KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ TRÊN VÙNG ÐẤT CÁT
lượt xem 47
download
Nuôi tôm sú trên vùng đất cát ven biển không chỉ là mô hình nuôi trồng thủy sản mới đối với tỉnh ta , mà còn được xem là một tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của cả nước . Nghề nuôi tôm trên cát tuy chỉ mới xuất hiện ở tỉnh ta trong vài năm gần đây nhưng nó đã sớm khẳng định được hiệu qủa kinh tế khá cao so với nuôi tôm ở các vùng mặt nước ven biển khác ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ TRÊN VÙNG ÐẤT CÁT
- KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ TRÊN VÙNG ÐẤT CÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CHUẨN BỊ AO NUÔI Nuôi tôm sú trên vùng đất cát ven biển không chỉ là mô hình nuôi trồng thủy sản mới đối với tỉnh ta , mà còn được xem là một tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của cả nước . Nghề nuôi tôm trên cát tuy chỉ mới xuất hiện ở tỉnh ta trong vài năm gần đây nhưng nó đã sớm khẳng định được hiệu qủa kinh tế khá cao so với nuôi tôm ở các vùng mặt nước ven biển khác . Thấy được hiệu quả của nghề này , nhiều đơn vị, cá nhân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng ao đìa nuôi tôm trên cát . Ðến nay , diện tích nuôi tôm trên cát ở tỉnh ta đã có khoảng trên 60 ha . Ða số các hộ nuôi đều có diện tích nuôi trên 1 ha và đều nuôi đạt hiệu quả 2 vụ/năm . Năng suất tôm nuôi đạt rất cao 4-5 tấn/ha và hiện tượng dịch bệnh trên con tôm hầu như không xãy ra . Vùng nuôi tôm trên cát ở tỉnh ta hiện nay chủ yếu chỉ tập trung ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước . Do ở vùng này có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho nuôi tôm . Diện tích vùng đất cát ven biển ở tỉnh ta còn rất lớn , đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi tôm trên cát có thể phát triển với quy mô lớn. (Phát biểu của 1-2 người dân về hiệu quả của nuôi tôm trên cát và nêu khó khăn về kỹthuật nuôi) Ðể đảm bảo loại hình nuôi tôm này được phát triển bền vững và thực sự mang lại hiệu qủa cao , người nuôi tôm cần nắm vững kỹ thuật nuôi , làm tốt từ khâu qui hoạch , thiết kế hệ thống ao nuôi cho đến các khâu trong qui trình kỹ thuật nuôi . Kỹ thuật nuôi tôm trên cát nhìn chung cũng giống như kỹ thuật nuôi tôm bán tâm canh và thâm canh đang áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên , nuôi tôm trên cát cũng có một số khâu kỹ thuật khác biệt cần hết sức lưu ý. I. CHỌN ÐỊA ÐIỂM XÂY DỰNG AO Chọn địa điểm xây dựng là một trong những khâu quan trọng nhất của nghề nuôi tôm. Ðịa điểm xây dựng phải đảm các điều kiện sau :
- - Gần nguồn nước biển, nước biển không bị ô nhiễm. - Có nguồn nước ngọt đảm bảo , có thể là nước ngầm. - Xa khu dân cư , không chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. - Gần đường giao thông , có hệ thống điện lưới quốc gia. II. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG AO NUÔI. Lưu ý khi thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm trên cát cần đảm bảo các yếu tố sau : - Xây dựng hệ thông công trình ao nuôi tôm trên cát phải có diện tích từ 01ha trở lên để có thể bố trí đầy đủ các công trình phụ trợ đảm bảo nuôi tôm ổn định và có hiệu qủa. - Nuôi tôm trên cát cần nên bố trí kết hợp với trồng rừng để tránh hiện tượng cát bay, vừa đảm bảo giữ được lượng nước ngầm. Có thể bố trí trồng rừng theo vành đai và theo các lối đi. ( Sơ đồ bố trí theo hình 1). - Phải bố trí xây dựng đầy đủ hệ thống gồm ao nuôi tôm , ao chứa lắng dự trử nước , ao chứa nước thải đảm bảo không tháo nước trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường .( Sơ đồ bố trí theo hình 2 ). - Xây dựng ao phải được kè bờ và lót toàn bộ đáy ao bằng nhựa chống thấm giải quyết vấn đề rò rỉ mất nước nhanh trong ao.( Sơ đồ bố trí theo hình 3 ). * Thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm : ( Sơ đồ thiết kế theo hình 4 ) - Ao nuôi tôm có thể thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật để dễ chăm sóc quản lý. - Ðáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về giữa ao nơi có lắp đặt hệ thống xả đáy. - Ðộ sâu ao từ 1,5m trở lên - Bờ ao thoai thoải, được kè bằng nhựa chống thấm Tapolin. - Toàn bộ đáy ao được lót bằng nhựa nilon ;nhựa Tapolin hoặc nhựa cao cấp HDPE.
- III. CHUẨN BỊ AO NUÔI TRƯỚC KHI THẢ TÔM - Ðối với ao mới xây dựng xong , trước hết cần bơm nước vào ao sau đó tháo cạn để rửa ao. - Ðối với ao đã nuôi tôm . Sau mỗi vụ nuôi cần phải cải tạo ao bằng cách nạo vét hết bùn dơ đưa lên bờ., bổ sung cát mới vào ao. - Bón vôi [Ca(OH)2] xuống ao với lượng như sau : + Ao có pH đáy ao bình thường ( 6,0-7,0) dùng 500-800 kg/ha + Ao đất chua (pH: 4,5- 6,0 ) dùng 800-1000 kg/ ha + Ao đáy phèn (pH360C nếu mực nước trong ao 0,5m. 2/ Ðộ mặn : Tôm sú có thể chịu đựng được sự biến thiên độ mặn rất lớn, chúng có thể thích nghi được với độ mặn từ 0,2 - 70%o. Tuy nhiên ngưỡng độ mặn phù hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 15 -25%o. Trong quá trình chăm sóc quản lý việc cấpnước ngọt hoặc nước biển cần có một giới hạn nhất định, nếu thay đổi qúa đột ngột thì chúng rất dễ sock và nhiễm bệnh .Khác với các vùng nuôi khác nguồn nước ngọt cấp vào ao nuôi tôm trên cát chủ yếu là sử dụng nước ngầm từ các giếng khoan có độ sâu từ 5 -40m cho nên khi cấp nước cần kiểm tra các yếu tố : hàm lượng kim loại nặng ( Cu, Zn, Fe....) , các khí độc( H2S, NH3 ,SO2 ,CH4 ...) để có biện pháp xử lý từ ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi 3/ pH : pH là chỉ tiêu chỉ thị cho qúa trình biến đổi sinh học và hóa học xảy ra trong ao nuôi để đánh gía chất lượng nước. pH thích hợp cho tôm dao động từ 7,5 -8,5 , tốt nhất từ 7,8 - 8,3 . pH 9,5 sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm. Qua nghiên cứu cho thấy tính độc của các loại khí( NH 3 , H2?/sub>S..) có lên quan đến pH: Tính độc của NH3 càng tăng khi pH cao. Sự biến động của pH hàng ngày trong ao phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tảo. Vào thời điểm 14 -16 giờ trong ngày cường độ quang hợp của tảo mạnh giá trị của pH đạt cao nhất, Vào ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời gía trị pH xuống thấp nhất.Cho nên
- điều khiển pH tức là điều khiển mật độ tảo trong ao nuôi. 4/ Oxy : Như chúng ta đã biết bất kỳ sinh vật sống nào cũng cần phải hô hấp. Tôm là loài sinh vật sống trong môi trường nước cho nên hoạt động hô hấp của tôm dựa vào hàm lượng oxy hòa tan có trong ao nuôi . Ngưỡng oxy thích hợp cho tôm nuôi 4-7 mg/l Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn , chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài tôm sẽ bị nổi đầu chết hàng loạt. Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi người ta sử dụng các loại thiết bị như : máy quạt nước , máy thổi oxy đáy, máy sục khí... Tuỳ theo mật độ thả nuôi , thời gian nuôi mà có biện pháp bố trí và vận hành các loại máy cho phù hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy trong ao ,vừa giảm được chi phí sản xuất. Ngoài ra oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo , bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Khi mật độ tảo trong ao nhiều vào ban ngày do qúa trình quang hợp sẽ cung cấp một lượng lớn oxy hòa tan trong ao,nhưng ngược lại vào ban đêm tảo lại sử dụng oxy cho qúa trình hô hấp , do đó oxy thường giảm thấp vào ban đêmnhất là vào lúc 4-5giờ sáng nên cần tăng cường hoạt động các loại máy cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu.Ngoàiệc cung cấp đầy đủ oxy trong ao còn tạo điều cho các vi sinh vật có lợi phát triển thúc đẩy qúa trình phân hủy các chất hữu cơ làm sạch đáy ao. 5/ Ðộ trong - màu nước : Ðộ trong - màu nước là hai yếu tố có liên quan đến sự phát triển của tảo ,nó chi phối đến nhiều yếu tố như : nhiệt độ nước, pH, oxyhòa tan.các muối dinh dưỡng.... Ðộ trong phù hợp nhất cho tôm phát triển từ 30 -40cm. Khi độ trong cao >40cm chứng tỏ tảo trong ao phát triển chậm, cần cung cấp thêmcác muối dinh dưỡng cho tảo phát triển. Nếu độ trong thấp < 30cm tảo phát triển qúa mạnh sẽ làm cho pH , hàmlượng oxy biến động lớn trong ngày , có nguy cơ tảo tàn hàng loạt gây ô nhiễm môi trường . Do đó cần có biện pháp khống chế sự phát triển của tảo như thay
- nước , xử lý Formol 3-5ppm vào lúc 9-10giờ sáng... Ngoài ra hàng ngày cần theo dõi sự thay đổi của màu nước trong ao để đánh gía sự phát triển của tảo, từ đó có thể dự đoán được biện pháp xử lý trước khi có tình huống xấu xảy ra. Qua nghiên cứu cho thấy màu nước trong ao : xanh nhạt, xanh lục, vàng nâu phớt xanh là tốt nhất . Chúng được tạo ra bởi nhóm tảo không có độc tố , kích thước nhỏ, có vòng đời dài nên màu nước ao nuôi ổn định . Ngoài ra nhóm tảo này còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn phát sáng Vibrio. Ngoài một số yếu tố cơ bản trên , trong nuôi tôm cũng cần theo dõi thêm một số yếu tố như : độ kiềm , hàm lượng khí NH3, khí H2S. Thông số môi trường Khoảng phù hợp Chú ý Oxy hòa tan 5- 7 mg/lit Không được < 4mg/lit ,Ðộ trong :30 - 40cm Ðộ kiềm80 - 200mg/lit ,Tùy thuộc vào tuổi tôm Khí H2S< 0,02mg/lit, Ðộc hơn khi pH thấp ,Khí NH3 < 0,1 mg/lit Ðộc hơn khi pH và nhiệt độ cao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kĩ thuật nuôi tôm sú trên cát
0 p | 209 | 81
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ
48 p | 361 | 75
-
Mở rộng nuôi tôm trên cát ở Việt Nam - Thách thức và cơ hội
113 p | 182 | 65
-
Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh bán thâm canh
12 p | 157 | 29
-
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú - lúa
36 p | 146 | 18
-
Độ cứng của nước nuôi tôm sú
2 p | 135 | 14
-
Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp: Phần 1
122 p | 31 | 9
-
Nuôi tôm sú công nghiệp trên diện tích 1 ha
17 p | 121 | 9
-
Cá điêu hồng sống cùng tôm sú
9 p | 101 | 9
-
NUÔI TÔM SÚ TRÊN CÁT
7 p | 100 | 5
-
Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau
8 p | 146 | 5
-
Yếu tố ảnh hưởng đến thiệt hại do bệnh trong nuôi Tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) tại tỉnh Sóc Trăng
8 p | 66 | 3
-
Hướng dẫn nuôi tôm sú, tôm càng xanh, ba ba: Phần 2
37 p | 35 | 3
-
Nuôi tôm trên cát quy mô lớn - một số cảnh báo về môi trường
8 p | 92 | 2
-
Hướng dẫn nuôi tôm sú, tôm càng xanh, ba ba: Phần 1
40 p | 45 | 2
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cá kết hợp lúa nước: Phần 1
73 p | 45 | 2
-
Kỹ thuật nuôi thâm canh tôm sú (tái bản lần thứ 2 có sửa chữa): Phần 2
77 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn