Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 373
download
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mac-Leenin về chính đảng vô sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Thao Sưu Tầm Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin về chính đảng vô sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc trở thành người tổ chức và lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam là một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh về lý luận và tổ chức thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (1930) không chỉ là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân mà còn với phong trào yêu nước. Nhận định về lòng yêu nước của người Việt Nam, Bác khẳng định: ''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước''. Quy luật hình thành Đảng vô sản kiểu mới ở một quốc gia dân tộc có nền văn hiến lâu đời, trong đó thần thái và bản sắc dân tộc chiếm vai trò chủ đạo của lịch sử tư tưởng đã được Bác chỉ ra từ năm 1953: ''Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin'', và khái quát lại vào năm 1960: ''Chủ nghĩa Mác - Lê- nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930''. Nhân tố đóng vai trò quyết định bảo đảm sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin, thông qua vai trò truyền bá có hệ thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lê-nin, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác viết: ''Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong''. Và Bác khẳng định: ''Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Lý luận cách mạng tiền phong đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, với cách mạng Việt Nam thì chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định tư tưởng đó. Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không có chủ nghĩa chân chính, cách mạng, khoa học soi đường nên không thể giành thắng lợi. Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới chỉ ra mục tiêu, con đường và phương pháp đúng đắn làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 1
- Nguyễn Đình Thao Sưu Tầm Song, chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam chứ không phải là kinh thánh, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt” không có nghĩa là rập khuôn máy móc, giáo điều, mà là học phép biện chứng, nắm vững lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các Đảng anh em, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Đang kết hợp lý luận, kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam; áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam. Nhờ nắm vững phương pháp biện chứng của học thuyết Mác – Lênin, kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có phê phán và chọn lọc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng chính cương, đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn của đất nước nên đã đưa cách mạng Việt Nam đến thành công. Việc xác định phong trào yêu nước là một trong ba thành tố hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành điểm xuất phát để Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng đinh : Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Theo lý luận Mác - Lênin đảng bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp, không có đảng chung chung của nhiều giai cấp; Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình và của cả dân tộc, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất, bộ tham mưu của giai cấp vô sản, đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị giành chính quyền về tay giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một đảng vô sản kiểu mới Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Người, Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam. Cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ ở thành phần xuất thân của đảng viên, mà cơ bản là ở nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và ở thực tiễn lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Các văn bản, nghị quyết của Đảng từ l930 đến nay đều thể hiện rõ tư tưởng của Người: Về nền tảng tư tưởng - lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt”; Về cương lĩnh, đường lối – giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn dân đấu tranh để giải phóng dân tộc, thực hiện dân chủ mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; Về thành phần xuất thân của đảng viên - Điều lệ Đảng năm 1930 do Người soạn thảo đã nêu rõ: ''Ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hi sinh, phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thời được vào Đảng. Thợ vào Đảng thời phải có một đảng viên giới thiệu và phải dự bị 3 tháng, thủ công nghiệp nghèo, dân cày phải có hai đảng viên giới thiệu và dự bị 6 tháng, học sinh, các giai cấp khác và người đảng phái khác phải có hai đảng viên giới thiệu và phải dự bị 9 tháng''. Đó là những người tiền phong giác ngộ nhất của giai cấp công nhân, của nông dân, trí thức, của nhân dân lao động tự nguyện phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập rèn luyện và lãnh đạo thực sự là đội tiền phong cách mạng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là người tổ chức và lãnh đạo nhân dân Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
- Nguyễn Đình Thao Sưu Tầm Việt Nam lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX. Khi nói Đảng ta là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Bác không bao giờ xa rời bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đó là hệ tư tưởng Mác – Lênin, mục tiêu cách mạng là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, được tổ chức theo nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng của giai cấp vô sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, chỉnh đốn đảng là công việc thường xuyên, nhưng phải đặc biệt chú ý khi hoàn thành từng chặng đường, từng nhiệm vụ và buớc sang một chặng đường, nhiệm vụ mới. Chỉnh đốn đảng là nhằm bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp, dân tộc, là tổ chức tiền phong chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc; không phải là một tổ chức làm quan, phát tài, sinh ra quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán. Đảng phải trong sạch, phải loại bỏ mọi phần tử cơ hội, thoái hoá; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn giữ vững đạo đức cách mạng. Và Bác nhấn mạnh: chỉnh đốn đảng là công việc rất hệ trọng, liên quan đến toàn bộ xã hội. Vì vậy, phải làm từng bước, phải có trọng tâm; chỉnh huấn về mặt tư tưởng phải gắn với chỉnh đốn về tổ chức; chỉnh huấn cán bộ cao cấp là mấu chốt của chỉnh huấn đảng; Trung ương phải tập trung làm trước và trực tiếp chỉ đạo; chỉnh đốn đảng không phải là ''chỉnh'' và “đốn”, mà làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Trong mối quan hệ giữa xây dựng và chỉnh đốn đảng, Bác yêu cầu phải trên cơ sở xây dựng mà chỉnh đốn, chỉnh đốn để nhằm xây dựng đảng vững mạnh hơn, trong sạch hơn. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung chỉnh đốn đảng là: học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chấn chỉnh tổ chức. Tức là, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; phải tuân thủ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Về sự cần thiết phải xây dựng và chỉnh đốn đảng, Bác đưa ra luận điểm: ''Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân... Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng''. Tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đó là nhiệm vụ then chốt, là cội nguồn thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Tình hình nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ có sự thay đổi, song những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng đảng vẫn là những giáo huấn quan trọng đối với các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Việc học tập, quán triệt và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là nhân tố Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
- Nguyễn Đình Thao Sưu Tầm quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng In bài Gửi phản hồi Về đầu trang Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương VII - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới - Tạ Văn Sang
11 p | 2904 | 523
-
Đề cương bài giảng số 8: Tổ chức cơ sở Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở - Lê Văn Long
13 p | 907 | 182
-
Tiểu luận: Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
11 p | 1349 | 152
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 258 | 104
-
Học thuyết nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển
18 p | 570 | 91
-
Bài giảng Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn
25 p | 399 | 72
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH"
9 p | 174 | 34
-
Tài liệu tập huấn Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học
340 p | 156 | 29
-
Một số vấn đề lí luận chung về thiết kế bài kiểm tra định kì theo Thông tư 22 - PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
16 p | 238 | 19
-
Bài giảng Một số vấn đề trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
28 p | 158 | 18
-
Bài giảng Xây dựng Đảng - TS. Nguyễn Việt Hùng
25 p | 138 | 13
-
Bài giảng Một số vấn đề lí luận chung về thiết kế bài kiểm tra định kì (Theo Thông tư 22) - PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
28 p | 119 | 9
-
Nghị quyết của Đảng
11 p | 74 | 8
-
Bài giảng Một số vấn đề hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản
18 p | 113 | 7
-
Phần 1: Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
14 p | 197 | 5
-
Một số vấn đề kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta - Nguyễn Danh Sơn
9 p | 61 | 3
-
Về vấn đề tôn trọng tính thiêng trong thực hành tín ngưỡng
12 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn