MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CHẤT KHÁNG SINH M145<br />
TÁCH CHIẾT TỪ CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces S16<br />
BIỀN VĂN MINH<br />
PHẠM QUANG CHINH - LÊ THANH HẢI<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Các tính chất lý hóa của chất kháng sinh M145 được tách chiết từ<br />
chủng Streptomyces S16 phân lập từ mẫu đất trồng Kim Long, thành phố<br />
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc nhóm polyen. Chất kháng sinh M145 có<br />
hoạt tính kháng lại các chủng vi nấm VN_T, VN_X và Fusarium oxysporum<br />
gây bệnh thối cổ rễ cây lạc (Arachis hypogea L.) trong điều kiện in vitro.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Chủng xạ khuẩn Streptomyces S16 do chúng tôi phân lập từ đất trồng lạc Kim Long,<br />
thành phố Huế, tạo chất kháng sinh có hoạt tính chống các chủng vi nấm VN_T, VN_X<br />
và F. oxysporum gây bệnh thối cổ rễ cây lạc (Arachis hypogea L.) trong điều kiện in<br />
vitro.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày kết quả nghiên cứu về một số tính chất lý hóa<br />
của chất kháng sinh được tách chiết từ chủng Streptomyces S16.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng<br />
Chất kháng sinh tách chiết từ chủng Streptomyces S16<br />
Các chủng vi nấm VN_T, VN_X và Fusarium oxysporum gây bệnh thối cổ rễ cây lạc<br />
(Arachis hypogea L.)<br />
Vi khuẩn kiểm định: Escherichia coli, Staphylococus aureus<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Xác định hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp đục lỗ với F. oxysporum [1]<br />
- Thu dịch kháng sinh thô bằng phương pháp nuôi cấy chủng xạ khuẩn Streptomyces<br />
S16 trên máy lắc sau 96 giờ ở điều kiện nhiệt độ phòng, sử dụng môi trường Gause-1 có<br />
thành phần tinh bột tan: 20g; K2HPO4.3H2O: 0,5g; MgSO4.7H2O: 0,5g; NaCl: 0,5g;<br />
FeSO4.7H2O: 0,01g; KNO3: 1g; Nước cất: 1000ml, sau đó chiết bằng n-butanol ở mức<br />
pH = 7,0, tách chất kháng sinh bằng cách cho hấp phụ nhựa trao đổi ion Amberlite<br />
IR120Na đã hoạt hóa vào cột, phản hấp phụ bằng acetone 20%. Kết tủa kháng sinh bằng<br />
methanol (8/1), hòa tan chất kháng sinh vào dung dịch đệm acetate phosphate borate pH<br />
7,0 [4].<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012, tr. 28-33<br />
<br />
MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CHẤT KHÁNG SINH M145…<br />
<br />
29<br />
<br />
- Chế môi trường Gause-1 thạch đĩa có trộn trước vi nấm F. oxysporum, dùng khoan<br />
đồng có đường kính φ = 1cm khoan bỏ thỏi thạch rồi rót vào đó một lượng dịch kháng<br />
sinh thô tách chiết từ chủng Streptomyces S16 đã pha loãng ở trên, đem đặt ở nhiệt độ<br />
2-40C trong 6 giờ cho chất kháng sinh khuếch tán, vi nấm bị ức chế, sau đó ủ ấm 28300C sau 48- 72h quan sát vòng vô nấm.<br />
- Căn cứ vào kích thước vòng vô nấm để xác định hoạt tính kháng vi nấm.<br />
2.2.2. Xác định độ bền nhiệt của dịch kháng sinh<br />
Dịch kháng sinh tách chiết từ chủng Streptomyces S16 được đun cách thuỷ ở nhiệt độ<br />
40, 50, 60, 70 và 800C, kéo dài trong khoảng thời gian 15, 30 phút rồi tiến hành thử hoạt<br />
tính bằng phương pháp đục lỗ.<br />
2.2.3. Xác định độ bền pH theo Egorov và cộng sự, 1983 [1], [5].<br />
2.2.4. Định loại chất kháng sinh do chủng Streptomyces S16 tạo ra theo Blinov và<br />
Khokhlov; Amman và Gottlieb, với vi nấm kiểm định là F. oxysporum [3], [4].<br />
Các bước tiến hành:<br />
- Nuôi cấy chủng xạ khuẩn Streptomyces S16 trên môi trường Gause-1 trong hộp petri.<br />
Sau 7 ngày đêm nuôi ở nhiệt độ 300C cho mọc kín bề mặt hộp thạch các khuẩn lạc, đem<br />
cắt nhỏ khối thạch trong hộp petri có chứa khuẩn lạc xạ khuẩn cho vào bình tam giác bổ<br />
sung thêm 5ml dung dịch methanol. Ngâm thạch trên trong dung môi này trong khoảng<br />
thời gian 2-3 giờ để chất kháng sinh chiết rút ra hết. Lọc dịch có chứa kháng sinh này<br />
bằng phễu thuỷ tinh có giấy lọc (các dụng cụ này tuyệt đối sạch về mặt hoá học). Để<br />
trong phòng tối thoáng gió làm cho dung môi bay hơi bớt.<br />
- Chấm dịch chất kháng sinh lên giấy sắc ký Whatman N01 loại chạy chậm với kích<br />
thước 1 x 20cm hệ dung môi n-butanol : acetic acid : nước (4:1:5); n-butanol : pyridine :<br />
nước cất (4:3:7). Dịch được chấm đi chấm lại nhiều lần dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ giúp<br />
cho chóng khô vết chấm.<br />
- Sau khi sắc ký giấy kết thúc, dải giấy sắc kí trên được cắt thành từng mẫu nhỏ ghi kí<br />
hiệu mẫu, đặt lên bề mặt đĩa thạch đã trộn vi nấm F. oxysporum, đặt ở nhiệt độ 2-40C<br />
trong 6 giờ cho chất kháng sinh khuếch tán ra trong khi F. oxysporum bị ức chế không<br />
phát triển, rồi nuôi ở nhiệt độ 28-300C trong 72 giờ, quan sát và phát hiện vị trí có vòng<br />
vô nấm.<br />
Xác định trị Rf theo công thức:<br />
Rf =<br />
<br />
Khoảng cách từ vạch xuất phát đến tâm điểm hiện vòng vô nấm<br />
Khoảng cách từ vạch xuất phát đến vạch dung môi chạy đến<br />
<br />
Căn cứ vào kết quả xác định trị Rf, đối chiếu với tài liệu định loại kháng sinh sẽ xác<br />
định được nhóm kháng sinh do xạ khuẩn sinh ra [4].<br />
<br />
30<br />
<br />
BIỀN VĂN MINH và cs.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Một số tính chất lý hóa của chất kháng sinh do chủng Streptomyces S16 tạo ra<br />
3.1.1. Độ bền nhiệt của chất kháng sinh nghiên cứu<br />
Kết quả được trình bày ở hình 1.<br />
Hiệu số vòng vô nấm (mm)<br />
<br />
30<br />
25<br />
20<br />
30 phút<br />
<br />
15<br />
<br />
15 phút<br />
<br />
10<br />
5<br />
0<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80 Nhiệt độ 0C<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị minh họa độ bền nhiệt của chất kháng sinh nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả ở hình 1 cho thấy chất kháng sinh do chủng Streptomyces S16 tạo ra kém chịu<br />
nhiệt, sau 15 phút ở ngưỡng nhiệt độ 500C hoạt tính kháng sinh giảm. Khi nhiệt độ ≥<br />
800C thì hoạt tính kháng nấm hầu như không còn tác dụng với F. oxysporum gây bệnh,<br />
sau 15 phút ở ngưỡng nhiệt độ 800C hoạt tính kháng F. oxysporum (−) âm tính. Sau 30<br />
phút hoạt tính kháng sinh ở các mức nhiệt độ đều giảm manh hơn sau 15 phút xử lý.<br />
3.1.2. Độ bền pH của chất kháng sinh nghiên cứu<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính kháng nấm F. oxysporum<br />
Kích thước vòng vô nấm<br />
Chất kháng sinh<br />
Mức pH<br />
(D − d) mm<br />
5<br />
13,0 ± 0,5<br />
Chủng<br />
6<br />
17,0 ± 0,5<br />
Streptomyces S16<br />
7<br />
21,5 ± 0,5<br />
tạo ra<br />
8<br />
16,5 ± 0,5<br />
9<br />
11,0 ± 0,5<br />
Ghi chú: D: đường kính vòng vô nấm; d: đường kính lỗ khoan đồng<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm với F. oxysporum trong khoảng pH từ 5 − 9 cho thấy hoạt tính<br />
kháng nấm bền ở mức pH từ 6 − 8, kém bền ở mức pH ≥ 8 hoặc ≤ 6.<br />
3.2. Định loại chất kháng sinh do chủng Streptomyces S16 tạo ra<br />
3.2.1. Xác định trị Rf của chất kháng sinh nghiên cứu<br />
Bằng phương pháp hiện hình sinh học. Căn cứ vào vị trí dải giấy sắc ký whatman №1<br />
có vòng vô nấm. Kết quả xác định trị Rf thu được như sau:<br />
<br />
31<br />
<br />
MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CHẤT KHÁNG SINH M145…<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả sắc ký giấy Whatman №1 chất kháng sinh nghiên cứu<br />
Chất kháng sinh<br />
Chủng<br />
Streptomyces S16<br />
tạo ra<br />
<br />
Hệ dung môi đã sử dụng<br />
n-Butanol : acid acetic : nước cất (4:1:5)<br />
n-Butanol : pyridine : nước cất<br />
(4:3:7)<br />
<br />
Rf<br />
0,38<br />
<br />
Chất kháng sinh<br />
Antivirubin<br />
<br />
0,61<br />
<br />
Kết quả sắc ký giấy cho thấy, khi chạy sắc ký giấy trong hệ dung môi n-butanol : acid<br />
acetic : nước cất (4:1:5) có trị Rf = 0,38; và hệ dung môi n-butanol : pyridine : nước cất<br />
(4:3:7) có Rf = 0,61<br />
3.2.2. Đo phổ tử ngoại chất kháng sinh nghiên cứu<br />
Đo phổ tử ngoại chất kháng sinh nghiên cứu tại Trung tâm phân tích Đại học Huế. Kết<br />
quả đo quang phổ tử ngoại của chất kháng sinh thu được như hình 2:<br />
<br />
Hình 2. Hình quang phổ tử ngoại chất kháng sinh nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả đo phổ tử ngoại chất kháng sinh nghiên cứu do chủng Streptomyces S16 có<br />
đỉnh hấp cực đại (λ= 317 – 325 nm).<br />
Căn cứ vào kết quả xác định trị Rf khi sắc ký giấy whatman №1 và kết quả đo quang<br />
phổ tử ngoại cực đại, chúng tôi cho rằng chất kháng sinh do chủng xạ khuẩn<br />
Streptomyces S16 tạo ra có trị Rf tương tự chất kháng sinh antivirubin (T.Kusaka, H.,<br />
M.Shibata et, al, 1968) tưng ứng pentaen, thuộc nhóm polyen và chúng tôi tạm đặt tên<br />
là chất kháng sinh M145.<br />
3.3. Thử nghiệm hiệu quả diệt vi nấm gây bệnh trong điều kiện in vitro<br />
Kết quả thử nghiệm hiệu quả diệt vi nấm gây bệnh thối cổ rễ (VN_T, VN_X và<br />
F.oxysporum) của dịch kháng sinh tách chiết từ chủng xạ khuẩn Streptomyces S16 sau<br />
lên men 72h trong môi trường Gauze-1 ở điều kiện in vitro được trình bày ở bảng sau:<br />
<br />
32<br />
<br />
BIỀN VĂN MINH và cs.<br />
<br />
Bảng 3. Hiệu quả diệt vi nấm gây bệnh của dịch lên men Streptomyces S16<br />
Đường kính vòng vô nấm (D-d)mm<br />
2 ngày<br />
3 ngày<br />
4 ngày<br />
5 ngày<br />
VN_T<br />
20<br />
19<br />
18<br />
16<br />
VN_X<br />
18,5<br />
17,5<br />
17<br />
15<br />
F. oxysporum<br />
20<br />
19<br />
18<br />
17<br />
Ghi chú: - D: Kích thước vòng vô nấm; d: Kích thước thỏi thạch<br />
- Chủng vi nấm gây bệnh VN_T và VN_X là do chúng tôi phân lập từ rễ cây đậu lạc bị<br />
bệnh thối gốc; F. oxysporum là đối chứng.<br />
Chủng<br />
<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy sau 2 ngày hiệu quả diệt vi nấm gây bệnh VN_T và VN_X và<br />
F. oxysporum của dịch lên men chưa cô đặc là cao nhất. Sau 3-5 ngày tiếp theo kích<br />
thước vòng vô giảm do hệ sợi nấm sinh trưởng phát triển mạnh mọc vươn ra làm che<br />
lấp vòng vô nấm. Vì vậy, cần cô đặc dịch lên men để tăng hiệu quả diệt nấm.<br />
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
Các tính chất hóa lý của chất kháng sinh M145 được tách chiết từ chủng Streptomyces<br />
S16 từ đất Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc nhóm polyen.<br />
Chất kháng sinh M145 có hoạt tính kháng lại các chủng vi nấm VN_T, VN_X và F.<br />
oxysporum gây bệnh thối cổ rễ cây lạc Arachis hypogea L. trong điều kiện in vitro.<br />
Đề xuất sử dụng chủng Streptomyces S16 làm đối tượng tạo chế phẩm kháng lại các<br />
chủng vi nấm VN_T, VN_X và F. oxysporum gây bệnh thối cổ rễ cây lạc Arachis<br />
hypogea L.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
<br />
Nguyễn Lân Dũng và các tác giả (1972), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật,<br />
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
Lê Gia Hy và các tác giả (1992), Nghiên cứu khả năng sinh chất kháng sinh của một<br />
số chủng xạ khuẩn Streptomyces phân lập ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, số 14(4).<br />
Biền Văn Minh, Nguyễn Văn Độ (2008), Một số tính chất lý hóa của chất kháng sinh<br />
M105 tách chiết từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp.S6, Tạp chí Khoa học & Giáo<br />
dục, trường ĐHSP Huế, số 02(06), tr.10-14.<br />
Biền Văn Minh (2000), Nghiên cứu xạ khuẩn kháng sinh của một số chủng xạ khuẩn<br />
phân lập từ đất Bình Trị Thiên, Luận án Tiến sỹ sinh học, Hà Nội.<br />
Egorov N.X.(1983), Thực tập Vi sinh vật, NXB Mir, Maxcơva, Nguyễn Lân Dũng<br />
dịch, NXB ĐH&THCN, Hà Nội.<br />
<br />