intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Một số vấn đề hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Một số vấn đề hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản" trình bày về vấn đề hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản về việc lập và thực hiện chương trình xây dựng văn bản hàng năm, về sự phối hợp giữa các sở, ngành trong soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Một số vấn đề hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HẠN  CHẾ TRONG CÔNG  TÁC XÂY DỰNG VÀ  BAN HÀNH VĂN BẢN
  2. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):  Theo  qui  định  của  Luật  Ban  hành  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  của  HĐND­UBND  và  Chỉ thị 27/2001/CT­UB thì xây dựng chương  trình  lập  quy  của  UBND  Thành  phố  hàng  năm là một thủ tục bắt buộc trong quy trình  xây dựng và ban hành văn bản, vì nó sẽ giúp  cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản chủ động,  nắm  bắt  trước  được  công  việc  và  có  kế  hoạch để tổ chức soạn thảo văn bản. 
  3. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):      Tuy nhiên, việc thực hiện qui định này cũng còn nhiều  hạn chế cần khắc phục, cụ thể là: ­ Về đề xuất văn bản đưa vào Chương trình lập quy:  + Còn nhiều các sở, ngành, quận huyện chưa thực sự  quan tâm đến qui định này nên không đề xuất. + Trong đề xuất chương trình lập quy, các sở, ngành,  quận, huyện chưa dự báo được nhu cầu trong thời gian  dài mà chủ yếu là những  yêu cầu đột xuất. Vì vậy,  chưa có kế hoạch để chuẩn bị chu đáo cho công tác  soạn thảo làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản  (thường là rất gấp rút về thời gian).
  4. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):   ­ Về sự chỉ đạo thực hiện chương trình lập quy:  UBND Thành phố chưa quan tâm thường xuyên  tới việc ban hành và chỉ đạo thực hiện chương  trình lập quy.  Bên  cạnh  đó,  Sở  Tư  pháp  chưa  có  sự  đeo  bám  và  chưa  tham  mưu  có  hiệu  quả  cho  UBND  Thành phố trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra  các sở, ngành triển khai thực hiện chương trình  lập quy. 
  5. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):  ­ Về thực hiện chương trình lập quy:          Hàng  năm,  UBND  Thành  phố  ban  hành  khá  nhiều  văn  bản  có  hình  thức  là  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  (như  đã  thống  kê  tại  phần  I).  Tuy nhiên, tỷ lệ văn bản trong chương trình lập  quy được ban hành thấp (năm 2003 là 25%, năm  2005 là 15%, năm 2006 là 17%.
  6. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):  ­ Về thực hiện chương trình lập quy:   Có thể nêu một số nguyên nhân về tình trạng này như  sau: + Khối lượng công việc của Thành phố rất lớn và nhiều  vấn đề phát sinh từ thực tiễn quản lý đô thị mang tính  bức xúc cần phải được tập trung giải quyết kịp thời,  áp lực công việc rất lớn và quá tải đối với lãnh đạo  UBND các cấp và các sở, ngành. Từ đó, lãnh đạo chưa  có sự quán xuyến, chỉ đạo thường xuyên trong công tác  xây dựng và ban hành văn bản. + Trong thực tiễn quản lý đã phát sinh những vấn đề mới  mà các ngành chưa dự liệu được nên không đề xuất  đưa vào chương trình lập quy hoặc do các sở, ngành  chưa quan tâm đúng mức..
  7. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):  ­ Về thực hiện chương trình lập quy:   Có thể nêu một số nguyên nhân về tình trạng này như sau:  + Cơ sở pháp lý để xây dựng văn bản chưa đầy đủ (một số văn  bản của Trung ương có sự thay đổi hoặc trên tinh thần chờ văn  bản Trung ương hướng dẫn) nên văn bản của thành phố chưa  thể ban hành; + Một số văn bản mặc dù các cơ quan chuyên môn đã soạn thảo  nhưng do đây là những văn bản chuyên ngành hoặc quy định về  những vấn đề mới, phức tạp, chưa có qui định của pháp luật  hoặc có nhưng không phù hợp, do đó đòi hỏi phải thận trọng  trong việc ban hành, nhiều dự thảo phải gửi xin ý kiến của  Chính phủ, các bộ, ngành nhưng còn nhiều quan điểm khác nhau  nên  UBND.TP chưa thể ban hành.
  8. a) Về việc lập và thực hiện chương trình xây  dựng văn bản hàng năm (sau đây gọi tắt là chương  trình lập quy):  ­ Về thực hiện chương trình lập quy:   Có thể nêu một số nguyên nhân về tình trạng này như  sau:  + Nhiều dự thảo văn bản chưa đạt chất lượng, chưa  đảm bảo quy trình soạn thảo, chưa có sự phối hợp  chặt chẽ, có hiệu quả giữa các ngành, các cấp nên việc   soạn thảo, góp ý, thẩm định, hoàn chỉnh dự thảo mất  nhiều thời gian, nhiều công sức nhưng không đạt hiệu  quả cao.  + Chưa có sự đôn đốc, kiểm tra về tiến độ thực hiện  công tác soạn thảo văn bản đối với các cơ quan được 
  9. b) Về sự phối hợp giữa các sở, ngành trong soạn  thảo, góp ý, thẩm định văn bản:     Đối với những văn bản có liên quan đến  nhiều lĩnh vực thì đòi hỏi trong quá trình  soạn thảo phải được sự tham gia của các  ngành có liên quan để đảm bảo văn bản  khi ban hành phải giải quyết được yêu cầu  thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước,  đảm bảo tính khả thi.       
  10. b) Về sự phối hợp giữa các sở, ngành trong soạn  thảo, góp ý, thẩm định văn bản:     Tuy nhiên, hiện nay, trong công tác phối hợp cũng còn  nhiều vấn đề cần khắc phục như: ­ Thực tế hiện nay, có nhiều dự thảo được cơ quan soạn  thảo trình UBND TP khi chưa lấy ý kiến các cơ quan  liên quan nên vẫn còn tình trạng chồng chéo, mâu  thuẫn về chức năng, nhiệm vụ hoặc không phù hợp  với các qui định chuyên ngành và không đạt yêu cầu, từ  đó dẫn đến việc UBND TP phải tổ chức nhiều cuộc  họp để thảo luận, góp ý các dự thảo hoặc chỉ đạo các  cơ quan liên quan góp ý kiến dẫn đến mất nhiều thời  gian của Thường trực Ủy ban cũng như của các sở,  ngành.      
  11. b) Về sự phối hợp giữa các sở, ngành trong soạn  thảo, góp ý, thẩm định văn bản:     Tuy nhiên, hiện nay, trong công tác phối hợp cũng còn  nhiều vấn đề cần khắc phục như: ­  Thời gian yêu cầu góp ý, thẩm định: hầu hết các dự  thảo văn bản do cơ quan soạn thảo gửi yêu cầu góp ý  hoặc thẩm định là rất gấp (thông thường chỉ trong  vòng từ 3 đến 5 ngày, có nhiều dự thảo chỉ có 1 đến 2  ngày hoặc thậm chí có những dự thảo đến cơ quan  được yêu cầu góp ý thì đã hết thời hạn), do đó cơ quan  được yêu cầu không thể đảm bảo được về thời gian  cũng như chất lượng của ý kiến đóng góp.       
  12. b) Về sự phối hợp giữa các sở, ngành trong soạn  thảo, góp ý, thẩm định văn bản:  ­ Sự tham gia của các sở, ngành, quận, huyện liên quan  chưa tích cực, còn tâm lý coi đó là việc của cơ quan  soạn thảo. Thực tế rất nhiều các ý kiến đóng góp chỉ  quan tâm đến nội dung phân công công việc cho ngành  mình chứ chưa thực sự quan tâm đóng góp toàn diện  dự thảo văn bản. ­ Thời gian góp ý, thẩm định của Sở Tư pháp chưa đảm  bảo theo qui định do số lượng văn bản nhiều, đồng  thời nhiều dự thảo không đạt chất lượng, không đầy  đủ hồ sơ theo qui định nên Sở Tư pháp mất nhiều thời  gian để tìm hiểu, làm việc với các cơ quan soạn thảo  để nắm bắt thêm thông tin về thực tiễn quản lý của  ngành.      
  13. c) Về hồ sơ trình dự thảo văn bản:      Hầu hết các cơ quan được giao soạn thảo hoặc  chủ trì soạn thảo văn bản chưa đảm bảo về hồ sơ  trình dự thảo, các dự thảo khi trình không có Tờ  trình để thuyết minh về sự cần thiết ban hành văn  bản, cơ sở pháp lý và những nội dung chủ yếu của  dự thảo hoặc nếu có thì rất sơ sài, không thể hiện  được những nội dung cần trình nên cơ quan được  yêu cầu góp ý, thẩm định gặp khó khăn vì không  nắm bắt hết được những cơ sở pháp lý, những bức  xúc, yêu cầu trong công tác quản lý của ngành.
  14. d) Về trình tự, thủ tục thông qua văn  bản:       • Theo qui định tại Điều 40 Luật Ban hành văn bản  của địa phương thì việc xem xét thông qua dự thảo  văn bản phải tại phiên họp toàn thể Ủy ban nhân  dân và thủ tục thông qua dự thảo văn bản gồm  các bước: Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự  thảo; cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm  định; UBND thảo luận và biểu quyết thông qua. • Tuy nhiên, hiện nay việc thông qua văn bản của  UBND Thành phố chưa theo qui định (nhiều dự  thảo chưa được thông qua tại phiên họp UBND  bằng hình thức biểu quyết). 
  15. e) Về chất lượng của dự thảo văn  bản:           Trong những năm qua, chất lượng của các dự thảo  văn bản chưa cao, thậm chí có nhiều dự thảo văn  bản mặc dù không phức tạp nhưng soạn thảo  không đạt chất lượng nên phải góp ý nhiều lần. Xin  nêu một số nguyên nhân sau: • Về khách quan: Nhiều vấn đề bức xúc có tính đặc  thù trong quản lý đô thị hoặc những vấn đề phức  tạp, nhạy cảm nhưng chưa có qui định của pháp  luật hoặc có qui định nhưng không phù hợp, vì vậy  việc xây dựng văn bản của địa phương gặp khó  khăn, phải tổ chức góp ý nhiều lần, tốn nhiều thời  gian, công sức nhưng vẫn chưa thể ban hành được  vì phải xin ý kiến của các cơ quan trung ương.
  16. e) Về chất lượng của dự thảo văn  bản:       • Về chủ quan: ­ Cơ quan chủ trì soạn thảo chưa quan tâm đúng mức hoặc  chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm đối với dự thảo  được giao soạn thảo, cụ thể: + Thiếu sự tổng kết, đánh giá thực tiễn nên chưa đúc kết  được những nội dung cần điều chỉnh, từ đó dẫn đến việc  nhiều dự thảo văn bản không rõ, thậm chí không xác định  được đối tượng, phạm vi điều chỉnh;  + Việc tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan chưa hiệu  quả do cơ quan soạn thảo chưa chuẩn bị chu đáo như:  không có Tờ trình dự thảo; không gửi trước dự thảo hoặc  thời gian gửi rất gấp không đủ thời gian để nghiên cứu góp  ý.
  17. e) Về chất lượng của dự thảo văn  bản:       • Về chủ quan:   ­ Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác soạn  thảo, góp ý, thẩm định chưa có hiệu quả như đã nêu ở trên. ­  Trình  độ  của  cán  bộ  soạn  thảo  văn  bản  còn  hạn  chế  do  chưa được đào tạo cơ bản về kỹ năng soạn thảo văn bản,  chưa nắm bắt được những yêu cầu về pháp chế.   ­  Chưa  triển  khai  thành  lập  bộ  phận  pháp  chế  tại  các  sở,  ngành  theo  qui  định  Nghị  định  122/2004/NĐ­CP  ngày  08/5/2004  của  Chính  phủ  quy  định  chức  năng  nhiệm  vụ,  quyền hạn và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ,  cơ  quan  thuộc  Chính  phủ,  cơ  quan  chuyên  môn  thuộc  UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương./.
  18.     XIN CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý  LẮNG NGHE !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2