intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ: Đồng hoá từ mượn

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

102
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồng hoá từ mượn Một từ mượn, nếu không bị thay thế, thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng hoá từ mượn. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ, đồng hoá từ mượn là một yêu cầu rất được chú ý. Nếu ta nói đến sự Việt hoá từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ: Đồng hoá từ mượn

  1. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Đồng hoá từ mượn Đồng hoá từ mượn Một từ mượn, nếu không bị thay thế, thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng hoá từ mượn. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ, đồng hoá từ mượn là một yêu cầu rất được chú ý. Nếu ta nói đến sự Việt hoá từ mượn trong tiếng Việt thì chẳng hạn, người Pháp cũng nói đến sự Pháp hoá những từ mượn trong tiếng Pháp… Nhưng như thế nào là đồng hoá thì hình như không phải không có lúng túng trong quan niệm, và do đó, trong các quy định chuẩn mực hoá, thí dụ, ở tiếng Pháp có từ mượn pull-over quen thuộc, gốc tiếng Anh: về chính tả thì trong tiếng Pháp bắt viết hoàn toàn như tiếng Anh; về ngữ âm, lại bảo phát âm theo tiếng Pháp (âm tiết cuối phát âm “ve”, không phát âm phát âm “vơ”). Một sự Pháp hoá như vậy là chưa rõ lẽ! Nếu dẫn những thí dụ về sự Anh hoá từ mượn gốc Pháp, cũng có thể nhận thấy tình hình như thế. Chẳng hạn, trong tiếng Anh có từ debt (là nợ) vốn gốc Pháp là dette, mà về phát âm chẳng khác gì nhau mấy, nhưng về chính tả, bên tiếng Anh
  2. buộc phải có chữ b, chẳng qua là muốn Anh hoá, nhưng lại Anh hoá bằng các truy tới gốc Latinh là debitum! Tình hình đó ở các ngôn ngữ không cho phép ta, trong sự Việt hoá từ mượn, viện dẫn một cái mẫu nào để theo. Vả lại, đồng hoá có ý nghĩa dân tộc hoá, cho nên thường bao hàm, trong các quy định chuẩn mực hoá theo hướng đồng hoá, một quan điểm dân tộc nào đó, ở một nước nào đó, vào một thời điểm nào đó, mà ta không thể nghĩ là chân lí rồi! Cho nên, yêu cầu nghiêm chỉnh là xem xét lại các tiêu chuẩn mà theo đó, từ mượn có thể được coi là đồng hoá. Thường có sự chú ý nhiều đến tiêu chuẩn ngữ âm. Quả nhiên, trong các ngôn ngữ đều có thể nhận thấy hiện tượng một từ mượn khi đã được chấp nhận, thì cái chất liệu ngữ âm ngoại của nó chuyển dần theo chất liệu ngữ âm bản ngữ. Trong tiếng Việt, nhưng từ như săm, lốp, líp và cái từ lò xo nói trên kia, vốn là từ mượn gốc Pháp, đều thuộc trường hợp đồng hoá về ngữ âm. Từ paquebot hiện nay của tiếng Pháp là kết quả đồng hoá về ngữ âm tự cái tiền thân Anh của nó là packed boat. Nếu phân tích kĩ thì có thể thấy, nói chung, sự đồng hoá như vừa nói là có quy luật ngữ âm. Tuy vậy, cần chú ý rằng hiện tượng thú vị ấy mà có khi, ở ta, một số người đề lên thành cái mẫu mực lí tưởng của sự Việt hoá từ mượn, đã sinh ra qua
  3. cái tai của người bản ngữ, thường là người lao động, tức là qua trạng thái tiếp xúc có tính chất tự nhiên. Bây giờ, trong sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Pháp, hoặc giữa tiếng Pháp với tiếng Anh, hiện tượng đồng hoá về ngữ âm như thế không có điều kiện để phát triển, bởi vì sự tiếp xúc ngôn ngữ như vừa nói đã chuyển sang trạng thái tiếp xúc có tính chất văn hoá, tức là chủ yếu qua ngôn ngữ viết… Khi tiếng Anh là một sinh ngữ được học, được phổ biến đến như thế, bây giờ, ở nước Pháp, thì cái quy định phát âm như trên đối với từ pull-over và những khác như bulldozer – một quy định mà trong thực tế được chấp hành rất tuỳ tiện – đã thể hiện một quan điểm Pháp hoá không thuận chiều với xu hướng phát triển của hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ trong xã hội Pháp hiện nay. Ở ta cũng có tình hình đáng suy nghĩ như vậy. Trước nhữg thính giả ở nông thôn thì đối với từ mượn hoặc từ ngoại – vì ở mặt này, từ mượn và từ ngoại không khác nhau – cách phát âm theo lối đồng hoá về ngữ âm, chẳng hạn: bô-bờ-lin hay bố-bơ- lin, Giơ-ne-vơ hay Giơ-neo… có thể được coi là bình thường. Nhưng ở một giảng đường, với sinh viên và trí thức là thính giả, cách phát âm này sẽ bị chú ý, và đánh giá theo cách nghĩ của những người có biết ngoại ngữ, những người song ngữ văn hoá. Tình hình đó rõ ràng là tế nhị và trong sự chuẩn mực hoá, cách xử lí ắt phải linh hoạt. Tuy vậy, thiết nghĩ trong hướng chuẩn mực hoá đối với hiện tượng đó
  4. phải coi trọng hướng phát triển của sự tiếp xúc ngôn ngữ ở nước ta, và nó phải là, đối với những lớp người mới, hướng cố gắng. Những thí dụ vừa dẫn là về từ mượn và từ ngoại gốc Pháp, gốc Anh trong tiếng Việt. Về từ mượn gốc Hán, tức từ Hán-Việt, cũng có những vấn đề của nó về sự đồng hoá ngữ âm. Như đã nói, những từ như buồm đã đồng hoá về các mặt, tất nhiên cả mặt ngữ âm. Thời điểm đi vào tiếng Việt của chúng là cổ xưa, và đường vào chủ yếu là con đường tự nhiên. Còn những từ ngữ gọi Hán-Việt đó, như nguyệt, thì vào sau, cho là bắt đầu từ năm 939 lịch sử, và đặc biệt, và đặc biệt, theo con đường văn hoá, sách vở, cho nên đã ổn định. Những từ này, về các mặt khác thì chưa, nhưng về ngữ âm, cũng là đã đồng hoá. Quả vậy, thơ chữ Hán đọc lên nghe không hiểu hết, hay chẳng hiểu gì hết, nhưng về âm thanh, cảm thấy không xa lạ như tiếng phương Tây. Do tính chất không xa, lại có vẻ gần ấy về ngữ âm của từ Hán-Việt mà sinh ra trong tiếng Việt cái xu hướng quá trọng chất liệu ngữ âm Hán-Việt, so với chất liệu ngữ âm tiếng Pháp, tiếng Anh. Xu hướng ấy thể hiện rất rõ ở hiện tượng tên riêng của tiếng nước ngoài nào, phương Tây hay phương Đông, cũng đến Hán-Việt hoá đi cả, vì như vậy dễ nghe hơn. Xu hướng ấy sản sinh ra những cái kì quái như: “Mạnh đức tư cưu”, “Ái nhĩ lan”,… song vẫn được chấp nhận, hoan nghênh trong cái tâm lí của thế hệ những người song ngữ văn hoá Việt-Hán ở đầu thế kỉ này.
  5. Nhưng đến những thế hệ sau, với lớp người song ngữ văn hoá không phải Việt- Hán nữa, là sinh ra phản ứng chống đối. “Mông tét ki ơ”, “Iếclăng” hoặc “Ai len”, dù thế nào, cũng thể hiện một tâm lí mới, ở một thời đại mới. Tâm lí ấy đòi hỏi một giải pháp khác, theo nguyên tắc khác; chính vì đến nay chưa chưa định nên giải pháp chưa rõ. Nếu nguyên tắc về “từ ngoại” nói trên được chấp nhận, và cái thói quen “dễ nghe” được coi là một tiêu chuẩn không thể quyết định tất cả thì giải pháp “Montesquieu”, “Ireland”, thiết tưởng mới rõ lẽ; cũng là cái lẽ cố gắng văn hoá, và là cái lẽ thuận theo sự phát triển của con người, của ngôn ngữ, của thời đại. Xu hướng nói trên còn thể hiện ở hiện tượng coi từ vựng Hán-Việt như một nguồn cung ứng tự nhiên của từ vựng tiếng Việt, đặc biệt ở phạm vi thuật ngữ. Chất liệu nội dung mới, tự phương Tây đến với ta, đặc biệt trong phạm vi tư tưởng, chính trị, văn hoá, kinh tế… đều phải thông qua, thực vậy, cái cửa Hán-Việt hoá. Chính thế, philosophie = triết lí, triết học; république = cộng hoà; culture = văn hoá… Những sự đối chiếu, những đẳng thức như vậy chỉ có mặt tiện lợi về hình thức, trong đó mặt ngữ âm là quan trọng, chứ không phải là tất yếu về nguyên tắc, đặc biệt khi xem xét mặt nội dung. Cho nên, những thuật ngữ như o-xy-gen thay dưỡng khí, hi-dro-gen thay khinh khí, lô-gích thay luận lí… và những câu hỏi như nên là điều khiển học hay nên là xi-béc-nê-ltic hoặc cybernelique… đều có ý nghĩa là những phản ứng, băn khoăn có lí do và đã xuất phát tự góc độ khác, nguyên tắc khác. Có lẽ cũng nên chú ý rằng khi nói năng, các cán bộ khoa học ở ta vẫn dùng
  6. xen vào lời nói rất nhiều thuật ngữ như cybernetique, génetique, culture, philosophie… và những ngôn ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Indonisia… vẫn có khả năng giải quyết vấn đề thuật ngữ bằng cách mượn thẳng, chứ không mượn vòng qua ngôn ngữ trung gian. Hiện nay, cách xử lí chuẩn mực hoá của ta rõ là không nên cực đoan, tức là thay thế tất cả các thuật ngữ Hán-Việt, nhưng chắc là phải dựa trên cơ sở thừa nhận, về mặt hình thức, vai trò của chất liệu Hán-Việt cũng như chất liệu Pháp hoặc phương Tây, để đối xử với chúng một cách ngang nhau, và dựa trên nguyên tắc coi trọng sự đối xứng giữa chất liệu hình thức với chất liệu nội dung, để đạt yêu cầu chính xác trong sự định danh, nhất là các khái niệm khoa học. Nếu quả thực là hình thức Pháp, Anh hay Nga mà tốt hơn theo yêu cầu này thì thiết tưởng hình thức Hán-Việt không thể có ưu thế hơn, chỉ vì thuận tai hơn, và đặc biệt không thể nào coi hình thức Hán-Việt là đã có đầy đủ tính cách bản ngữ. Nếu cách nhìn của ta đối với những chất liệu đó mà được xác định lại thì cũng có cách nhìn khác, đối với cả những hiện tượng đồng hoá về ngữ pháp. Sự thực, ngoài hiện tượng đồng hoá về ngữ âm nói trên, còn có hiện tượng đồng hoá về ngữ pháp, một hiện tượng có chiều phát triển mạnh hơn trong tiếng Việt cũng như trong một số ngôn ngữ khác.
  7. Có thể dẫn một thí dụ khá quen thuộc sau đây: trong tiếng Anh có từ sprint mà giới thể thao ở ta chuyển rất hay thành nước rút, nhưng ở nhiều tiếng đề dùng thành từ mượn; trong tiếng Pháp từ mượn sprint phát âm theo Anh (-inh) hay theo Pháp (- anh) thì còn tranh cãi, nhưng dứt khoát phải thừa nhận có động từ sprinter. Nhưng cái kiểu cấu tạo từ sprint + er đó, có khi, đã bị xem, một cách nghiệt ngã, là lai. Thực ra, một yếu tố Anh mà kết hợp với một yếu tố Pháp là lai, hay là nó đã bị đồng hoá về ngữ pháp? Vì các kiểu lai tương tự cứ sinh ra càng nhiều, cho nên cuối cùng cách nhìn này rộng rãi hơn, đúng hơn về sự đồng hoá đã được nhiều người chấp nhận. Và sự thay đổi cách nhìn ấy dẫn người ta đến một nhận thức mới hơn nữa: sự đồng hoá về ngữ pháp có ý nghĩa một tác động sáng tạo của người bản ngữ đối với từ mượn. Trong tiếng Việt có thể dẫn thí dụ sau: tha hoá, hủ hoá là từ Hán-Việt thì được chấp nhận dễ dàng, nhưng đối với nhưng từ mới như môi hoá (“cách phát âm môi hoá”), xanh hoá (“xanh hoá đồi trọc”), axít hoá (“sự axít hoá”)… thì bây giờ, cuối cùng đành phải chấp nhận, nhưng còn băn khoăn, và trước đây không lâu, thì đã gây ra mỉa mai, thậm chí phẫn nộ; chẳng qua cũng tại cách nhìn như đã nói: yếu tố Hán-Việt kết với yếu tố Hán-Việt hay yếu tố Việt với yếu tố Việt là điều tất nhiên, là thuần khiết; còn yếu tố Việt với yếu tố Hán, và tệ hơn, yếu tố Pháp với yếu tố Hán là lai, là lộn xộn, bừa bãi! Cách nhìn đó quả là có hẹp hòi và bị thực tế của
  8. ngôn ngữ, của cuộc sống vượt qua. Những từ mới cứ tiếp tục hiện ra: trẻ hoá (“trẻ hoá đội ngũ cán bộ”)! Ngoài các hiện tượng đồng hoá về ngữ âm và đồng hoá về ngữ pháp, còn có hiện tượng đồng hoá về ngữ nghĩa. Một từ mượn khi mới được chấp nhận thì chỉ có một nghĩa và có thể giữ mãi cái nghĩa đó, thường là trong trường hợp thuật ngữ. Nhưng, ngoài trường hợp ấy, nó có thể biến đổi nghĩa, sự biến đổi nghĩa cũng là một hình thái đồng hoá của từ mượn, mà lại ở mức độ sâu sắc, tế nhị. Trong tiếng Việt, từ mượn gốc Pháp có thể đồng hoá về nghĩa mà kết hợp với đồng hoá về ngữ âm và ngữ pháp. Một thí dụ: từ phớt là mượn của tiếng Pháp: flegmen, tiếng Pháp vốn mượn của tiếng Anh: phlegm; nhưng ở tiếng Anh, tiếng Pháp, thì chỉ có nghĩa như trong “nó phớt tỉnh” mà không có cái nghĩa sinh ra ở tiếng Việt, như trong: “nó phớt tôi”. Tuy vậy, trong tiếng Việt, hiện tượng đồng hoá về ngữ nghĩa là chủ yếu ở những từ Hán-Việt. Những thí dụ như sau thường được dẫn: tử tế vốn có nghĩa là cẩn thận, nhưng hiện nay được dùng theo nghĩa khác; lịch sự vốn có nghĩa là từng trải, như lịch duyệt, nhưng hiện nay không còn được dùng theo nghĩa ấy nữa. Về những trường hợp như trên thì ai cũng thấy và chấp nhận sự biến đổi nghĩa. Nhưng có rất nhiều trường hợp tế nhị ít được chú ý hơn, thường là những từ đơn, vào tiếng Việt cũng đã lâu và hay được dùng làm những yếu tố cấu tạo từ. Thí dụ: yếu tố lạc trong
  9. những từ siêu lạc, lệch lạc, lạc lõng… của tiếng Việt là đã chuyển đi khá xa về ngữ nghĩa tự cái gốc lạc Hán-Việt, cho nên đối với những trường hợp như lạc đề, lạc đơn vị dùng trong tiếng Việt hiện nay cũng không còn cái nghĩa là cái sai phạm lớn (bỏ đề, bỏ đơn vị) giống như lạc đề, lạc ngũ trong tiếng Hán… Nếu trở lại trường hợp yếu tố hoá nói trên, cũng có thể thấy là có sự biến đổi nghĩa tế nhị: yếu tố hoá trong hoá xanh, hoá thành axít… không nên xem là giống hoàn toàn về ngữ nghĩa với yếu tố hoá trong xanh hoá, axít hoá… Ở những trường hợp sau, nên thấy cái ý nghĩa ngữ pháp của hoá rất quan trọng và rất có lợi về mặt hình thức hoá chất liệu nội dung, trong tiếng Việt. Cuối cùng là hiện tượng đồng hoá về chính tả. Ở ta, hiện tượng này rất được chú ý và đề cao. Quả vậy, khi yêu cầu viết a-xít,đừng viết a xít hay axít… thì có người cho rằng như thế dễ đọc hơn, nhưng cũng có người nói đến cái lẽ về tính cách dân tộc, đến sự cần thiết phải Việt hoá cách viết những thuật ngữ hoá học đó. Thực ra, mặt chữ viết vẫn tất nhiên phải có quy tắc riêng và yêu cầu đồng hoá từ mượn về chính tả vẫn là có lí do. Tuy vậy, sự đồng hoá về chính tả không thể làm thay đổi được tính cách của từ mượn khi nó được đồng hoá ở các mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Ngoài ra, thiết tưởng còn phải thấy ở mặt chữ viết những đặc điểm của nó và đây cũng là vấn đề được xem xét riêng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2