intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo

Chia sẻ: Lotus_0 Lotus_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

326
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Táo là cây trồng phổ biến tại nước ta, vùng phân bố nhiều nhất như Ninh Thuận, Tiền Giang và một số tỉnh ĐBSH, giống Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, với cây táo chiết cành hoặc ghép mắt thì sau trồng một năm cây bắt đầu cho thu hoạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo

  1. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo Táo là cây trồng phổ biến tại nước ta, vùng phân bố nhiều nhất như Ninh Thuận, Tiền Giang và một số tỉnh ĐBSH, giống Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, với cây táo chiết cành hoặc ghép mắt thì sau trồng một năm cây bắt đầu cho thu hoạch. 1. Giống: Táo gia lộc: quả hình trái xoan khi chín có màu vàng tươi, vị hơi chua, trọng lượng quả 20-25g, vụ chính ra hoa vào tháng 7,8,9, thu hoạch vào tháng 11,12. Táo chua chín vào tháng 3, quả nhỏ, mã đẹp. Ngoài ra còn rất nhiều giống táo khác cũng cho năng suất cao và ổn định đang được bà con nông dân trồng khắp các tỉnh thành.
  2. Nhân giống chủ yếu là ghép mắt, ghép theo kiểu chữ T hoặc cửa sổ, thời vụ ghép tốt nhất là vụ thu tháng 7,8,9. Sử dụng các giống táo chua làm gốc ghép. 3. Thời vụ trồng: Trồng thích hợp nhất là vào vụ xuân. 4. Khoảng cách và mật độ trồng: Khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5m, hàng cách hàng 5 – 6m, đào hố sâu 40cm, rộng 60 – 80cm, bón lót 30kg phân chuồng + 0,5kg vôi bột + 1kg super lân trộn đều với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố, lấp hố trước trồng 1 tháng. 5. Bón phân: Khi cây còn nhỏ (kiến thiết cơ bản): bón 20 – 30kg phân chuồng + 1kg ZOOREA F1 + 1kg SITTO PHAT 15-15-15-10 SiO2+TE/gốc/năm.Khi cây đã cho sản lượng ổn định (thời kỳ kinh doanh): bón 30 – 40kg phân chuồng + 2kg ZOOREA F1 + 2kg SITTO PHAT 20-20- 15-3SiO2+TE/gốc/năm. 6. Chăm sóc: Đối với táo ta sau mỗi vụ thu hoạch cần phải sử dụng biện pháp kỹ thuật đốn để tập trung dinh dưỡng và thân cành mới cho vụ sau. Có 2 phương pháp đốn là:
  3. * Đốn phớt: hàng năm sau thu hái quả thì tiến hành đốn phớt nhằ m giữ cho năng suất cao và ổn định bằng cách cắt toàn bộ cành quả và cành mẹ (kỹ thuật này áp dụng với táo gia lộc làm trái vụ). * Đốn đau: áp dụng đốn tạo hình cho cây con và cây đã già để tạo cho cây có bộ khung tán mới bằng cách cắt cụt hết các cành chỉ để lại 3 – 5 cành chính. Thời vụ đốn: tốt nhất vào thời kỳ15/2 – 15/3, sau đốn cần bón bổ sung phân chuồng và phân vô cơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2