Bài giảng Chương 1: Một số vấn đề về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, công vụ, công chức và viên chức - ThS. Hoàng Công Tràm
lượt xem 45
download
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng chương 1 "Một số vấn đề về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, công vụ, công chức và viên chức" dưới đây để nắm bắt được một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, công vụ, công chức, viên chức, những nội dung cơ bản của Luật viên chức. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 1: Một số vấn đề về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, công vụ, công chức và viên chức - ThS. Hoàng Công Tràm
- HỌC PHẦN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. CÔNG VỤ, CÔNG CH C VÀ VIÊN CH C GVC. THS. HOÀNG CÔNG TRÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HuẾ
- Nội dung chính A. Một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam B. Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước C. Công vụ, công chức, viên chức. Những nội dung cơ bản của Luật viên chức 2 9/10/2015
- A. Một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam I. Những quan điểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam II. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam III. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 3 9/10/2015
- I. Những quan điểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN CHXHCN Việt Nam I.1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. I.2. Xây dựng bộ máy nhà nước có quyền lực nhà nước thống nhất, trên cơ sở phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. I.3. Tăng cường hơn nữa quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp giáo dục, thuyết phục 4 và rèn luyện phẩm chất đạo đức
- II. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN CHXHCN Việt Nam II.1. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. II.2. Nguyên tắc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam II.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ. II.4. Nguyên tắc pháp chế 5 9/10/2015
- III. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam III.1. Cơ cấu tổ chức Quốc hội Chȡ tịch nước Chính phȡ Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân Cơ quan chính quyền địa phương III.2. Các cấp và đơn vị hành chính 6 9/10/2015
- Như thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân? Nhà nước của dân là nhà nước mà trong đó tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (chủ thể thống nhất và duy nhất của quyền lực nhà nước là nhân dân). Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân thiết lập và xây dựng nên cả về hệ thống chính sách, pháp luật, cả về tổ chức bộ máy. Nhà nước vì dân nhấn mạnh đến mục tiêu hoạt động của nhà nước là vì lợi ích của nhân dân. 7 9/10/2015
- Tại sao Đảng ta lại chọn liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng cho NN? Đây là một liên minh mang tính tiên phong, tính tiên tiến và chiếm đại đa số thành phần của xã hội. Do nó chiếm đại đa số thành phần xã hội, nên đây là cơ sở cho việc thực hiện chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa – một trong những bản chất cơ bản của nhà nước ta Đây là một liên minh bền vững vì có tính truyền thống và đã được thử thách qua thời gian 8 9/10/2015
- Tại sao Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam? Vấn đề đảng chính trị lãnh đạo nhà nước là một vấn đề có tính quy luật và tính phổ biến Môi trường hoạt động của nhà nước ta (nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền) và vai trò và sứ mạng của Đảng CSVN Sự thống nhất về mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động của Đảng và Nhà nước – vì lợi ích của nhân dân, dân tộc Sự lựa chọn của nhân dân và sự thừa nhận của pháp luật 9 9/10/2015
- Khái niệm về quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước thống nhất bao gồm 3 loại quyền lực (quyền lực nhánh): Quyền lập pháp: ban hành, sửa đổi, bãi bỏ văn bản luật (hiến pháp, luật, pháp lệnh) Cơ quan thực thi quyền lập pháp là Quốc hội Quyền hành pháp: Chấp hành (lập quy); ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị) Điều hành: tổ chức thực hiện luật, đưa luật vào cuộc sống Cơ quan thực thi quyền hành pháp là Chính phủ và UBND các cấp Quyền tư pháp: kiểm sát và xét xử vi phạm pháp luật. Cơ quan thực thi quyền tư pháp là Viện KSND, Tòa án ND các cấp 10 9/10/2015
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự thống nhất và phân công quyền lực nhà nước Nhà nước ta là một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là chủ thể thống nhất và duy nhất của quyền lực nhà nươc Nhà nước ta hoạt động trong môi trường nhất nguyên chính trị, một Đảng cầm quyền, trên nền tảng đó, chỉ có một sự thống nhất về chủ thể của quyền lực Nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng CS: kiểm tra, giám sát, điều chỉnh điều phối. Sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước sẽ khắc phục được khuynh hướng dẫn đến độc đoán, chuyên chế, kém hiệu quả do sự thống nhất về quyền lực nhà 11 nước có thể gây9/10/2015 ra.
- Biểu hiện của sự thống nhất và phân công quyền lực nhà nước Sự thống nhất về quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ trong tổ chức bộ máy nhà nước ta Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là đầu mối quyền lực nhà nước. Sự phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước : Quốc hội thực hiện quyền lập pháp Chính phủ thực hiện quyền hành pháp Viện KSND, Tòa án ND thực hiện quyền tư pháp Sự thống nhất là nền tảng, sự phân công phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất quyền lực nhà nước. Một trong những nội dung cơ bản của phân công và phối hợp quyền lực nhà nước là sự phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương, sự phối hợp giữa chính quyền với các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị. Sự phân công, phân cấp ấy phải thực hiện 12 đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ. 9/10/2015
- Vai trò của pháp luật và ý thức con người trong quản lý nhà nước Pháp luật là những quy tắc xử sự hoặc các quy định bắt buộc chung do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm bằng tất cả sức mạnh của mình, đặc biệt là bằng cưỡng chế. Pháp luật là công cụ đắc lực để thực thi quyền lực nhà nước, để thực hiện chức năng cưỡng chế trong quản lý nhà nước. Pháp chế là sự tôn trọng pháp luật, sự thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhât. Pháp chế = Pháp luật + ý thức con người Ý thức con người (ý thức pháp luật) là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện nghiêm minh pháp luật (pháp chế). 13 9/10/2015
- Vai trò của pháp luật và ý thức con người trong quản lý nhà nước Ý thức con người được hình thành từ 2 yếu tố: Nhận thức (kiến thức) Niềm tin (thái độ) Cả hai yếu tố này đều chỉ được hình thành thông qua biện pháp giáo dục, thuyết phục, rèn luyện phẩm chất đạo đức Dân trí là một trong yếu tố quan trọng hình thành ý thức con người. Để nâng cao mặt bằng dân trí phải thông qua biện pháp chủ yếu là giáo dục Nền tảng đạo đức xã hội góp phần hình thành niềm tin và thái độ cho con người Trên cơ sở nền tảng đạo đức xã hội hình thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hình thành thái độ cá nhân. 14 9/10/2015
- II.1. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. a. Cơ sở - Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, vì vậy nhân dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. - Nhằm củng cố, phát huy hơn nữa thành quả cách mạng về địa vị làm chủ của nhân dân. - Nhằm phát huy vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý Nhà nước. - Nội dung nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
- II.1. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. b. Nội dung nguyên tắc Công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (Đ.28, 29 HP 2013). Công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất, vào hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan đại diện địa phương (Đ.27 HP 2013). Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào trong bộ máy nhà nước.
- II.1. Nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. b. Nội dung nguyên tắc Công dân thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động c a các cơ quan nhà nước. Nhà nước phải tạo khả năng, điều kiện, phương tiện cho nhân dân thực hiện quyền c a mình. Sự tham gia c a nhân dân vào các công việc c a Nhà nước vừa với tư cách từng cá nhân, các nhóm cộng đồng, vừa thông qua những tổ chức, cơ quan mà họ là những thành viên với nhiều phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp.
- II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN a. Cơ sở Vấn đề đảng chính trị lãnh đạo nhà nước là một vấn đề có tính quy luật và tính phổ biến, là một tất yếu khách quan xuất phát từ lịch sử CM Việt Nam. Nhà nước ta hoạt động trong môi trường nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền. Lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội là sứ mạng của Đảng CSVN, đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước đúng hướng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng Sự thống nhất về mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động của Đảng và Nhà nước Được sự lựa chọn của nhân dân và sự thừa nhận của pháp luật
- II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN b. Nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước Đảng lãnh đạo về chính trị: Đảng xác định đường lối, chủ trương, xác định những nhiệm vụ chiến lược để từ đó Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách đó. Đảng lãnh đạo về tổ chức, nhân sự: - Đảng đưa ra những yêu cầu, những định hướng về công tác cán bộ, để từ đó Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, - Đảng giới thiệu đảng viên và cả những người ngoài Đảng để Nhà nước sắp xếp, bố trí công việc,đặc biệt là trong lĩnh vực đề bạt và bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo. - Đảng giới thiệu nhân sự để nhân dân bầu vào các cơ quan nhà nước.
- II.2. NT Nhà nước CHXHCN Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN b. Nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng: - Đảng thường xuyên tổ chức giáo d c chính trị tư tưởng cho đảng viên và người ngoài đảng nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị - Đảng cũng thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng c a xã hội, c a quần chúng để có những biện pháp giáo d c thích hợp. Đảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá. - Kiểm tra, giám sát hoạt động c a các tổ chức cơ sở Đảng, và các Đảng viên làm việc trong các cơ quan nhà nước. - Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động c a các cơ quan nhà nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng An sinh xã hội: Chương 1
31 p | 319 | 76
-
Bài giảng Chính sách xã hội: Chương 1
22 p | 690 | 65
-
Bài giảng Chính trị - Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin
108 p | 354 | 55
-
Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học
11 p | 710 | 48
-
Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - PGS.TS Nguyễn Thời Trung
40 p | 293 | 39
-
Bài giảng Những điểm cần lưu ý khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.CGD
19 p | 372 | 31
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
23 p | 130 | 26
-
Bài giảng Thư viện số: Chương 1 - TS. Đỗ Quang Vinh
58 p | 156 | 21
-
Bài giảng Lý luận phương pháp dạy học Tin học 1: Phần lý thuyết - Chương 2
46 p | 148 | 20
-
Bài giảng Tâm lý học: Chương 1 - TS. Trần Thanh Toàn
59 p | 274 | 20
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ThS. Nguyễn Thị Bé
120 p | 51 | 16
-
Bài giảng Quản trị đa văn hóa - Chương 1: Tổng quan về văn hóa và quản trị đa văn hóa
45 p | 46 | 12
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 1 - Trường ĐH Thương Mại
19 p | 123 | 12
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 1 - ThS. Phan Minh Phương Thuỳ
75 p | 98 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (Bậc Tiến sỹ): Chương 1 - Hà Quang Thụy
49 p | 14 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (Bậc Thạc sỹ): Chương 1 - Hà Quang Thụy
26 p | 16 | 8
-
Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese language) - Chương 1: Tạo lập và tiếp nhận văn bản
53 p | 27 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn