Một số vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Một số vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam hiện nay" trình bày những thành tựu và các vấn đề đặt ra của cải cách dịch vụ hành chính công trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính gợi mở nhằm xây dựng dịch vụ hành chính công phát triển trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam hiện nay
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Phạm Huy Thành Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Trong những năm thực hiện công cuộc cải cách hành chính vừa qua, dịch vụ hành chính công đã có vai trò trực tiếp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đáp ứng được những yêu cầu của nhân dân. Để tiếp tục tạo ra những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, dịch vụ hành chính công cần phải được tiếp tục cải cách, đổi mới để hướng tới một nền hành chính công trong sạch, vững mạnh. Bài viết trình bày những thành tựu và các vấn đề đặt ra của cải cách dịch vụ hành chính công trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính gợi mở nhằm xây dựng dịch vụ hành chính công phát triển trong thời gian tới. Từ khóa: Hành chính công, hội nhập, phát triển. Abstract In the recent implementation of administrative reforms, public administration services have had a direct role in solving the administrative procedures so as to meet the requirements set forth. To further create a solid foundation for socio-economic development of the country in the new period, public administration services must be continuously reformed and renewed to become cleaner and stronger. The paper presents the achievements and the problems posed by the reform of public administration services in recent years, and on that basis will propose some solutions to build suggestive administrative services development for the coming time. Keywords: administrative services, integration and development 1. Đặt vấn đề Hành chính công là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi xem xét về vai trò của nhà nước, chính phủ đối với các tổ chức và công dân, vai trò của khu vực công trong nền kinh tế với quá trình cải cách hành chính ở các nước. Ở Việt Nam, cải cách dịch vụ hành chính công ngày càng trở thành yêu cầu bức thiết của xã hội đối với bộ máy hành chính nhà nước. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường 301
- định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đòi hỏi phải xây dựng một bộ máy hành chính công tinh gọn, trong sạch, vững mạnh. Xây dựng hành chính công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo mức độ thoả mãn các nhu cầu công cộng của xã hội, liên quan đến mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, trong qúa trình cải cách dịch vụ hành chính công vẫn còn những sự ách tắc, trì trệ, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho các tổ chức và công dân đang được công luận phản ánh nhiều trên mọi phương tiện thông tin truyền thông. Sự yếu kém của dịch vụ hành chính công đang tạo ra lực cản đối với mọi mặt trong đời sống xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. 2. Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi đất nước ta phải tiến hành những sự thay đổi lớn, trong đó có sự thay đổi về cải cách hành chính với trọng tâm là dịch vụ hành chính công. Dich vụ hành chính công có tác dụng chủ yếu là tác dụng dẫn đường, tác dụng quản chế, tác dụng phục vụ và tác dụng giúp đỡ. Trong điều kiện ở Việt Nam đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước là phát huy năng lực quản lý công cộng mang tính quyền uy, cưỡng chế để xử lý, điều hòa các quan hệ xã hội và lợi ích xã hội, đảm bảo cho xã hội vận hành tốt không chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo sự công bằng, các chính sách an sinh xã hội trở thành động lực cho sự phát triển, tạo điều kiện khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dịch vụ hành chính công còn có tác dụng giúp đỡ, là sự giúp đỡ của nhà nước đối với các địa phương nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, như giúp đỡ người nghèo, cứu tế xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, y tế. Những chính sách hỗ trợ cho 61 huyện nghèo, chương trình áo ấm mùa đông, tiếp sức đến trường, nâng cao năng lực khám chữa bệnh ở các tuyến và thực hiện chính sách xã hội, y tế toàn dân đã khẳng định sự vận hành của dịch vụ công góp phần thúc đẩy sự phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian qua sự phát triển của dịch vụ hành chính công đã cho thấy: “Đến năm 2014 cả nước có hơn 11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 190 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hơn 9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 61 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Đang xúc tiến xây dựng Luật An sinh xã hội và sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội”1. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2015, tr.112. 302
- Dịch vụ hành chính công ở nước ta gắn với chức năng phục vụ và quản lý của nhà nước, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, coi đây là một khâu quan trọng trong việc thực hiện chương trình cải cách nền hành chính cả về thể chế, thủ tục, tổ chức bộ máy và cán bộ “trong 30 năm đổi mới, Quốc hội đã ba lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành trên 70 pháp lệnh”2. Chính phủ và các địa phương đã áp dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử, tin học để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, thể hiện trong việc cung cấp thông tin về thể chế, tổ chức, đấu thầu các dự án chi tiêu công, đăng ký cấp phép kinh doanh, cấp phép đầu tư, hỏi đáp pháp luật hay đăng ký xe máy. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã tạo ra mô hình chính phủ điển tử, giảm chi phí cho các doanh nghiệp khi kê khai quyết toán thuế, thủ tục cấp phép đầu tư một cách nhanh gọn. Giao ban trực tuyến của Chính phủ, các bộ, ban ngành từ trung ương cho đến địa phương đã tạo ra sự thay đổi từ phương pháp, cách thức xử lý công việc, tiếp thu ý kiến chỉ đạo một cách nhanh chóng và công khai, giảm chí phí hội họp. Nhìn chung việc cung ứng dịch vụ hành chính công ở nước ta có một số tiến bộ, đáp ứng yêu cầu cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân và doanh nghiệp được tạo thuận lợi và dễ dàng hơn trong một số việc cần giải quyết với cơ quan nhà nước, như đăng ký kinh doanh, làm thủ tục hộ tịch, tìm hiểu luật pháp và trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, cung ứng dịch vụ công ở nước ta hiện nay vẫn còn có những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để tiến tới mục tiêu xây dựng dịch vụ hành chính công trong sạch, vững mạnh đáp ứng với yêu cầu phát triển triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Thứ nhất, trong một số lĩnh vực, các thủ tục và quy trình cung ứng dịch vụ công chưa được công khai, minh bạch gây trở ngại cho nhân dân và doanh nghiệp. Công khai, minh bạch là yếu tố quan trọng của một nền hành chính công vươn tới mục tiêu phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân. Ở nước ta hiện nay, nền hành chính với chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ máy hành chính đã được xác định nhưng chưa phù hợp; vẫn còn tình trạng sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật sự rành mạch. D ẫ n đ ế n t ì n h t r ạ n g thiếu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, trong những công việc có tính chất liên 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2015, tr.67. 303
- ngành, đã làm giảm chất lượng cung ứng dịch vụ công. Ba mươi năm đổi mới, đất nước ta vẫn chưa xây dựng được hệ thống thể chế hành chính đồng bộ, còn sự chồng chéo và thiếu thống nhất giữa các cơ quan và các văn bản pháp luật; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa nghiêm. Cách thức tổ chức bộ máy hành chính chưa khoa học, còn cồng kềnh, vẫn còn những biểu hiện tập trung quan liêu và phân tán. Chưa tạo ra được những cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm cung ứng dịch vụ hành chính công. Đồng thời vẫn không phát huy được tính tích cực, tự giác của các cơ quan tổ chức hành chính và cán bộ công chức. Vấn đề này đã được Đảng ta xác định: “Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo”3 Do đó, trong đời sống xã hội diễn ra thực trạng để được cấp một giấy tờ gì đó có liên quan đến dịch vụ hành chính công, người dân phải đi đến nhiều cơ quan nhà nước với nhiều thủ tục khác nhau. Dẫn tới thời gian giải quyết công việc kéo dài, làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc tốn thời gian của người dân. Vì những lý do như vậy, để đỡ mất thời gian và công sức, nhiều người đã phải chọn cách khoán trọn gói cho các “cò dịch vụ” thay mình đi làm các thủ tục. Tình trạng “cò dịch vụ” giấy phép lái xe, dịch vụ giấy tờ nhà đất, “dịch vụ cò” bệnh viện, vấn đề chạy các dự án và giấy phép đầu tư đang diễn ra công khai. Dư luận bức xúc vụ “sửa giấy phép mất 3 tháng, 11 lần bổ sung của công ty Thái Dương, buộc công ty phải mất tiền cho công ty dịch vụ để hồ sơ được “trôi” nhanh”4. Bên cạnh đó, có nhiều thủ tục hành chính còn thiếu rõ ràng, thiếu thống nhất, không công khai và tùy tiện thay đổi, thiên về xử lý các giải pháp tình thế, bị động trước yêu cầu phát triển nhanh của kinh tế – xã hội. Đây chính là kẽ hở trong dịch vụ hành chính công dẫn đến ở một số nơi, m ộ t s ố l ĩ n h v ự c xảy ra tình trạng thương mại hóa các loại dịch vụ do Nhà nước đảm trách. Thứ hai, về tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan dịch vụ hành chính công vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp được yêu cầu của doanh nghiệp và nhân dân. Qua thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta đã cho thấy cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước đang bộc lộ nhiều điểm yếu, không phù hợp với chức năng của nền hành chính nhà nước phục vụ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dịch 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.171-172. 4 Báo tuổi trẻ, thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015. 304
- vụ hành chính công chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế phát triển của đất nước đặt ra. Nền hành chính vẫn còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ người dân trong điều kiện mới, hiệu quả quản lý còn thấp. Các bộ, ngành, địa phương vẫn theo mô hình quản lý cũ, mang nặng tính quan liêu, hình thức. Điều đó dẫn đến “thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, từng cấp, từng ngành chậm được chế định đồng bộ, chặt chẽ, vừa có tình trạng tập trung quá mức vừa có sự phân tán, cục bộ, làm cho tổ chức, bộ máy cồng kềnh, vận hành kém hiệu lực và hiệu quả”5. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động giao lưu, trao đổi hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, khối lượng công việc của dịch vụ hành chính công càng lớn. Ở nhiều cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công các phương tiện làm việc chưa được quan tâm, chậm áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa và tăng nhanh tốc độ phục vụ nhân dân tại các trung tâm “một cửa”. Dẫn tới có nhiều loại dịch vụ nhân dân có nhu cầu đã không được quan tâm giải quyết đúng mức, làm chậm tiến độ công việc, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân. Cơ chế tài chính và tuyển dụng người để phục vụ cho cung ứng dịch vụ công còn nhiều bất cập, chưa gắn với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các đơn vị nhà nước cung ứng dịch vụ công chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản tương tự như đơn vị hành chính, tất cả mọi kế hoạch và chương trình hoạt động thường được cấp trên giao cụ thể. Về kinh phí, các đơn vị cung ứng dịch vụ hành chính công là đơn vị dự toán như cơ quan hành chính, chỉ dựa vào một nguồn đầu vào từ ngân sách nhà nước, chi và thu đều theo dự toán được cấp trên duyệt. Điều đó dẫn tới sự trì trệ, đánh mất tính sáng tạo và cải tiến hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên trong các cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công. Thứ ba, còn thiếu một cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu để điều chỉnh trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công. Với chủ trương xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân có sự tác động qua lại, với cơ chế phản hồi là rất quan trọng, thể hiện khả năng nhân dân tham gia vào quản lý và cải tiến hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, với cơ chế vận hành như hiện nay của bộ máy hành chính, người dân khó có thể tham gia và giám sát một cách có hiệu quả, qua đó cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công của khu vực nhà nước. Tinh thần “chí công vô tư - tự 5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2015, tr.153. 305
- chịu trách nhiệm” đã không được thực hiện, diễn ra tình trạng thiếu trách nhiệm giải trình các ý kiến thắc mắc của người dân, hạn chế việc cung cấp thông tin cho công chúng, đồng thời có những hành vi cản trở đáng kể việc tham gia và giám sát của người dân đối với hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công. Ngoài ra, nhiều ý kiến đóng góp tích cực của người dân không được các cơ quan hữu quan đón nhận. Hơn thế nữa, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân còn nhiều vướng mắc, không dứt điểm, và không tuân thủ pháp luật, còn có hiện tượng bao che, nương nhẹ. Hiện tượng né tránh giải quyết hoặc giải quyết không đúng các yêu cầu của người dân diễn ra phổ biến, làm cho người dân mất dần lòng tin vào các cơ quan nhà nước, yếu tố về lâu dài có thể gây ra những bất ổn xã hội nghiêm trọng. Mặt khác, phương thức và thủ tục cung ứng dịch vụ hành chính công còn rườm rà, nặng về tạo ra sự thuận tiện cho bên cung ứng chứ chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Những bất cập đó đã tạo nên: “Việc thực thi pháp luật không nghiêm, kỷ cương, kỷ luật còn lỏng lẻo. Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu. Thủ tục hành chính rườm rà, tình trạng quan liêu, tiêu cực còn nghiêm trọng, gây phiền hà cho nhân dân, hạn chế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đang là trở lực lớn trong việc xây dựng môi trường xã hội, môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, thúc đẩy đổi mới và phát triển”10. Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức thực thi các hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sinh thời Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài, Người coi đây là “gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”11. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên về các mặt trong đời sống, làm việc, quan hệ xã hội. Nắm vững tinh thần ấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác đào tạo, sử dụng cán bộ trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dịch vụ hành chính công. Cán bộ làm việc tại các cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công là một cầu nối quan trọng trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân. Trên thực tế, có rất nhiều người dân ngại tiếp xúc với chính quyền, có thái độ mặc cảm với chính quyền là xuất phát từ chính đội ngũ cán bộ trong dịch vụ hành chính công. Có một số bộ phận cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn và kỹ năng hành chính trong giải quyết công việc. Dẫn đến những thái độ cửa quyền, lạnh nhạt, không tận tâm, gây khó khăn, phiền hà, thậm chí còn nhũng nhiễu người dân. Ở nhiều nơi, tình trạng cán bộ cung ứng dịch 10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2015, tr.154. 11 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, H. 2002, tập 5, tr.269. 306
- vụ hành chính công lợi dụng địa vị công tác của mình để tham nhũng, nhận hối lộ, làm giàu bất chính “Một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”12. Trong hai năm 2013-2014 chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ở Việt Nam vẫn không có sự thay đổi, số điểm 31, xếp hạng 119/175. Theo Thanh tra Chính phủ: “Năm 2015 đã phát hiện và xử lý tham nhũng 100 vụ, 172 đối tượng có hành vi tham nhũng với số tiền 40,7 tỷ đồng. Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2015 gây thiệt hại trên 950 tỷ đồng và 9.887 m2”13. Liên quan đến những bất cập trên đây có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, Nhà nước đã bao cấp quá mức trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công dẫn đến: tình trạng độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ công. Tạo nên gánh nặng cho ngân sách nhà nước, quá trình xã hội hóa dịch vụ công bị chậm lại và để lại nhiều vấn đề nhức nhối cho xã hội như trong lĩnh vực y tế và giáo dục, đào tạo. Hai là, chưa tạo ra được các mô hình cung ứng dịch vụ công phù hợp cho từng cộng đồng địa phương, chính phủ can thiệp quá sâu vào các đơn vị cung ứng dịch vụ công. Bởi vì, mỗi vùng miền, địa phương có văn hóa, tâm lý, trình độ nhận thức khác nhau. Do đó, Chính phủ trung ương cần tăng quyền cho chính quyền địa phương, đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở các địa phương. Ba là, cho đến nay, tư duy và cách làm ở nước ta luôn xem dịch vụ công là dịch vụ thiết yếu một chiều do Nhà nước cung ứng và quản lý, còn người dân thì có trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng khi cần thiết. Chính vì vậy, khả năng giám sát, cơ chế phản biện của nhân dân đối với các cơ quan cung ứng dịch vụ công còn nhiều hạn chế, người dân chưa được xem là một khách hàng thực sự. Bốn là, bộ máy nhà nước trong các cơ quan cung ứng dịch vụ cônglà cồng kềnh, thủ tục hành chính phiền hà, tệ quan liêu, cửa quyền. Các yêu cầu của nhân dân đối với các dịch vụ hành chính công chưa được đáp ứng kịp thời, gây tốn kém về vật chất và thời gian. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2012, tr.22. 13 Báo Tiền phong thứ tư ngày 28/10/ 2015, tr.15. 307
- 3. Các giải pháp cơ bản để xây dựng dịch vụ hành chính công đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong giai đoạn mới Có thể thấy rằng, với những tồn tại trong cung ứng dịch vụ hành chính công của nước ta trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời cũng làm giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Do vậy, trước những yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, đòi hỏi Nhà nước, mà trực tiếp là cơ quan dịch vụ hành chính công phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực quản lý theo cơ chế mới nhằm phục vụ tốt hơn những yêu cầu chung của toàn xã hội. Muốn làm được như vậy, thì cần phải tiến hành các giải pháp đồng bộ sau: Một là, hoàn thiện thể chế và quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và nhân dân. Chính phủ và hệ thống các cơ quan hành chính cần tập trung nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn để xác định phạm vi các dịch vụ hành chính công. Làm rõ, quy trình và danh mục các dịch vụ hành chính công do các cơ quan cung ứng. Trên cơ sở đó ban hành các văn bản pháp luật quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của của cơ quan hành chính trong cung ứng dịch vụ công. Cần phải rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, xóa bỏ những trùng lắp, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cần phải tăng cường quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và các chính quyền địa phương trong giáo dục phổ thông. Cần tiến hành xã hội hóa nhanh các dịch vụ y tế, tiến hành chăm sóc sức khỏe toàn dân về đến các thôn bản. Cần tăng cường nhiều mô hình xã hội hóa cho các loại dịch vụ công, trong những năm qua một số lĩnh vực thuộc pháp luật đã thực hiện rất tốt xã hội hóa như văn phòng công chứng tư nhân, các văn phòng luật sư. Cần phải tăng cường sự phân công, phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn cho các tổ chức trực tiếp cung ứng dịch vụ hành chính công, bảo đảm tính tự chủ trong hoạt động của các tổ chức này. Làm được vấn đề này, sẽ giảm bớt sự lưu chuyển hồ sơ lòng vòng trong bộ máy nhà nước, tăng cường tính trách nhiệm của các tổ chức và cán bộ trong cung ứng dịch vụ hành chính công. Quá trình toàn cầu hóa đã xóa bỏ những biên giới quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội. Toàn cầu hóa cho phép các nước tiếp cận đến công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ đó để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công làm thay đổi cơ bản cơ cấu tổ chức và quy trình cung ứng dịch vụ công. Đồng thời tăng cường quan hệ tương tác 308
- giữa nhà nước với nhân dân và giảm gánh nặng hành chính đối với người dân. Hình thành chính phủ điện tử để tự động hóa và công khai các quy trình quản lý, các thủ tục hành chính cho nhân dân. Do đó chính phủ điện tử là một phương thức hiện đại để cung ứng dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và nhân dân một cách kịp thời, tạo ra cơ chế hành chính “một cửa” tinh gọn. Cần học tập những mô hình tiêu biểu trong phân cấp, phân quyền cung ứng dịch vụ công, điển hình như ở Thành phố Đà Nẵng từ khi trung tâm hành chính đi vào hoạt động đã giải quyết tốt các thủ tục hành chính, rút ngắn đến một nửa thời gian so với trước đây, cơ chế hành chính một cửa đã đưa lại niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Thành phố. Hai là, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân đối với cung ứng dịch vụ hành chính công. Do buông lỏng quản lý, kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân đối với cung ứng dịch vụ công đã tạo ra những kẽ hở để những “cò dịch vụ” bắt tay với cán bộ, công chức thực hiện những việc làm nhũng nhiễu, đi ngược với quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công được đề ra. Chính vì vậy, phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở cung ứng dịch vụ hành chính công trong sạch, vững mạnh. Kiên quyết đấu tranh đưa ra khỏi các cơ quan cung ứng dịch vụ công những cán bộ, công chức tiêu cực, thoái hóa biến chất. Phân loại cán bộ, công chức phục vụ trong cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tăng cường và phát huy vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhiều kênh thông tin phản biện xã hội khác nhau. Cần thiết lập ngay những kênh thông tin để phản ánh các vấn đề đang diễn ra ở các cơ quan cung ứng dịch vụ công: Từ các quy trình thủ tục cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử hữu đất, các chính sách liên quan đến an sinh xã hội để tránh tình trạng lạm thu như giáo dục đầu năm, bất cập của bảo hiểm y tế. Ba là, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nói chung và cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công nói riêng. Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu là việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay, các giải pháp và biện pháp đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu phải được quán triệt từ trên xuống dưới một cách đồng bộ và cần được thực hiện một cách triệt để. Thành công của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ gây dựng lại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, công chức cung ứng dịch vụ hành chính công nói riêng. Vấn đề khiếu kiện của nhân dân vượt cấp, vượt quyền kéo dài là do chính đội ngũ cán bộ cung ứng dịch vụ công gây ra, một mặt do trình độ và năng lực chuyên môn yếu, mặt 309
- khác đó là sự xuống cấp đạo đức. Cần phải điều tra đưa ra xét xử nghiêm khắc đối với những cán bộ như vậy để lấy lại niềm tin của nhân dân, đồng thời nhà nước cũng phải có cơ chế chính sách tiền lương phù hợp cho các cán bộ làm việc trong các cơ quan cung ứng dịch vụ công. Bốn là, nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức trong các cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công. Đổi mới công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ để lựa chọn những người có năng lực chuyên môn tốt để xử lý các công việc liên quan đến dịch vụ hành chính công theo yêu cầu của nhân dân, bảo đảm chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh năng lực chuyên môn, đối với đội ngũ cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ hành chính công cần phải chú ý nâng cao phẩm chất đạo đức phục vụ nhân dân. Đó là ý thức phấn đấu hoàn thành công việc ở mức độ tốt nhất; có tinh thần phục vụ tốt đối với nhân dân; có tinh thần phối hợp công tác với các đồng nghiệp trong cơ quan vì mục tiêu là phục vụ tốt các doanh nghiệp và nhân dân. 4. Kết luận Trong xu thế hội nhập và phát triển ở nước ta hiện nay, việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách dịch vụ hành chính công là rất cần thiết để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Làm thay đổi từ tư duy “quản lý” sang tư duy “phục vụ” sẽ tạo ra được biến chuyển căn bản trong hoạt động của các cơ quan và tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công. Cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước nhằm: “Tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hiện hành. Công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát thực hiện”6. Tài liệu tham khảo 1. TS Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên): Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, H. 2001. 2. PGS, TSKH Nguyễn Văn Thâm (chủ biên): Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, H.2002 6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 143. 310
- 3. Bộ Nộ vụ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, TS Chu Văn Thành (chủ biên): Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, H.2004. 4. PGS, TS Lê Mai Chi: Dịch vụ hành chính công, Nxb. Lý luận chính trị, H.2006. 5. Phạm Huy Thành :“Vấn đề đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 12 năm 2011. 6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 “Hội nhập: Cơ hội và thách thức”, Đại học Thương Mại tháng 12 năm 2012. 7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần 3 “Hội nhập quốc tế: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Đại học Thương mại năm 2013. 8. Đinh Quốc Thắng: Chính sách phúc lợi đối với tài chính y tế trong phát triển y tế ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 10 năm 2014. 9. Nguyễn Lan Hương: Sự tác động của nhóm lợi ích đến thực hiện công bằng xã hội với các thành phần kinh tế, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 năm 2015. 311
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay
6 p | 95 | 18
-
Nợ công Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
9 p | 112 | 15
-
Một số vấn đề đặt ra trong công tác quy hoạch khu công nghiệp ở Việt Nam
3 p | 170 | 11
-
Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng Sông Cửu Long
3 p | 100 | 8
-
Bài viết Thực trạng hoạt động liên hệ với cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội: Một số vấn đề đặt ra
8 p | 16 | 7
-
Về tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (2007 - 2011) và một số vấn đề đặt ra
9 p | 96 | 7
-
Một số vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống tin giả do người có ảnh hưởng trên không gian mạng (KOL) gây nên và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
6 p | 12 | 6
-
Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta thời gian qua
3 p | 84 | 6
-
Sở hữu trí tuệ, những vấn đề đặt ra và bài học cho Việt Nam
13 p | 58 | 5
-
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
9 p | 15 | 4
-
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân (1996 – 2021) và một số vấn đề đặt ra
7 p | 14 | 4
-
Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam
4 p | 78 | 4
-
Tiếp cận việc làm của người nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
10 p | 108 | 3
-
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động: Một số vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện
11 p | 4 | 3
-
Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong thời kỳ phát triển mới của đất nước
6 p | 38 | 2
-
Một số vấn đề đặt ra về đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội nhập
5 p | 79 | 2
-
Chính sách mục tiêu lạm phát và một số vấn đề đặt ra
6 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn