broiler house) cũng đã được đưa vào sử dụng ở Nhật. Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vắc xin. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ. Trong chăn nuôi gia cầm, hệ thống máng uống tự động cũng đã góp phần tiết kiệm đến 40% lượng nước và đảm bảo vệ sinh tối đa nguồn nước cũng như ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo vào thực tế sản xuất để nâng cao năng suất sinh sản của heo nái
8 p | 553 | 206
-
Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo
4 p | 359 | 103
-
Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cải tạo và chăm sóc sau ghép vườn cây ăn quả
5 p | 311 | 84
-
Tài liệu tập huấn chăn nuôi 2009 - Phần 4
6 p | 271 | 78
-
Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi heo
8 p | 219 | 71
-
Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo vào thực tế sản xuất
7 p | 216 | 58
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá ao thâm canh ở các tỉnh phía Bắc
61 p | 109 | 16
-
Tìm hiểu các kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (Tập 2): Phần 1
89 p | 38 | 9
-
Nghiên cứu tuyển chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng măng tây ứng dụng công nghệ cao tại Nam Trung Bộ
0 p | 52 | 7
-
Những tiến bộ kỹ thuật gần đây về cây lúa
3 p | 76 | 5
-
Một số tiến bộ kỹ thuật chính thích ứng biến đổi khí hậu giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
11 p | 71 | 5
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var fuscidicus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai) tại Lai Châu
6 p | 100 | 4
-
Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò tại Hoàng Su Phì, Hà Giang
6 p | 51 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt tại Tây Nguyên
7 p | 29 | 3
-
Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả ôn đới
3 p | 58 | 2
-
Một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
4 p | 48 | 1
-
Kết quả khảo nghiệm bổ sung kỹ thuật trồng rừng bạch đàn tại một số vùng sinh thái trọng điểm
9 p | 42 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn