intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ MẠO NHÃN HÀNG HÓA, BAO BÌ HÀNG HÓA Lê Ngô Thảo Tiên, Thái Phạm Tuân, Vũ Đức Luân* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Trong cuộc sống hằng ngày, việc mua sắm hàng hóa là một điều không thể thiếu. Mặc dù có nhiều cách khác nhau để nhận biết chất lượng, nguồn gốc xuất xử, thương hiệu, nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên ngày nay nạn hàng giả các nhãn hiệu, bao bì của những sản phẩm nổi tiếng ngày càng nhiều không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn trên cả các nước toàn thế giới. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, làm mất cân bằng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt hành vi buôn bán hàng giả còn xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được pháp luật bảo vệ. Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hóa. Từ khóa: vi phạm hành chính, buôn bán hàng giả, giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. 1 KHÁI NIỆM Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì theo cách hiểu thông thường là những hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định tại khoản 1 Điều 2 quy định vi phạm hành chính (VPHC) là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó, VPHC đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là việc cá nhân, tổ chức thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng những hàng hóa có nhãn hàng 2011
  2. hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa vào lưu thông trên thị trường mà không phải là hành vi tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Mặc dù, hành vi vi phạm về buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa gây nguy hiểm cho xã hội, trật tự quản lí kinh tế và lợi ích của những người tiêu dùng nói riêng nhưng mức độ vẫn chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy cần áp dụng xử phạt bằng biện pháp hành chính đối với hành vi này. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung 2020 số 67/2020/QH14 của Quốc hội ngày 13/11/2020 đã định nghĩa cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu xử phạt VPHC về nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính bằng hình thức xử phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức về buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa theo thủ tục do luật hành chính quy định, chủ thể vi phạm đó phải gánh chịu những hậu quả so với trạng thái ban đầu. 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2.1 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa Các nguyên tắc xử phạt VPHC đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa chịu sự điều chỉnh chung của nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính vì những nguyên tắc này là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt nhằm bảo đảm đạt được mục đích, yêu cầu của xử lý vi phạm hành chính. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định cụ thể về nguyên tắc khi xử lý vi phạm hành chính như sau: Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện 2012
  3. một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng; Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 2.2 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa Đối với hành vi buôn bán hàng giả các tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và có đầy đủ nhận thức rõ được hành vi buôn bán hàng giả của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi nên vẫn thực hiện, nhằm mục đích thu lợi bất chính. Chính vì tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả gây ra của từng hành vi vi phạm hành chính nói chung và hành vi về buôn bán hàng giả nói riêng là khác nhau. Vậy nên không thể áp dụng một hình thức để xử phạt, pháp luật nước ta quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) và Điều 4 Nghị Định 98/2020/NĐ-CP hình thức về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Một là, hình thức cảnh cáo được quy định một cách cụ thể tại Điều 22 Luật xử phạt hành chính. Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Hình thức phạt cảnh cáo cùng với phạt tiền được xem là hình thức phạt chính đối với hành vi buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 4 Nghị Định 98/2020/NĐ-CP. Hai là, hình thức phạt tiền đổi với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 2013
  4. 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Ba là, các hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này gồm tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. 2.3 Thẩm quyền và thời hiệu về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có trên khắp các khu vực khác nhau và cách thức thực hiện, tính chất mức độ của các hành vi vi phạm cũng khác nhau. Ngoài ra còn dựa vào chức năng. Đó cũng là căn cứ xác định thẩm quyền của các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính và quy định rõ theo từng chức vụ, cấp bậc khác nhau từ Điều 81 đến Điều 87 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ quan như: Ủy ban nhân dân các cấp, Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Thanh tra. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Việc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành đối với hành vi buôn bán hàng giả là rất quan trọng. Vậy nên khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính cần xem xét đền yếu tố thời hiệu áp dụng. Để bảo đảm việc xử phạt một cách khách quan, kịp thời và đúng quy định pháp luật, hơn hết vẫn có thể xử phạt các hành vi đã thực hiện nhưng gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội. theo đó căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Sửa đổi bổ sung năm 2020 thì thời hiệu thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là 02 năm. 2014
  5. 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra, giám sát 9.449 vụ, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 5,65 tỷ đồng; Năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng QLTT đã chuyển cơ quan điều tra 176 vụ; đã khởi tố hình sự 23 vụ; không khởi tố hình sự 55 vụ; đang tiếp tục điều tra 98 vụ, trong đó buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu 79 vụ; gian lận thương mại 21 vụ; hàng giả 64 vụ; vi phạm khác 12 vụ.3 Như vậy, với những con số thống kê ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng và giả ở mọi mặt hàng với đa dạng về phương thức buôn bán đặc biệt là giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Có thể thấy rõ hơn, ngày 25/01/2021, qua công tác quản lý, nắm bắt địa bàn Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh sửa chữa điện tử Châu Hà, địa chỉ thôn Lũng Loét, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, do Bà Đặng Thị Hà làm chủ. Qua kiểm tra phát hiện 06 đôi loa (12 chiếc) có gắn nhãn hiệu JBL của Chủ thể quyền Harman Internationnal Industries, Incorporated (US), 8500 Balboa Boulevard, Northridge 91329, United of America, hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tại thời điểm kiểm tra Bà Hà không xuất trình được hoá đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hoá nêu trên. Toàn bộ số hàng hóa nêu trên đã bị đội QLTT số 2 tạm giữ để xác minh làm rõ. Ngày 25/02/2021, Sau khi kết thúc quá trình xác minh. Đội QLTT số 2 số đã trình Cục Trưởng Cục QLTT tỉnh Hà Giang ra quyết định xử phạt bà Đặng Thị Hà với hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với số tiền xử phạt là 16.000.000 đồng, buộc tiêu huỷ toàn bộ 06 bộ (12 chiếc) Loa là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng.4 Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng các vụ việc bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả rất nhiều và ngày càng tăng, hình thức một đa dạng. Trên thị trường hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền ngày càng nhiều và khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhóm hàng hóa phục vụ tiêu dùng như quần áo, mỹ phẩm,… Việc xâm phạm quyền nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, thực phẩm, đồ uống,… trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. 3 an chỉ đạo 35 ộ Công Thương, ộ Công Thương Việt Nam, nguồn https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi- tiet/luc-luong-quan-ly-thi-truong-su-thay-%C4%91oi-hieu-qua-sau-hon-hai-nam-to-chuc-mo-hinh-theo-nganh-doc-21455- 3301.html, truy cập ngày 30/04/2021. 4 Trần Anh Tuấn, Cục QLTT Hà Giang, https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ha-giang-xu-phat-gan-20-trieu-%C4%91ong-va- buoc-tieu-huy-san-pham-loa-gia-nhan-hieu-jbl-%C4%91uoc-bao-ho-tai-viet-nam-29339-1.html, truy cập ngày 02/5/2021 2015
  6. 4 NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Vướng mắc về khái niệm hàng giả: tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định “Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”. Việc quy định chỉ tiêu chất lượng hàng hóa hay đặc tính kỹ thuật cơ bản để làm ngưỡng giá trị sử dụng, công dụng giữa hàng thật và hàng giả là một điều tất yếu và có thể đo lường, tính toán, nhận biết được. Tuy nhiên, với quy định định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng vẫn chưa thể áp dụng được khi các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa đề cập đến vấn đề này. Hàng hóa giải mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Khoản 4 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (SĐ, BS 2009, 2019) mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Giữa quy định về hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã sự chồng chéo không rõ ràng. Nghĩa là trong hàng giả có một bộ phận về hình thức thuộc hàng giả là hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ và khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả thì cơ quan chức năng phải xác định đó là hành vi nào trong số hành vi hàng giả để lựa chọn cơ sở pháp lý áp dụng cho phù hợp với hành vi đó. Hoàn thiện pháp luật về khái niệm hàng giả: hoàn thiện khái niệm hàng giả là một việc làm hết sức quan trọng, là cơ sở để cơ quan chức năng xác định một mặt hàng được xem là hàng giả. Vì thế khái niệm hàng giả nên quy định theo hướng: cần có sự quy định rõ thế nào là đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị, công dụng của hàng hóa ở văn bản hướng dẫn Nghị định hoặc ban hành ra văn bản mới sửa đổi Nghị định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng văn bản xử lý hành vi một cách dễ dàng. Cần quy định rõ nét hơn hoặc bỏ quy định hành vi hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sẽ làm cho văn bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả sẽ không còn chồng chéo với các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra cần quy định thêm về hành vi xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp. 2016
  7. Vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi buôn bán hàng giả: mặc dù Chính Phủ nước ta vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 15/10/2020, Nghị định này đã thay thế cho Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Thế nhưng mức phạt tiền vẫn chưa tương xứng còn “quá thấp” với khoản lợi nhuận mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi. Theo đó việc xử phạt vi phạm hành chính hiện nay vẫn chưa đủ mạnh để răn đe, nhưng cũng có một số chế tài xử lý vi phạm về hàng giả quá nặng và chưa đến mức thực việc mức phạt như thế. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện việc xử phạt, tại địa phương các tỉnh thành còn thiếu trung tâm giám định hàng hóa. Hơn hết, việc phối hợp để phát hiện, kiểm tra, xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền còn thiếu sự phối hợp từ các bên, nhất là doanh nghiệp bị các chủ thể vi phạm làm giả hàng hóa. Giải pháp về xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi buôn bán hàng giả: cần quy định mức hình phạt tăng hơn nữa để tương xứng với hậu quả và nguồn lợi thu được của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gây ra. Cần nâng cao công tác phối hợp với nhau trong việc điều tra, phối hợp, xử phạt và ngăn chặn vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả. Công tác đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhất là nhận thức về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ. Ý thức bảo vệ thương hiệu, uy tín của mình, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng, với cộng đồng xã hội ngày càng được nâng cao. Cần nhanh chóng xây dựng các trung tâm giám định hàng hóa ở các tỉnh thành chưa có trung tâm. Đối với tỉnh thành đã có hệ thống máy móc giám định hàng hóa thì cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống máy móc nhằm giám định hàng hóa cho ra kết quả nhanh không ảnh hưởng tới công tác xử phạt. 5 KẾT LUẬN Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả là một biện pháp thích hợp để xử lý vi phạm một cách nhanh chóng, hiệu quả và ngăn chặn các hậu quả phát sinh. Góp phần vào việc đấu tranh chống hành vi buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người tiêu dùng. Đứng trước tình hình như vậy, về phía văn bản pháp luật cần có sự sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thích hợp cho việc điều chỉnh hành vi. Đảm bảo chế tài xử lý sẽ tương đương với hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện việc buôn bán hàng giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, Bộ Công Thương Việt Nam, nguồn https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/luc-luong-quan-ly-thi-truong-su- thay-%C4%91oi-hieu-qua-sau-hon-hai-nam-to-chuc-mo-hinh-theo-nganh-doc-21455- 3301.html, truy cập ngày 30/04/2021. [2] Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) ngày 13/11/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2017
  8. [3] Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. [4] Trần Anh Tuấn, Cục QLTT Hà Giang, https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ha-giang- xu-phat-gan-20-trieu-%C4%91ong-va-buoc-tieu-huy-san-pham-loa-gia-nhan-hieu-jbl- %C4%91uoc-bao-ho-tai-viet-nam-29339-1.html, truy cập ngày 02/05/2021. 2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2