Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội
lượt xem 11
download
Hiện tại, có khoảng 20 loại quy trình, thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình, thủ tục này chưa bao gồm quy trình, thủ tục khai mạc, bế mạc kỳ họp… Mỗi quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét, thông qua. Trong những năm qua, những quy định của pháp luật hiện hành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội
- Một số vấn đề cải tiến, xây dựng quy trình thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội Hiện tại, có khoảng 20 loại quy trình, thủ tục được áp dụng tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Những quy trình, thủ tục này chưa bao gồm quy trình, thủ tục khai mạc, bế mạc kỳ họp… Mỗi quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể tương ứng với việc giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội đều có đặc điểm riêng phù hợp với tính chất của vấn đề mà Quốc hội xem xét, thông qua. Trong những năm qua, những quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục phiên họp toàn thể đã bảo đảm cho Quốc hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng quy định về quy trình, thủ tục phiên họp toàn thể của Quốc hội và hoạt động của Quốc hội đã phát sinh một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục cải tiến, xây dựng và hoàn thiện quy trình, thủ tục phiên họp của Quốc hội như sau: Thứ nhất, về nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội phải tham gia phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Đ i ều 1 5 Nội quy kỳ họp quốc h ội: “ Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên”. Thực tế cho thấy do đa số đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đại biểu Quốc hội không chuyên trách còn phải dành thời gian thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nơi mình công tác. Do vậy, trong nhiều trường hợp, vì lý do công việc của cơ quan, hoặc vì lý do cá nhân chính đáng khác họ không thể tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Vì vậy, pháp luật hiện hành cho phép đại biểu Quốc hội có thể vắng mặt tại phiên họp toàn thể
- của Quốc hội. Tuy nhiên, nội dung của quy định này không rõ trong trường hợp nào đại biểu được vắng mặt? khi vắng mặt có lý do cần phải làm thủ tục gì? Số thời gian đại biểu Quốc hội được phép vắng mặt tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên là bao nhiêu? Bên cạnh đó thủ tục điểm danh để xác định phiên họp toàn thể có giá trị pháp lý cũng không được đề cập đến. Việc điểm danh chỉ được tiến hành trước khi Quốc hội biểu quyết để quyết định một vấn đề. Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất l ượng các phiên họp toàn thể của Quốc hội, bảo đảm số lượng đại biểu Quốc hội cần thiết để phiên họp toàn thể có giá trị pháp lý, Nội quy kỳ họp Quốc hội cần được bổ sung quy định về các vấn đề sau: Số lần tối đa đại biểu có thể vắng không dự phiên họp toàn thể của Quốc hội cũng nh ư các hoạt động khác của Quốc hội; về thủ tục báo vắng; thủ tục điểm danh trước khi phiên họp toàn thể bắt đầu. Ngoài ra, để bảo đảm kỷ luật trong hoạt động của Quốc hội, cần bổ sung quy định về các biện pháp hành chính xử lý đối với đại biểu Quốc hội vắng mặt quá số lần luật cho phép hoặc vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Thứ hai, về quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, các phiên họp toàn thể do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tọa. Chủ tọa bảo đảm thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp và những quy định về kỳ họp Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội có thể phân công Phó Chủ tịch Quốc hội thay mình điều hành phiên họp. Với quy định cứng của pháp luật hiện hành, quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội rất hạn chế. Thực tế cho thấy, chất lượng và hiệu quả của phiên họp toàn thể của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào “tài” điều khiển của chủ tọa phiên họp. Tùy thuộc vào nội dung vấn đề đưa ra thảo luận, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chủ tọa phiên họp định hướng cho các đại biểu Quốc hội thảo luận tập trung vào một hay một nhóm vấn đề; sắp xếp thứ tự phát biểu của đại biểu Quốc hội; kéo d ài thời
- gian phát biểu của đại biểu Quốc hội; kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề; triệu tập tổ chức, cá nhân đến phiên họp toàn thể của Quốc hội để giải trình, làm rõ những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm… Những việc làm này hoàn toàn nằm ngoài quy định của pháp luật hiện hành về quyền hạn của chủ tọa phiên họp toàn thể của Quốc hội. Tuy nhiên, những quyết định trên của chủ tọa phiên họp lại phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả các phiên họp toàn thể của Quốc hội, cần phải quy định cụ thể quyền hạn của chủ tọa trong các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Bổ sung quy định chủ tọa phiên họp có các quyền: xác định thứ tự ưu tiên phát biểu của đại biểu Quốc hội, khách mời tham dự phiên họp; kéo dài thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội, của khách mời; đề nghị kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; quyền đề nghị triệu tập tổ chức, cá nhân giải trình trước Quốc hội về những vấn đề mà Quốc hội quan tâm… Thứ ba, thủ tục giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đặc biệt là đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết đều gặp phải một số vấn đề mà Quốc hội cần thể hiện ý kiến trước khi biểu quyết. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã trù liệu hướng giải quyết vấn đề này, theo đó, trong quá trình thảo luận, “đối với vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo v à những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội” (Khoản 5 Điều 52, Điểm d Khoản 1 Điều 53). Tuy nhi ên thực tế cho thấy, do Luật quy định không rõ đây là thủ tục bắt buộc hay phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nên từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa một lần đặt vấn đề biểu quyết những vấn đề lớn trong dự án luật, dự thảo nghị quyết còn có ý kiến khác nhau tại lần thảo luận thứ nhất về dự án luật, dự thảo nghị quyết. Thay vì đưa vấn đề ra để Quốc hội quyết định, chủ tọa phiên họp, trong bài phát biểu kết thúc phiên
- thảo luận, lại đề nghị cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tiếp tục chỉnh lý dự án luật (dự thảo nghị quyết) và trình Quốc hội tại phiên họp sau. Như vậy, vô hình chung quyền của Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án luật, dự thảo nghị quyết lại đ ược chuyển giao cho cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo giải quyết. Mặc dù, trước khi biểu quyết thông qua thông qua dự thảo, mà vẫn còn có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó (Khoản 8 Điều 52, Điểm đ Khoản 2 Điều 53 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Thực tiễn điều hành của chủ tọa phiên họp đã tạo điều kiện rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề, qua đó rút ngắn thời gian của kỳ họp; bảo đảm có nhiều thời gian hơn khi vấn đề đó được các cơ quan của Quốc hội xem xét, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa các phiên họp (kỳ họp) Quốc hội. Tuy nhiên, đây là vấn đề đã được quy định trong Luật, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội thì phải cần tuân thủ; mặt khác, đối với một số trường hợp, khi xuất hiện những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau không được giải quyết ngay trong phiên họp toàn thể của lần thảo luận đầu tiên, mà cơ quan soạn thảo tiếp tục đưa vào dự thảo luật đã gây khó khăn cho Quốc hội khi biểu quyết thông qua dự án luật. (Ví dụ như, dự án luật Thủ đô đã không được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 9. Trong quá trình biểu quyết thông qua dự án, một trong số điều cón có ý kiến khác nhau là cơ chế tài chính dành cho Thủ đô đã không được Quốc hội thông qua. Mặc dù các vấn đề còn ý kiến khác nhau khác đã được Quốc hội thông qua, nhưng khi biểu quyết thông qua toàn văn dự án luật thì giữa các đại biểu Quốc hội đã có cuộc tranh luận ngắn về tính hợp lệ của làn biểu quyết này: có ý kiến cho rằng nếu một điều trong dự luật không đ ược thông qua thì dự luật coi như bị bác bỏ.)
- Để khắc phục những bất cập nêu trên, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định rõ việc đưa vấn đề quan trọng của dự án luật, dự thảo nghị quyết, vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì phải được đưa ra Quốc hội biểu quyết tại lần Quốc hội thảo luận lần đầu về dự án luật, dự thảo nghị quyết. tr ên cơ sở quyết định của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, dự thảo nghị quyết. Thứ tư, về thủ tục biểu quyết. Biểu quyết là công đoạn cuối trong quy trình Quốc hội thảo luận, quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội có thể quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây: Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử; biểu quyết bằng bỏ phiếu kín; biểu quyết bằng giơ tay (Khoản 2 Điều 17). Bên cạnh đó, các điều của Nội quy kỳ họp quy định về trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định các vấn đề về tổ chức và nhân sự cần áp dụng hình thức biểu quyết bỏ phiếu kín. Đối với việc xem xét thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết, Nội quy kỳ họp Quốc hội để ngỏ 3 phương án để Quốc hội lựa chọn. Tuy nhiên, Nội quy kỳ họp không quy định rõ về thủ tục lựa chọn hình thức biểu quyết, do vậy, trên thực tế, cho đến nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các dự án luật, dự thảo nghị quyết bằng một hình thức duy nhất là bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Việc biểu quyết thông qua hình thức bằng hệ thống biểu quyết điện tử có điểm ưu việt là bảo đảm xác định nhanh chóng kết quả biểu quyết với độ chính xác cao. Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp, cũng tại một phiên họp toàn thể số lượng đại biểu tham gia biểu quyết vào các lần khác nhau lại khác nhau. Mặt khác, trong quá trình biểu quyết thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết, để bảo đảm tính khách quan, bảo đảm lợi ích chung, có những vấn đề cần phải được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ngược lại, trong một số trường hợp khác, đối với những vấn đề đơn giản, rõ ràng thì có thể áp dụng hình thức bỏ phiếu bằng giơ tay. Vì vậy, cần
- phải bổ sung quy định buộc chủ tọa phiên họp, trước khi biểu quyết thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết, cần phải nêu vấn đề lựa chọn hình thức biểu quyết để Quốc hội quyết định. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện phương tiện kỹ thuật đối với hình thức biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử nhằm khắc phục hiện tượng biểu quyết hộ, bảo đảm tính xác thực của kết quả biểu quyết của Quốc hội. Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện quy trình, thủ tục của phiên họp trù bị, phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp; quy trình, thủ tục phiên họp phê chuẩn, bãi bỏ điều ước quốc tế; quy trình, thủ tục quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quy trình, thủ tục quyết định đại xá. Trên đây là một số ý kiến mong muốn góp một phần vào hoạt động đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn