intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nội thất trong chậu

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

145
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất trồng: đất thích hợp trồng cây trong chậu là đất thịt pha cát , giàu mùn, giữ ẩm tốt dễ thoát nước. Tốt hơn, đất khi trồng trộn thêm trấu tạo độ thông thoáng, tạo mùn cho đất, vừa có thể thoát nước tốt khi thừa nước trong đất 1.Kỹ thuật làm đất Đất đập nhỏ, tơi xốp, yêu cầu đường kính hạt đất nhỏ hơn 5mm chiếm khoảng 70 % còn lại các hạt đất có đường kính lớn hơn 5mm chiếm khoảng 30% Khi làm đất nhặt sạch cỏ dại, tạp vụn rồi trộn trấu với tỷ lệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nội thất trong chậu

  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nội thất trong chậu PHẦN I: Kỹ thuật trồng cây Đất trồng: đất thích hợp trồng cây trong chậu là đất thịt pha cát , giàu mùn, giữ ẩm tốt dễ thoát nước. Tốt hơn, đất khi trồng trộn thêm trấu tạo độ thông thoáng, tạo mùn cho đất, vừa có thể thoát nước tốt khi thừa nước trong đất 1.Kỹ thuật làm đất Đất đập nhỏ, tơi xốp, yêu cầu đường kính hạt đất nhỏ hơn 5mm chiế m khoảng 70 % còn lại các hạt đất có đường kính lớn hơn 5mm chiế m khoảng 30% Khi làm đất nhặt sạch cỏ dại, tạp vụn rồi trộn trấu với tỷ lệ trấu 1/3 + đất 2/3. ( %thể tích ). Khi trộn trấu, trộn cùng với phân lót thường sử dụng là phân lân Văn Điển hoặc phân Vi sinh với lượng 100g cho 10 kg đất. Có thể trộn với thuốc hoá học để diệt trừ mầm bệnh trong đất (VD: kiến, mối mọi, sâu nấm ) nếu cần thiết.
  2. Đất bình thường Đất đã trộn trấu Đất trộn phân lân và trấu • Trường hợp đặc biệt: Đối với những cây cần ít nước hay những cây dễ bị thối gốc do nhiều nước thì trộn trấu và đất với tỷ lệ ½ trấu + ½ đất. Các cây trồng trong trường hợp này như Kim tiền, Đại niên thanh, Vạn niên thanh, Trường sinh đốm, Đại phú gia, Hoàng hậu, Bạch mã…và một số cây khác. • Chuẩn bị đất xong chọn chậu, chọn cây trồng thích hợp. 2.Kỹ thuật trồng - Khi trồng, đặt chậu trên nến đất bằng phẳng sao cho chậu đứng, cân và vuông góc với mặt nền để khi trồng cây vào chậu cây không bị nghiêng
  3. Dùng mảnh lót bằng sành, sứ đậy - kín chỗ thoát nước dưới đáy chậu. Yêu cầu mảnh lót hơi vênh cho nước thừa thoát ra tránh úng cho cây. Cho đất vào đáy chậu với chiều - cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây. Đặt bầu cây vào giữa chậu, giữ cho cây đứng cho tiếp đất vào đều Chậu cây đã lót mảnh sành xung quanh chậu. Dùng móc sắt nèn đất xuống cho chặt, tránh tiếp xúc làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.
  4. Dùng móc sắt để nèn cho chặt - Khi trồng, cho đất cao hơn bầu cây và giữ mặt đất trong chậu thấp hơn miệng chậu 3-5 cm. Trồng xong cần tưới nước ngay. Với những cây nhiều nhựa và bị cắt rễ thì để 1-2 ngày cho vết cắt khô lại rồi tưới nước để tránh bị vi khuẩn xâm nhập. PHẦN II: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
  5. TRONG CHẬU Để cây sinh trưởng, phát triển bình thường cây cần các điều kiện sống như : nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Đó là 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của cây. Nhiệt độ 1. Đa số cây nội thất sống tốt ở điều kiện nhiệt độ 18- 250C. Nhiệt độ trong phòng có thể đáp ứng được nhu cầu Chậu cây đã hoàn thiện điều kiện của cây. 2. Ánh sáng Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của cây, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây Cây nội thất ưa ánh sáng tán xạ(ưa bóng râm), khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng tốt.
  6. Ở những nơi thiếu ánh sáng, cây có xu hướng vươn cao để hướng sáng, lá chuyển mầu xanh nhạt hoặc xanh vàng không còn mầu xanh đặc trưng do diệp lục được hình thành ít, bị phân huỷ nhiều trong điều kiện thiếu sáng, thân cây nhỏ bé, mề m lướt vươn dài. Nên chọn đặt ở vị trí thiếu ánh sáng những cây có khả năng thích nghi với điều kiện áng sáng yếu: VD như Kim tiền, Lan ý, Vạn niên thanh, Thiết mộc lan, Trúc mây,Trúc nhật… Nước 3. Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây từ 70 - 90 % khối lượng cây, tham gia cấu tạo chất nguyên sinh của tế bào để cấu tạo cơ quan bộ phận cây. Tham gia hoà tan, vận chuyển các chất trong cây. Tham gia các quá trình sinh lý, quá trình thoát hơi nước… Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây( quang hợp, hô hấp…). Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây. Tuỳ từng loại cây mà có nhu cầu nước khác nhau. Cây thân to nhiều lá, diện tích lá lớn cần nhiều nước hơn cây thân nhỏ, ít lá, diện tích lá nhỏ.Để xác định lượng nước tưới cần dựa vào độ ẩm đất trong chậu: Đất khô tước nhiều hơn đất ẩm, thường mỗi lần tưới khoảng 1 lít nước/ 1 chậu cây. Với cây thân to, nhiều lá như trúc mây, thiết mộc lan, ngũ gia bì…cần tưới nhiều hơn khoảng 1,5 lít/ chậu cây.
  7. Một số cây có nhu cầu nước ít hay những cây thân nước cần tưới ít nước hơn khoảng 0,5 lít/chậu cây với những cây này tưới nhiều thường dẫn đến thối gốc, thối thân. Mỗi lần tưới như vậy có thể cung cấp nước từ 3-4 ngày.Vì thế sau 3-4 ngày cần phải tưới nước một lần. Dinh dưỡng 4. Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng phát triển bình thường. Để sinh trưởng, phát triển cây cần 19 nguyên tố thiết yếu(C, H, O,N,S, P, K ,Mg,Ca, Fe,Cu,Mn, Zn, B, Mo, Cl, Na, Si, Mi) và năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho các hoạt động sống. Với cây trồng trong chậu thì việc bón phân là hết sức cần thiết. Sử dụng phân hạt đa yếu tố hoặc phân N:P:K tưới cho cây đều thích hợp.Lượng phân tưới cho cây với 500g hoà vào 100 lít nước tưới cho khoảng 100 chậu cây, 1 tháng tưới từ 1-2 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2