intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày lợi ích của việc phát triển điện gió và thực trạng phát triển điện gió ở các vùng nghiên cứu trong dự án Secoha. Ngoài ra, tác giả còn đề cập trong bài viết một số vấn đề môi trường chủ yếu: quan hệ giữa phát triển điện gió và môi trường, ví dụ về xung đột trong phát triển điện gió ở bờ tây Thụy Điển. Qua kết quả điều tra nghiên cứu trên cho thấy điện gió vẫn là một trong số ít các nguồn năng lượng mà khi khai thác sử dụng ít gây tác động tiêu cực tới môi trường nhất. Do vậy, đây là nguồn năng lượng cần được chú trọng phát triển trong chính sách năng lượng của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU<br /> KHI PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VÙNG BỜ BIỂN<br /> Trần Đình Lân, Karl Bruckmeier<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Nhu cầu phát triển điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác ngày càng trở lên cấp thiết<br /> không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia khác trong quá trình chuyển đối hệ thống năng<br /> lượng quốc gia theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và thân thiện môi trường. Trong chiến lược phát<br /> triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, mục tiêu phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo được<br /> đặt ra là “Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng<br /> thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050” (Quyết<br /> định 1855/QĐ-TTg năm 2007). Để đạt được mục tiêu này, một số hoạt động triển khai điều tra, nghiên<br /> cứu tiền năng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, trong đó có điện gió đã được thực hiện (Vũ Mạnh Hà<br /> 2007, Trần Hữu Quốc và nnk, 2007, Phạm anh Tuấn, 2007) đồng thời các thử nghiệm về năng lượng<br /> gió để phát điện cũng đã được triển khai ở vùng bờ biển và một số đảo của Việt Nam, tính đến<br /> 4/11/2011, đã có 27 dự án điện gió triển khai ở các qui mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở vùng bờ và<br /> đảo của nước ta, các thỏa thuận hợp tác quốc tế để phát triển điện gió cũng được xúc tiến<br /> (http://vnexpress.net). Vùng bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió do điều kiện tự nhiên về<br /> gió thuận lợi (tần xuất, tốc độ và cường độ gió), đồng thời việc đặt các tua-bin gió cũng dễ dàng hơn<br /> (trên đất liền, đảo hoặc trên biển) và có thể phát triển thành những “công viên” tua - bin gió trên biển.<br /> Phát triển điện gió mang lại nhiều lợi ích về năng lượng bền vững cho kinh tế và xã hội, tuy nhiên cũng<br /> có những ảnh hưởng môi trường đáng chú ý mà trong quá trình xây dựng các qui hoạch, kế hoạch cũng<br /> như triển khai các dự án điện gió ở vùng bờ biển không thể bỏ qua. Kết quả điều tra ban đầu gần đây<br /> bằng bộ câu hỏi đối với hầu hết các trọng điểm nghiên cứu (bảng 1) của một số nước châu Âu và châu<br /> Á trong khuôn khổ dự án “Giải pháp xung đột môi trường vùng bờ biển – SECOA” do Ủy ban châu Âu<br /> (EC) tài trợ chính cho thấy những ảnh hưởng môi trường cần được đánh giá trong quá trình phát triển<br /> điện gió ở vùng bờ biển, đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam khi phát triển điện gió ngày càng được<br /> chú trọng.<br /> Bảng 1. Các trọng điểm nghiên cứu của các nước tham gia dự án SECOA<br /> Nước<br /> Bỉ<br /> Ấn Độ<br /> Israel<br /> Italy<br /> Bồ Đào<br /> Nha<br /> Thụy Điển<br /> Anh<br /> Việt Nam<br /> <br /> Trọng điểm nghiên cứu<br /> Vùng Oostende và (Zee-)Brugge<br /> Mumbai và Chennai<br /> Tel Aviv và Haifa<br /> Rome và Chieti-Pescara<br /> Lisbon, Algarve và<br /> Funchal (Madeira island)<br /> Gothenburg và Malmö<br /> Thames Gateway và Portsmouth<br /> Hải Phòng và Nha Trang<br /> <br /> 1. LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ<br /> <br /> 1<br /> <br /> Các xung đột môi trường khi phát triển điện gió liên quan đến vị trí của tua-bin gió hay cơ sở<br /> điện gió thường bị bỏ qua do những lợi ích của hệ thống điện gió. Những lợi ích của nguồn năng lượng<br /> này có thể tóm tắt như sau:<br /> Điện gió là nguồn năng lượng không giới hạn và không phải trả tiền, ngoại trừ những đầu tư về<br /> công nghệ chuyển đổi.<br /> - Điện gió không phát thải khí độc, chất thải khó phân hủy hay khí nhà kính.<br /> - Hoạt động của thiết bị phát điện gió không cần nước và gây ô nhiễm nước.<br /> - Thiết bị điện gió có thể hoạt động trong những điều kiện khí hậu khác nhau.<br /> - Không giống năng lượng mặt trời, điện gió có thể được cung cấp suốt ngày đêm.<br /> Những tác động môi trường tiêu cực của hệ thống điện gió (tiếng ồn, gây nhiễu tín hiệu phát<br /> thanh, ảnh hưởng đời sống chim và cá) thường không lớn. Phát triển điện gió thường gây ra xung đột<br /> về vị trí đặt các tua-bin gió hoặc ‘cánh đồng’ tua-bin gió gần những khu dân cư. Tuy nhiên cho đến nay,<br /> phát triển điện gió được xem như ít tác động môi trường hơn phát triển năng lượng sinh học trên đất<br /> nông nghiệp. Phân tích vòng đời và nghiên cứu các tác động của sản xuất năng lượng sinh học cho thấy<br /> hàng loạt hậu quả môi trường không mong muốn. Năng lượng sinh học có thể không “xanh và sạch”<br /> như đã từng được xem như vậy khi phát triển ý tưởng này. So sánh các lợi ích và những nguyên nhân<br /> khác dường như cho thấy ở châu Âu, điện gió trở thành thành phần chính của hệ thống năng lượng tái<br /> tạo quốc gia, đáp ứng những biến động xã hội và môi trường lâu dài như xác định trong tầm như đến<br /> 2030:<br /> “Năng lượng gió có tiềm năng là nguồn điện rẻ nhất ở châu Âu, nhưng giống như bất kỳ công<br /> nghệ mới nổi, năng lượng gió còn gặp nhiều rào cản. Thị trường hiện nay phát triển dựa trên các nguồn<br /> năng lượng được quản lý và trợ cấp một cách nặng nề. Nếu năng lượng gió được đưa vào hệ thống cấp<br /> điện của châu Âu với mức độ đáng kể, sự phát triển năng lượng gió phải được xem ở tầm chiến lược…<br /> Một ngành năng lượng gió mạnh không chỉ có ý nghĩa trong giảm khí thải CO2, không khí sạch và an<br /> toàn đa dạng sinh học. Trong tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm phụ thuộc nhập khẩu năng lượng,<br /> việc làm chất lượng cao, phát triển công nghệ, cạnh tranh toàn cầu và dẫn đầu về nghiên cứu và công<br /> nghiệp của châu Âu thì gió là lựa chọn hiếm hoi đáp ứng tất cả các yêu cầu trên” (TPWind Advisory<br /> Council 2006, p. 5).<br /> Xây dựng chế độ năng lượng mới liên quan đến những thay đổi về kỹ thuật cũng như xã hội,<br /> đặc biệt thay đổi về cách sống và tiêu dùng vốn là một phần của quá trình chuyển đổi hướng tới phát<br /> triển bền vững. Trong quá trình này, giảm thiểu các xung đột là cần thiết. Xung đột về vị trí phát triển<br /> điện gió là không thể tránh khỏi, nhưng cần được nghiên cứu để tìm giải pháp cho phép lồng ghép<br /> những lợi ích khác nhau và chiến lược về mặt chính trị để thay đổi hệ thống năng lượng trong mối quan<br /> tâm của tất cả các thành phần trong xã hội.<br /> -<br /> <br /> 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở CÁC VÙNG NGHIÊN CỨU TRONG DỰ ÁN<br /> SECOA<br /> Mặc dù có những lợi thế về phát triển điện gió ở vùng bờ biển nhưng ở các trọng điểm nghiên<br /> cứu của dự án SECOA, phát triển điện gió còn hạn chế, có thể do tính chất lựa chọn vùng nghiên cứu<br /> trong dự án. Kết quả điều tra thực trạng phát triển điện gió từ các nhóm nghiên cứu của dự án SECOA<br /> được tóm tắt trong bảng 2.<br /> Như vậy hệ thống năng lượng gió chưa được phát triển ở các trọng điểm nghiên cứu của dự án.<br /> Tuy nhiên, ở qui mô quốc gia, thực trạng phát triển như sau:<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1)<br /> Ở Italia, hiện tại không phát triển điện gió ở các trọng điểm nghiên cứu, chủ yếu do điều kiện<br /> gió không thuận lợi, nhưng ở một số vùng bờ khác và trong lục địa, điện gió đang được phát triển. Điện<br /> gió có xu thế sẽ là một phần trong hệ thống năng lượng quốc gia, mặc dù chậm nhưng chắc chắn sẽ<br /> phát triển. Vai trò của điện gió có thể không quan trọng ở hầu hết các vùng bờ biển trong tương lai.<br /> Bảng 2: Thực trạng phát triển điện gió ở các trọng điểm nghiên cứu trong dự án SECOA<br /> Italy<br /> Bồ Đào Bỉ<br /> Anh<br /> Thụy<br /> Israel<br /> Ấn Độ<br /> Việt Nam<br /> Mục<br /> Nha<br /> Có, nhưng<br /> hạn chế<br /> <br /> Có<br /> (ngoài<br /> khơi,<br /> gần<br /> vùng nghiên<br /> cứu)<br /> <br /> Ít ở cửa<br /> sông<br /> Thames<br /> <br /> Đang<br /> phát<br /> triển nhưng<br /> còn điều tra<br /> về điều kiện<br /> tự nhiên, kinh<br /> tế và khó<br /> khăn trong ra<br /> quyết định<br /> Có<br /> <br /> Địa<br /> và<br /> sử<br /> đất<br /> tại<br /> <br /> Cao trong<br /> tương lai<br /> (sự phụ<br /> thuộc của<br /> quốc gia<br /> vào nhập<br /> khẩu năng<br /> lượng)<br /> Quan<br /> trọng<br /> nhưng cần<br /> giải quyết<br /> vấn<br /> đề<br /> công nghệ<br /> <br /> Giảm sự<br /> phụ thuộc<br /> năng<br /> lượng<br /> nhập khẩu<br /> Một số<br /> <br /> Phát triển<br /> điện gió ở<br /> trọng điểm<br /> nghiên cứu<br /> <br /> Không<br /> <br /> Lý<br /> do<br /> không hoặc<br /> chậm phát<br /> triển<br /> <br /> Điều<br /> kiện phát<br /> triển<br /> không<br /> thuận lợi<br /> <br /> _<br /> <br /> Phát triển<br /> điện gió ở<br /> các vùng bờ<br /> khác<br /> Tầm quan<br /> trọng của<br /> điện<br /> gió<br /> trong<br /> hệ<br /> thống năng<br /> lượng quốc<br /> gia<br /> <br /> Có<br /> <br /> Có<br /> <br /> Khá<br /> thấp,<br /> nhưng<br /> đang<br /> tăng<br /> <br /> Tầm quan<br /> trọng của<br /> điện<br /> gió<br /> trong tương<br /> lai<br /> phát<br /> triển<br /> ở<br /> vùng<br /> bờ<br /> biển<br /> Những lý<br /> do<br /> chính<br /> phát triển<br /> điện gió ở<br /> quốc gia<br /> Tài liệu về<br /> phát triển<br /> điện gió<br /> <br /> Không ý<br /> nghĩa ở<br /> Pescara,<br /> ngày<br /> càng<br /> quan<br /> trọng ở<br /> Rome<br /> Chính<br /> sách<br /> năng<br /> lượng<br /> EU<br /> Một số<br /> <br /> Điển<br /> Có<br /> <br /> Không<br /> <br /> Không phát<br /> triển<br /> ở<br /> Mumbai,<br /> phát triển ở<br /> Chennai<br /> Nhiều<br /> nguyên nhân<br /> (điều kiện gió<br /> của<br /> địa<br /> phương, vấn<br /> đề vị trí xây<br /> dựng)<br /> <br /> Không<br /> <br /> -<br /> <br /> Điều<br /> kiện gió<br /> không<br /> thuận lợi<br /> (tốc độ<br /> nhỏ)<br /> <br /> Có<br /> <br /> Có<br /> <br /> Có<br /> (vùng<br /> núi)<br /> <br /> Có<br /> <br /> Có<br /> <br /> Cao<br /> <br /> Khá thấp<br /> <br /> Còn thấp<br /> nhưng<br /> đang tăng<br /> lên nhanh<br /> chóng<br /> <br /> Thấp<br /> <br /> Cao<br /> <br /> Thấp<br /> <br /> Tiềm<br /> năng<br /> cao ở vùng<br /> ngoài khơi<br /> <br /> Tiềm<br /> năng cao<br /> ở vùng<br /> ngoài<br /> khơi<br /> <br /> Cao<br /> <br /> Thấp<br /> <br /> Hạn<br /> chế,<br /> nhưng đang<br /> tăng lên trong<br /> tương lai gần<br /> <br /> Ngày càng<br /> tăng<br /> <br /> Chính sách<br /> quốc gia và<br /> EU<br /> <br /> Chính<br /> sách<br /> quốc gia<br /> và EU<br /> <br /> Chính<br /> sách quốc<br /> gia và EU<br /> <br /> ?<br /> <br /> Chính<br /> sách<br /> vầ<br /> chiến lược<br /> quốc gia<br /> <br /> Một số<br /> <br /> Một số ở<br /> cấp quốc<br /> gia<br /> <br /> Một số<br /> <br /> Không<br /> nhiều<br /> <br /> Nhu cầu năng<br /> lượng tăng<br /> nhanh trong<br /> vài năm gần<br /> đây<br /> Một số<br /> <br /> hình<br /> việc<br /> dụng<br /> hiện<br /> <br /> Không<br /> nhiều<br /> <br /> 2)<br /> Điện gió ở Bồ Đào Nha đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng từ năm 2000 và đang phát<br /> triển nhanh chóng cả ở vùng bờ và trong lục địa (đặc biệt ở vùng núi phía bắc Bộ Đào Nha). Mục tiêu<br /> quốc gia về phát triển năng lượng cho thấy sự quan tâm tới việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vốn<br /> đã chiếm 45% sản lượng điện quốc gia và đến 2020 chiếm 31% năng lượng tiêu thụ (60% sản lượng<br /> <br /> 3<br /> <br /> điện quốc gia). Động lực chính cho sự phát triển điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác dường<br /> như có vai trò rất khác nhau do nhu cầu giảm phụ thuộc vào năng lượng không tái tạo (dầu, than, khí<br /> thiên nhiên) và nguồn năng lượng nước ngoài và nhập khẩu (chiếm 83% năm 2008).<br /> 3)<br /> Phát triển năng lượng gió ở Bỉ diễn ra chủ yếu trong thập kỷ trước và vị trí xây dựng điện gió ở<br /> vùng biển có thể sẽ là quan trọng nhất (khó có thể lựa chọn vị trí xây dựng điện gió ở khu đông dân<br /> cư).<br /> 4)<br /> Ở Anh, phát triển điện gió không mạnh ở các trọng điểm nghiên cứu, cho dù ở những vùng bờ<br /> khác và trong lục địa, điện gió đang được phát triển với mục tiêu không lớn (so với mục tiêu của Liên<br /> minh châu Âu), chiếm 15% các nguồn năng lượng tái tạo vào 2020, tức đạt 35-40% sản lượng điện từ<br /> nguồn năng lượng tái tạo. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên để phát triển điện gió ở vùng bờ biển và đặc<br /> biệt ngoài khơi là tốt và có tiềm năng lớn trong tương lai.<br /> 5)<br /> Phát triển điện gió ở Thụy Điển, cả vùng bờ và trong lục địa ít quan trọng trong thời gian dài.<br /> Gần đây, điện gió được chú trọng phát triển. Hiện nay, điện gió được xây dựng và qui hoạch ở tất cả<br /> các vùng bờ biển và trong lục địa, cho thấy những thay đổi quan trọng trong nhận thức của các bên liên<br /> quan ở qui mô quốc gia cũng như địa phương. Vùng bờ biển dường như có ý nghĩa đặc biệt cho tương<br /> lai phát triển của điện gió với những điều kiện thuận lợi về vị trí xây dựng cũng như sự đồng thuận về<br /> chính trị (để đạt mục tiêu quốc gia đến 2020: 20% sản lượng điện quốc gia từ điện gió).<br /> 6)<br /> Phát triển điện gió ở vùng bờ biển Israel cũng như ở những vùng khác không có vai trò lớn,<br /> hiện tại chỉ chiếm 0,5 % sản lượng điện. Những nghiên cứu khả thi hiện có cho thấy chỉ ở một số vùng<br /> núi, điện gió mới có ý nghĩa về kinh tế. Điều này do những yếu tố tự nhiên như không đủ tốc độ gió,<br /> thiếu những khu vực trống trải, thảm thực vật không phù hợp. Những nơi thuận lợi cho phát triển điện<br /> gió có thể đã được phát triển cho mục đích khác, chẳng hạn khu bảo tồn, hoặc vì lý do chính trị mà<br /> không phát triển được (ví dụ khu quân sự).<br /> 7)<br /> Ở Ấn Độ, điện gió hiện tại có vai trò không đáng kể ở các trọng điểm nghiên cứu (chỉ có một<br /> ‘cánh đồng’ điện gió ở Chennai) và có thể cũng chưa phát triển mạnh ở nơi này. Dù vậy, điện gió đã<br /> được phát triển ở những vùng bờ biển khác và nói chung, Ấn Độ nằm trong số những nước có sản<br /> lượng điện cao (đứng thứ 4 toàn cầu). Lý do của việc chậm hoặc không phát triển điện gió ở một số<br /> vùng bờ biển là vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi như không đủ gió, khó tìm được vị trí trong hoặc<br /> xung quanh khu vực đô thị v.v.<br /> 8)<br /> Điện gió ở Việt Nam mới phát triển chủ yếu ở vùng bờ biển và miền Trung và đang được qui<br /> hoạch ở các vùng khác, nhưng chưa có vai trò trong hệ thống năng lượng quốc gia. Mặc dù nằm trong<br /> chiến lược phát triển năng lượng mới và tái tạo của quốc gia nhưng vai trò của điện gió trong hệ thống<br /> năng lượng quốc gia cũng chưa rõ.<br /> Đối với các nước ngoài châu Âu trong dự án SECOA, phát triển điện gió thường ở qui mô quốc<br /> gia và không giống nhau. Nhưng chính sách năng lượng được Liên minh châu Âu xây dựng hướng tới<br /> mục tiêu bền vững và gần đây được định hướng vào năng lượng tái tạo. Ủy ban châu Âu năm 2007 đã<br /> phê chuẩn mục tiêu năng lượng với sự đóng góp của năng lượng tái tạo ở các nước châu Âu đến 2020<br /> đạt 20%. Đối với các nước châu Á trong dự án, Israel có lãnh thổ nhỏ và ít thuận lợi cho điện gió,<br /> tương lai phát triển điện gió không nhiều. Ấn Độ với lãnh thổ rộng lớn và điều kiện động lực gió khác<br /> nhau theo mỗi khu vực có thể sẽ phát triển điện gió một cách độc lập tùy theo nhu cầu năng lượng mỗi<br /> vùng. Vai trò của điện gió ở Việt Nam hiện nay chưa có ý nghĩa nhiều, mặc dù đã có một số dự án phát<br /> triển điện gió ở vùng bờ biển.<br /> 3. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU<br /> 3.1. Quan hệ giữa phát triển điện gió và môi trường<br /> <br /> 4<br /> <br /> Kết quả điều tra trong dự án SECOA cho thấy hai nguyên nhân chính về việc lựa chọn phát<br /> triển điện gió: a) vai trò khác nhau của điện gió trong chính sách năng lượng quốc gia và b) vấn đề về<br /> vị trí xây dựng dự án điện gió cần xem xét đến các yếu tố môi trường tự nhiên như điều kiện tự nhiên<br /> phù hợp và nhân tố xã hội như xung đột lợi ích, thiết kế các vùng phù hợp. Thực tế cho thấy sự khác<br /> biệt lớn giữa các vùng và giữa các nước. Giữa các nước châu Âu và ngoài châu Âu có những sự khác<br /> biệt cơ bản sau: các nước thành viên châu Âu tuân thủ chính sách của Liên minh châu Âu không chỉ<br /> trong phát triển điện gió mà cả trong các hệ thống năng lượng. Hơn nữa, hệ thống năng lượng của các<br /> nước thuộc Liên minh châu Âu nằm trong các mạng lưới xuất nhập khẩu giữa các nước Liên minh châu<br /> Âu.<br /> - Về các thành phần xã hội: phát triển điện gió không chỉ phụ thuộc chủ yếu và điều kiện tự nhiên<br /> thuận lợi (hệ thống điện gió không phải phát triển ở tất cả những nơi có điều kiện gió thuận lợi). Điểm<br /> quan trọng hơn là điều kiện và lợi ích xã hội cũng như chính sách hỗ trợ phát triển điện gió. Lợi ích của<br /> địa phương về điện gió là quan trọng nhưng chưa đủ để phát triển điện gió mà cần sự hỗ trợ rộng rãi<br /> hơn thông qua các chính sách quốc gia, lợi ích kinh tế của điện gió cho các doanh nghiệp năng lượng<br /> và sự chấp thuận của dân chúng. Các vị trí của hệ thống điện gió được xem như vấn đề xã hội mà cần<br /> phải giải quyết cho được xung đột lợi ích và vấn đề chi phí trực tiếp và gián tiếp cho hệ thống điện gió.<br /> - Liên quan đến các thành phần môi trường: điểm quan trọng là sản xuất điện gió cần có không gian<br /> thoáng và phát triển hệ thống điện gió tương lai phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng đất hơn là giải pháp<br /> với hệ thống công nghiệp ưu thế vốn phụ thuộc nguồn năng lượng không tái tạo. Hơn nữa, sử dụng đất<br /> hiện phù hợp với các hệ thống này (chẳng hạn khai thác than, khoan dầu…). So với các nguồn năng<br /> lượng tái tạo khác như nhiên liệu sinh học thì điện gió dường như ít có hại cho môi trường hơn và<br /> tương đối linh động về vị trí.<br /> - Về mặt kỹ thuật: điện gió phát triển với công nghệ tiên tiến, đa dạng về các giải pháp kỹ thuật cho các<br /> tác động tiêu cực về môi trường. Hơn nữa, sự phát triển công nghệ và tính thích ứng điều kiện địa<br /> phương có thể là lợi thế. Ngày nay, có nhiều dạng tua-bin gió kích cỡ khác nhau được sử dụng và<br /> chúng được xây dựng từ một tua-bin đơn lẻ đến tổ chức thành những ‘công viên điện gió’ sản xuất điện<br /> cho mạng lưới điện của một vùng. Các dạng công nghệ và tổ chức sản xuất điện như vậy xuất hiện ở<br /> những vùng cụ thể phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và mối quan tâm của cộng đồng. Công nghệ<br /> cho phép có những giải pháp cho việc lựa chọn kích thước, vị trí và hình dạng của các tua-bin gió phù<br /> hợp với một vùng cụ thể.<br /> - Liên quan đến sự phát triển và thành phần của các hệ thống điện gió: tương lai phát triển của hệ thống<br /> điện gió cũng như định hướng phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo dường như còn để ngỏ và<br /> phụ thuộc vào việc hiểu biết và phối hợp giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp năng lượng, chính quyền,<br /> các phong trào xã hội và các nhà khoa học. Thực trạng phức tạp của sự phát triển năng lượng sinh học<br /> có lẽ không xảy ra đối với năng lượng gió. Có lẽ những tranh luận trái chiều về phát triển năng lượng<br /> sinh học sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho năng lượng gió ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên,<br /> những hạn chế của điện gió cần được thảo luận kỹ càng, cẩn thận hơn.<br /> 3.2. Ví dụ về xung đột trong phát triển điện gió ở bờ tây Thụy Điển<br /> Phát triển điện gió không những chỉ ở một vấn đề là tìm được sự đồng thuận của cộng đồng<br /> sống ở vùng bờ biển. Giải pháp hướng tới sự đồng thuận rộng rãi của xã hội là nhằm giảm thiểu xung<br /> đột lợi ích trong sử dụng đất. Phân tích xung đột và giải pháp giảm thiểu là thành phần không thể thiếu<br /> trong đánh giá tác động xã hội. Phân tích xung đột về phát triển điện gió ở trọng điểm nghiên cứu của<br /> Thụy Điển trong Dự án SECOA là một ví dụ khi xem xét tác động môi trường của phát triển điện gió ở<br /> vùng bờ biển.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2