intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề nhiếp ảnh Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

115
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuống núi Nhiếp ảnh VN thiên về nghệ thuật, nhẹ về báo chí. Đó là nhận xét của nhiều người trong giới và ngoài giới. Trong khi trên thế giới, sự giao thoa giữa ảnh báo chí và nghệ thuật ngày càng rõ nét. Vì sao ảnh báo chí VN còn yếu và thật sự ảnh nghệ thuật VN ở tầm mức nào? Trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin gợi ý một vài điểm để bạn đọc tham khảo và đóng góp thêm ý kiến. Nhà nhiếp ảnh, anh là ai? NSƯT, nhà quay phim, nhiếp ảnh Nguyễn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề nhiếp ảnh Việt Nam

  1. Một số vấn đề nhiếp ảnh Việt Nam Xuống núi Nhiếp ảnh VN thiên về nghệ thuật, nhẹ về báo chí. Đó là nhận xét của nhiều người trong giới và ngoài giới. Trong khi trên thế giới, sự giao thoa giữa ảnh báo chí và nghệ thuật ngày càng rõ nét. Vì sao ảnh báo chí VN còn yếu và thật sự ảnh nghệ thuật VN ở tầm mức nào? Trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin gợi ý một vài điểm để bạn đọc tham khảo và đóng góp thêm ý kiến. Nhà nhiếp ảnh, anh là ai? NSƯT, nhà quay phim, nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Tuấn Cái quan trọng của nhiếp ảnh là sự nhìn ra. Vậy từ đâu, từ cái gì để nhìn ra "cái gì đó". Trong chúng ta, bất kỳ ai cũng từng có lúc nhìn ra cái gì đó ngoài những cái đang xảy ra trước mắt. Đứng trước biển, ai cũng nhìn thấy mình mỏng manh. Nhìn đám trẻ lang thang, thấy ra cái
  2. lỗi lầm của ai đó. Nhưng để nhìn ra một cái gì đỡ thông thường hơn, gây sự thú vị hơn thì không phải ai cũng thấy được. Tôi nghĩ cái quan trọng bắt đầu phải từ cái thiện. Cũng có những bức ảnh diễn tả nhiều cái không thông thường, kỳ lạ. Có thể lúc đầu nó làm những người nhẹ dạ thấy choáng, nhưng nhìn lâu, thấy không ra gì. Tôi nghĩ bức ảnh ấy không xuất phát từ cái thiện. Vậy cái thiện từ đâu mà ra? Có phải "nhân chi sơ tính bản thiện"? Người ta sinh ra sẵn có tính thiện không? Tôi không dám chắc! Và dù có như vậy đi chăng nữa có vẫn không đủ, còn phải có văn hoá để nuôi dưỡng và tin tưởng nó. J.Nehru nói: "Người có văn hoá là người có thể hiểu người khác và có khả năng làm người khác hiểu mình". Nhiếp ảnh là phương tiện để làm người khác hiểu mình. Chính vì thế nên khi ta xem một bức ảnh, ta nhận ra ngay cái "ruột" của người chụp ảnh. Chụp quang cảnh khốc liệt của khu đào vàng ở Châu Phi đã làm cho người ta xúc động, nhưng chụp được bàn tay ở góc trên khuôn hình, phía dưới là người phu mỏ đang từ vực sâu bước lên thì chỉ nhà nhiếp ảnh Sagado mới nhìn ra. Bàn tay ấy như đỡ đần, như vẫy gọi. Bàn tay của người không có mặt trong ảnh. Một bàn tay thật nhiều ẩn dụ... Qua ảnh, người ta đã hiểu tầm vóc Sagado. Đi chụp ảnh ở vùng đất này, vùng đất kia mà tâm niệm vào một định kiến sẵn từ nhà là điều làm tôi thường gặp thất bại. Có lẽ do tôi chưa tin tưởng lắm vào cảm xúc thực tại của mình. Nhà văn có thể về đến
  3. nhà mới viết lại cảm xúc của mình, nhưng nhà nhiếp ảnh phải nhạy cảm hơn, phải chụp ngay trong khoảnh khắc đó. Tôi thường không thích chụp ảnh trong hoàn cảnh phức tạp. Sự bày đặt tưởng như làm cho mình dễ chụp hơn, sống động hơn, thực ra là làm phức tạp thêm. Nó giả tạo và khiên cưỡng lắm. Tôi thấy ai có ý định sắp xếp lại cuộc sống theo ý mình thì thật là manh động và "điếc không sợ súng". Chỉ khi không có ý định tả thực thì hãy sắp đặt. Nhà nhiếp ảnh vĩ đại người Mỹ Man Ray đã làm như thế. Ông muốn vượt lên cái thực. Muốn đúc kết một điều gì đó nhưng thủ pháp thông thường không diễn tả được, ông có thủ pháp riêng của ông. Ai cũng biết nước mắt biểu hiện cho sự đau khổ. Nhưng nước mắt khô lại, biến thành nước mắt thuỷ tinh thì chỉ có Man Ray mới nhìn ra. Quả thật tôi chưa xem bức ảnh nào buồn như thế... Có người nói những bức ảnh ấy cổ rồi. Tôi không hiểu. Tôi biết cái mới luôn được coi là hướng đi lên của nhiếp ảnh. Nhưng tìm tòi cái mới phải là sự nỗ lực chân thành, chứ chụp chỉ cho nó "lạ" (vì bế tắc về ý tưởng) thì chuyện ấy là cổ lỗ nhất. Hiện nay ở nước ta có những kiểu chụp tân kỳ, trông thảm hại lắm. Nó lộ ra vẻ dối mình và cầu danh. Có nhiều người chụp ảnh giống nhau, giống về tinh thần là tai hại nhất, hình thức cũng vậy, cứ na ná, nhàn nhạt thế nào ấy. Lại có người nói rằng ở nước mình chẳng có gì để chụp. Tôi càng
  4. không hiểu. Đất nước ta tuy nhỏ bé nhưng có đủ địa hình: Biển, núi đá, núi đất, đồng bằng, sông ngòi. Qua mấy chục cây số, địa hình có thể thay đổi hoàn toàn. Từ biển đã lên núi. Từ đồng bằng thấy trung du. Bốn mùa thay đổi. Lại có những 54 dân tộc. Quan trọng hơn nữa là kinh tế - xã hội đang chuyển mình. Sự lai căng đang nhập khẩu rất nhiều và giá trị nhân bản mất đi cũng không ít. Quan hệ giữa người và người đang bị phân hoá. Nhiều người nước ngoài đến đây gọi VN là đất nước dành cho nhiếp ảnh đấy. Có nhiều người chụp ảnh thiên về cái đẹp, đó cũng là một cái mạnh của nhiếp ảnh, nhưng ít người chụp được cái đẹp bên trong đúng vào lúc nó hiện ra bên ngoài. Ngay cả phong cảnh thuần tuý cũng thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Nó có giá trị của đôi chân (đi nhiều) hơn là giá trị của cái đầu. Đó là một vài cảm nghĩ về nhiếp ảnh mà tôi muốn chia sẻ. Điều cuối cùng, cũng quan trọng vì nó phân biệt là người không nhiếp ảnh và người nhiếp ảnh. Người không nhiếp ảnh có thể "nhìn ra", còn chụp được "cái nhìn ra đó" mới là người nhiếp ảnh. Tôi biết mình chỉ là người loại thứ nhất, nếu không, ai chẳng là nhà nhiếp ảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2