intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số xu hướng đổi mới trong giáo dục đại học Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số xu hướng đổi mới trong giáo dục đại học Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trình bày hiện trạng và đưa ra triển vọng việc làm cho sinh viên Việt Nam trong thập niên tới. Theo đó, xu hướng việc làm sẽ chuyển từ các công việc sử dụng nhiều lao động sang các công việc tự động hoá và số hoá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số xu hướng đổi mới trong giáo dục đại học Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. MỘT SỐ XU HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Đức Toàn1, Vũ Ngọc Phan2 1 Học viện Phụ nữ Việt Nam 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những thuận lợi và khó khăn cho khả năng tiếp cận việc làm với sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Bài báo trình bày hiện trạng và đưa ra triển vọng việc làm cho sinh viên Việt Nam trong thập niên tới. Theo đó, xu hướng việc làm sẽ chuyển từ các công việc sử dụng nhiều lao động sang các công việc tự động hoá và số hoá. Đồng thời phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả quan điểm giáo dục trong giai đoạn hiện nay cho các trường đại học. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Thất nghiệp; Sinh viên ra trường. Abstract Some innovation trends in Vietnam’s university education in the Industrial Revolution 4.0 The Industrial Revolution 4.0 brings advantages and disadvantages to the accessibility of jobs for university graduates in Vietnam. The article presents the current situation and provides employment prospects for Vietnamese students in the next decade. Accordingly, the employment trend will shift from labor - intensive jobs to automation and digitization jobs. At the same time, analyzing a number of factors affecting students’ ability to access jobs, thereby proposing some specific solutions to effectively implement the educational perspective in the current period for universities. Keywords: Industrial Revolution 4.0; Unemployment; Graduated student. 1. Mở đầu Sự thay đổi đáng kể giữa công việc do con người thực hiện và công việc được thực hiện bởi máy móc do những đột phá về công nghệ đã dẫn đến những chuyển đổi lớn trong thị trường lao động toàn cầu. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi lực lượng lao động phải nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới do có ứng dụng tự động hóa vào dây chuyền sản xuất bằng công cụ robot. Kết quả của việc sử dụng robot (tăng 24 %) là số lượng công nhân giảm 1,3 % trong giai đoạn 2020 - 2025. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi tăng gần 14 lần so với các nền kinh tế tiên tiến (0,5 %) [1]. Dự đoán, hơn 133 triệu việc làm sẽ xuất hiện cho đến năm 2022 để thích ứng với sự phân chia lại giữa lao động con người và máy móc, trong khi sẽ có 75 triệu việc làm biến mất [4]. Không chỉ những lao động phổ thông chịu sự tác động của robot và tự động hóa mà những lao động có trình độ cao trong các lĩnh vực kế toán, dịch thuật, hỗ trợ pháp lý và hành chính đều có xu hướng giảm đáng kể. Khoảng một nửa số giờ làm việc bị mất là do giảm giờ làm của những người vẫn làm việc, một nửa còn lại là do mất việc làm hoàn toàn [3]. Trong khi đó, các công việc dựa trên máy tính như phân tích và khoa học dữ liệu, phát triển phần mềm và ứng dụng, thương mại điện tử, chuyên gia AI, dữ liệu lớn (IoT) và bảo mật thông tin sẽ tăng mạnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2022, các công việc liên quan tới dịch vụ khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng [6]. Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với những thách thức lớn về thiếu hụt lao động có trình độ, có 292 Hội thảo Quốc gia 2022
  2. chuyên môn và có kỹ năng. Trong hoàn cảnh đó giáo dục đại học có một vị trí đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn là vấn đề cốt lõi để phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập, từ đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó giáo dục đại học cần được nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cả người dạy và người học; Đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; Áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; Đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp,... để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. 2. Thực trạng việc làm của sinh viên Việt Nam sau khi ra trường Theo kết quả từ báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo), có khoảng 80 - 90 % sinh viên sau khi tốt nghiệp từ 3 tháng đến 1 năm đã có việc làm. Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp đại học cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm chiếm 88,3 % trong tổng số sinh viên trả lời phỏng vấn. Những sinh viên tốt nghiệp với thứ hạng càng cao chiếm tỷ lệ có việc làm càng cao. Số liệu cho thấy sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y - Dược chiếm tỷ lệ có việc làm cao nhất, lên tới 96,3 %. Tiếp theo là nhóm Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông - Lâm - Ngư nghiệp với tỉ lệ 89,6 %. Xếp cuối là nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật chỉ đạt tỷ lệ 84 %. Như vậy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc chiếm gần 20 %. Con số này khá cao, nếu so với tỷ lệ thất nghiệp chung của nhóm thanh niên ở độ tuổi 20 - 24 trong cả nước năm 2019 là 6,1 %. Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp có bằng cử nhân tăng từ 9,3 % vào năm 2020 lên 20 % vào năm 2045 như được chỉ ra trong Hình 1. Hình 1: Mô hình phát triển nguồn nhân lực 2020 - 2045 [8] Với việc Việt Nam hội nhập kinh tế hợp tác song phương và đa phương như ASEAN, AFTA, APEC, WTO,… cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho người lao động nhiều cơ hội việc trên nhiều lĩnh vực. Nghị quyết 52 - NQ/TW ngày 27/9/2019 quy định một số chủ trương, chính sách tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong nghị quyết này, đặt ra một số mục tiêu cho đất nước với tầm nhìn đến năm 2045. “Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; Có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ Hội thảo Quốc gia 2022 293
  3. hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh,…”. Do đó, việc ứng dụng robot và tự động hóa, triển khai trí tuệ nhân tạo và IoT (Những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư) đang được lên kế hoạch đẩy mạnh trong thời gian tới. Tự động hóa tại nơi làm việc tái cấu trúc việc phân chia nhiệm vụ giữa con người và máy móc. Chính phủ Việt Nam cũng xác lập mục tiêu số hóa nền kinh tế và đến năm 2030, nền kinh tế số chiếm tỷ trọng trên 30 % GDP. Do đó, dự báo ngành điện gia dụng, điện tử, dệt may, da giày là những ngành dư thừa nhiều nhất, với 80 % lao động trong ngành dệt may có thể được thay thế ở Việt Nam [6]. Trong báo cáo về triển vọng nghề nghiệp và xu hướng kỹ năng ở Việt Nam (giai đoạn 2018 - 2022) cũng đưa ra kết luận tương tự rằng các công việc liên quan đến kỹ sư sẽ có nhu cầu cao trong vài năm tới [6]. Điều này sẽ tiếp tục thách thức khả năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp sau khi sinh viên tốt nghiệp đại học. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một số xu hướng đổi mới trong giáo dục Đại học Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đóng góp đáng kể cho các cơ sở giáo dục đại học và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc chuẩn bị các môi trường làm việc chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước. Trong bài báo này, tác giả sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp (tổng hợp sách, tư liệu liên quan và phục vụ đề tài, từ đó hệ thống hóa các cơ sở lý luận về đề tài); - Phương pháp thực nghiệm (vận dụng cơ sở lý thuyết để đưa ra các kết luận); - Phương pháp phân tích, tổng hợp các nghiên cứu đã có nhằm xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Chất lượng của sinh viên phản ánh hiệu quả công việc thông qua 3 trụ cột là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả học tập càng cao, cụ thể là điểm tốt nghiệp càng cao, xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao (Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016). Nghiên cứu của Pandey và cộng sự (2014) cũng cho thấy việc thành thạo ngôn ngữ nước ngoài giúp ứng viên để lại ấn tượng ban đầu tốt, có cơ hội cao hơn để có được vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển. Trình độ ngoại ngữ có tác động tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016). Yếu tố kỹ năng cứng như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng tác động đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên. Kantane và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng kỹ năng chuyên môn, kiến thức, khả năng lập kế hoạch cũng là các yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên. Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố tác động tích cực đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường. Mặt khác, việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác (Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016). Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp cần phải có các kỹ năng mềm khác, như: lãnh đạo, giao tiếp, tư duy phân tích,... để có thể đảm bảo tìm được việc làm (Hossain và cộng sự, 2018). Kết quả nghiên cứu Kantane và cộng sự (2015) cho thấy ý thức trong công việc, đặc biệt là yếu tố trung thực - một trong những yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên. Giáo dục đại học có sứ mạng góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, tạo 294 Hội thảo Quốc gia 2022
  4. nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Thông qua các hoạt động giáo dục, các giá trị văn hóa tốt đẹp cần được phát triển ở người học, giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ. Nội dung, phương pháp và môi trường giáo dục phải góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Để khắc phục tình trạng vừa lãng phí vừa thiếu hụt trong đào tạo nhân lực, giáo dục nghề nghiệp hiện nay cần bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng. Người học có những mong muốn, nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tập khác biệt. Vì vậy, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất với tất cả mọi đối tượng. Giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, giáo trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình. Mỗi trường học phải trở thành một môi trường sư phạm thân thiện, ở đó người học được chia sẻ, được bày tỏ ý kiến riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu của mỗi người học. Nội dung, phương pháp giáo dục, trách nhiệm và tình thương của đội ngũ nhà giáo là những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của mỗi nhà trường. Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục, nhưng chất lượng cũng đòi hỏi những đầu tư thỏa đáng. Trong vài thập niên tới, ở nước ta chưa thể đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục ngang bằng đầu tư của nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển. Do vậy cần tận dụng sự đầu tư của Nhà nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng giáo dục tốt nhất, mặc dù chất lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng giáo dục cao của nhiều nước khác trên thế giới. Việc tận dụng các kinh nghiệm và mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học,... là những giải pháp cần được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục. Phân tích trên cho thấy, sản phẩm của đào tạo của các trường đại học phải có đủ phẩm chất, năng lực để “vào guồng” và hội nhập tốt trong một môi trường vừa hợp tác, vừa cạnh tranh ngay sau khi tốt nghiệp. Muốn đạt được điều này thì những giải pháp cụ thể hơn phải là những giải pháp hướng đến việc dự báo và cập nhật nhu cầu về đào tạo nghề, tổ chức cho sinh viên được tiếp cận dần môi trường làm việc ngay từ khi bắt đầu bước vào cổng trường đại học, hướng đến việc liên kết đào tạo và tái đào tạo tạo cơ hội học tập suốt đời cho người lao động, hướng đến nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả quan điểm giáo dục trong giai đoạn hiện nay cho các trường đại học  Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội Để có cơ sở thực tiễn nhằm hoạch định chiến lược cho công tác tuyển sinh và đào tạo của mỗi trường, cần đầu tư thành lập một trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực trên địa bàn, Hội thảo Quốc gia 2022 295
  5. khu vực và phạm vi quốc gia. Tại trung tâm này, nhà trường và doanh nghiệp sẽ mở rộng các hình thức hợp tác để có thể cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; Nghiên cứu và cung cấp thông tin cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, xây dựng chương trình, tài liệu nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp, là cầu nối để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo. Các trung tâm của các trường cần có những phương án hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác nghiên cứu để có tầm nhìn tổng quan hơn. Ví dụ: Viện Khoa học Đào tạo phát triển nhân lực Việt Nam kết hợp với một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, để cùng phối hợp nghiên cứu xây dựng đề án tuyển sinh phù hợp nhằm đáp ứng thực tiễn xã hội hiện nay.  Hình thành mô hình dạy học theo xu hướng “xã hội học tập” mới “Xã hội học tập” là một xã hội phát triển trên cơ sở tổ chức tốt sự nghiệp giáo dục, là xã hội mà ở đó được tạo mọi cơ hội thuận lợi để học và phát triển mọi khả năng. Giáo dục dân trí ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển xã hội dựa trên 4 trụ cột: “học để biết”, “học để làm”, “học để làm người”, “học để cùng chung sống”. Trong nền kinh tế tri thức, tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi người lao động phải học tập liên tục và tri thức phải được cập nhật trong suốt cuộc đời lao động của họ - học thường xuyên, học tập suốt đời, nếu họ muốn tiếp tục có việc làm và nâng cao vị thế trong công việc. Tính linh hoạt, năng động, tự chủ, khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo sẽ được coi là những phẩm chất tốt nhất và cần thiết nhất đối với người lao động trong nền kinh tế tri thức. Do đó, việc đào tạo tại các trường hiện nay phải đổi mới sâu sắc, toàn diện để thích ứng với xu hướng đó, nhằm thực hiện một cách đầy đủ sự “gắn kết nhất thể” giữa giáo dục và xã hội, giữa đào tạo và vị trí việc làm cụ thể. Như vậy, các trường cần tập trung nghiên cứu, cập nhật nhằm tìm ra những nội dung nhu cầu mới về năng lực nghề của xã hội, đồng thời thông qua liên kết, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp qua các kênh như thực tế cơ sở của giảng viên, thực tập sinh, việc làm ngắn hạn cho sinh viên, đào tạo thợ ngắn hạn,... từ đó đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức đào tạo mới phù hợp hơn theo hướng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề để người học có thể tự tin khi trực tiếp làm việc ngay sau khi ra trường việc ở một vị trí cụ thể của nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,... Để làm được điều này, tại mỗi trường đại học nói chung, đội ngũ giảng viên không chỉ giỏi về lý thuyết mà cần phải giỏi về thực hành. Do đó, song song với việc đổi mới chương trình, nội dung thì việc đánh giá lại năng lực của mỗi giảng viên theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề là vấn đề hết sức cần thiết. Chúng tôi cho rằng, cần tiến tới doanh nghiệp, xã hội tham gia đánh giá năng lực của giảng viên, của các cơ sở đào tạo thì sự tồn tại và phát triển của nhà trường mới thực sự bền vững.  Đổi mới hình thức tổ chức dạy học trên cơ sở áp dụng mô hình đào tạo “lớp học đảo ngược” - gắn đào tạo với vị trí việc làm, đào tạo thông qua công việc Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình đào tạo mới trong đó nội dung học tập được cung cấp cho người học (thông qua hệ thống e-Learning) trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990 với mục đích chuyển sự hướng dẫn học tập sang mô hình lấy người học làm trung tâm nhằm tăng hiệu quả đào tạo. Khi áp dụng mô hình đào tạo “lớp học đảo ngược” cho quá trình đào tạo đi sau tuyển dụng, bố trí vị trí việc làm cụ thể hoặc đào tạo theo đặt hàng của cơ sở tuyển dụng; Đào tạo lại,... Chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa mô hình này với mô hình đào tạo truyền thống cơ bản như Hình 2. 296 Hội thảo Quốc gia 2022
  6. Hình 2: So sánh giữa mô hình truyền thống và mô hình đảo ngược khi gắn đào tạo với vị trí việc làm Với mô hình đảo ngược này, quá trình đào tạo có thể thực hiện theo quy trình sau: nhà trường cùng doanh nghiệp cùng xác định năng lực đầu ra của người lao động, nội dung đào tạo và đánh giá; Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và năng lực ban đầu của người học, nhà trường cùng các chuyên gia xây dựng các chương trình (thành các môđun) cho từng đối tượng; Xác định kế hoạch dạy học của từng đối tượng cụ thể (có thể cho từng người, lớp, thời gian cụ thể); Thực hiện quá trình đào tạo tại nhà trường và doanh nghiệp; Đánh giá năng lực đầu ra, xác định ngạch bậc nghề và mức lương tương ứng; Cấp bằng và tuyển dụng lại. Từ đó, các phương pháp dạy học theo mô hình đào tạo này cũng có sự thay đổi để phù hợp. Để mô hình đào tạo trên có tính khả thi và hiệu quả cao, ngoài việc nhà trường và doanh nghiệp cần có sự liên hệ chặt chẽ thì sự gắn kết của người dạy là “thầy” và “thợ” hết sức quan trọng. Người thầy phải thường xuyên tham gia thực tế tại doanh nghiệp, cùng góp phần phát triển trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ngược lại, mỗi người thợ giỏi phải được bồi dưỡng kỹ năng dạy học để tham gia quá trình đào tạo của nhà trường. Quá trình này không chỉ nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo mà còn tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho cả người học, nhà trường và doanh nghiệp. Đối với các trường đại học, theo chúng tôi, trong thời gian đến cần quan tâm có một số vấn đề cụ thể sau: tạo cơ chế mở cho các trung tâm tuyển sinh của trường, các khoa chuyên môn trực tiếp thâm nhập thực tiễn, liên hệ doanh nghiệp, xây dựng các đề án nhằm đem lại sự gắn kết giữa thầy hay - thợ giỏi; Nhà trường và doanh nghiệp cùng xây dựng kế hoạch thực tập, thực tế cụ thể, phù hợp thực tiễn cho sinh viên các ngành đào tạo; Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, cập nhật tri thức lý thuyết và khoa học công nghệ mới cho kỹ thuật viên lành nghề ở các doanh nghiệp; Gắn kết việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và quảng bá thương hiệu nhà trường, doanh nghiệp để cùng truyền đạt thông tin đến người học và người tiêu dùng. Ví dụ, giảng viên cần có kế hoạch tiếp cận thực tế cơ sở ở những doanh nghiệp, nhà máy trước khi sinh viên tham gia thực tập. Giảng viên phải thật sự đóng vai trò như một người công tác thực sự trong lĩnh vực đào tạo thì mới có thể nắm bắt thực tiễn, có trải nghiệm thực tế đủ thời gian quy định tối thiểu (giờ chuẩn) trước khi tổ chức thực hành nghiệp vụ cho sinh viên.  Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ gắn với thực tiễn trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhằm hỗ trợ trực tiếp trong việc xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến song hành cùng cơ sở chuyển giao công nghệ Hội thảo Quốc gia 2022 297
  7. Việc tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc hình thành các liên kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp để cung cấp giải pháp và sản phẩm, tiện ích nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp đặt ra. Trên cơ sở đó, tiến tới phấn đấu tăng nguồn thu của các trường từ các hoạt động khoa học - công nghệ, từng bước đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn của trường nói chung và hoạt động khoa học công nghệ của giảng viên nói riêng. Đây là một trong một khâu quan trọng trong công tác đổi mới đào tạo theo mô hình trên, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa các đề tài khoa học của giảng viên với các cơ sở ứng dụng sản suất, các doanh nghiệp.  Gắn các mô hình đánh giá năng lực nghề với quá trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm của doanh nghiệp Song song với việc đổi mới công tác tuyển sinh, đổi mới chương trình, mô hình và hình thức đào tạo, vấn đề đề đổi mới mô hình đánh giá theo hướng phát triển năng lực đầu ra cũng cần được thay đổi một cách đồng bộ, hiệu quả và phù hợp mới yêu cầu mới. Theo quy trình nêu trên, nhà trường phải cùng với doanh nghiệp đánh giá năng lực đầu ra của người học cũng chính là nguồn nhân lực cần tuyển dụng các các doanh nghiệp. Như vậy, để cụ thể hóa giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi, ở các trường Đại học, ngoài việc xây dựng lại kế hoạch thực tập cho sinh viên cần định hướng công tác đánh giá khóa luận, đồ án tốt nghiệp gắn kết với thực tiễn doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp tham gia đánh giá (theo các hình thức khác nhau như: tham gia thành viên hội đồng, đánh giá qua thăm dò sản phẩm đồ án,...). 4. Kết luận Để quá trình đào tạo theo hướng giáo dục nghề nghiệp ở các trường đại học trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả, bên cạnh việc thực hiện những giải pháp mang tính chỉ đạo, chiến lược thì cần quan tâm đến một số giải pháp cụ thể nêu trên nhằm thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo (trường đại học) và sử dụng lao động (doanh nghiệp). Đó là một trong những hướng đổi mới nhằm thống nhất được vai trò, lợi ích của ba chủ thể: người lao động - doanh nghiệp - nhà trường. Chính vì vậy, các giải pháp nêu trên được đặt ra trong mối liên hệ, hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Nếu nhà trường là nơi thực hiện vai trò truyền thống là nguồn cung ứng cho nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao và tìm tòi các giải pháp cho các vấn đề mà thực tế đặt ra cho các doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đóng vai trò tiếp nhận sản phẩm đào tạo, là đòn bẩy, kích thích sáng tạo và chuyển giao công nghệ, đồng thời là nơi cung cấp thêm nguồn lực vật chất cũng như tài chính cho nhà trường. Sự chuyển dịch cơ cấu công việc dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các trường đại học phải nâng cấp chương trình đào tạo và phương pháp sư phạm giảng dạy của giảng viên nhằm đào tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao có đủ năng lực và kỹ năng. Nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cùng với xu hướng hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Điều này sẽ tăng khả năng tuyển dụng cho các doanh nghiệp cũng như cơ hội việc làm của sinh viên Việt Nam tốt nghiệp trong thập kỷ tới trên cả thị trường lao động quốc tế và địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Carbonero, F., Ernst, E. and Weber, E. (2018). Robots worldwide: The impact of automation on employment and trade. International labour office. Available at: https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/ public/---dgreports/-- inst/documents/ publication/ wcms_ 648063.pdf. [2]. Römgens, I.; Scoupe, R. & Beausaert, S. (2019). Unraveling the concept of employability, bringing together research on employability in higher education and the workplace. Studies in Higherducation. [3]. International Labour Organization (2021). World employment social outlook trends 2019. Geneva: ILO 298 Hội thảo Quốc gia 2022
  8. Office. [4]. World Economic Forum (2018). The future of jobs report 2018. Available at: http://www3.weforum. org/docs/WEF_Future_of_Jobs_2018.pdf. [5]. World Economic Forum (2016). The future of jobs report 2016. World Economic Forum. [6]. Vietnamworks (2018). A report about career prospects & skill trends in Vietnam (2018 - 2022). Available at: https://www.enworld.com.vn/blog/2018/12/report-on-career-prospects-and-skill-trends-in- vietnam-2018-2022. [7]. Pandey, M. and Pandey, P. K. (2014). Better english for better employment opportunities. International Journal of Multidisciplinary approach and studies, Vol 01, p. 93 - 100. [8]. Trần Đức Cảnh (2022). Đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 2020 - 2045. [9]. Lê Phương Lan, Chu Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp. Tạp chí Kinh tế đối ngoại - Đại học Ngoại thương, số 84. [10]. Nguyễn Thị Thanh Vân (2016). Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường thuộc Khoa Kinh tế - Luật - Đại học mở TP. HCM. Đại học Mở TP. HCM. [11]. Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền (2016). Phân tích thống kê tỉ lệ có việc làm của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. số 44, tr. 56 - 61. BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022 Hội thảo Quốc gia 2022 299
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1