Một số ý kiến về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng
lượt xem 1
download
Thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay ở Việt Nam đang là vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt hơn là hành vi buôn bán hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích về thực trạng và kiến nghị việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số ý kiến về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng
- MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG Nguyễn Lê Nhật Sơn, Vũ Phương Linh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay ở Việt Nam đang là vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt hơn là hành vi buôn bán hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng. Qua một số khảo sát cho thấy, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng [1]. Vấn đề này đã được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành khác nhưng vấn nạn vẫn xảy ra thường xuyên. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích về thực trạng và kiến nghị việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng. Từ khóa: chất lượng, hành chính, quy định, xử phạt, xử lý. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay khái niệm hàng giả được quy định khá chi tiết và sửa đổi nhiều lần từ Thông tư số 1254/TTLB Thông tư liên bộ của Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ Thương mại và Du lịch số 1254-TT-LB ngày 08/11/1991 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140-HĐ T ngày 25/04/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả đến Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng hiện tại, định nghĩa như thế nào là hàng kém chất lượng, quy định cụ thể hóa và các chế tài vẫn còn chưa được rõ ràng. Như vậy, hàng kém chất lượng có thể được hiểu là hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ, hoặc bị lỗi trong quá trình sản xuất không được như công bố trên nhãn hàng hóa, hoặc quảng cáo hoặc hàng cũ tân trang sửa chữa rồi giả mạo hàng mới để lừa khách hàng và bán theo giá mới trên thị trường. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1895
- nhằm hội nhập thế giới, song song với đó dân số không ngừng tăng cao, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một gia tăng. Tất cả điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc hàng hóa cũng phải được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng được mọi nhu cầu xã hội đặt ra. Xuất phát từ bối cảnh trên, kết hợp đặc thù của nền kinh tế thị trường, sức ép cạnh tranh và những bất cập trong việc quản lý, nhiều cá nhân, đơn vị sản xuất, buôn bán hàng hóa bắt đầu quan tâm đến số lượng nhiều hơn là chất lượng sản phẩm. Từ đó không ít những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi được “ra đời” và sử dụng để đánh lừa người tiêu dùng, trục lợi cho mục đích cá nhân… Trong số đó, hành vi buôn bán hàng hóa kém chất lượng được xem là một vấn nạn có diễn biến phức tạp đáng lưu tâm trong xã hội hiện nay. Hệ lụy tiêu cực mà việc buôn bán hàng kém chất lượng đem lại cho xã hội là không nhỏ, dễ nhận thấy nhất là sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, dẫn đến làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa cũng như làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính… Hành vi buôn bán hàng kém chất lượng có liên quan mật thiết đến văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, gây tác động đến quyền của người tiêu dùng và thực sự là một lực cản lớn đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi nói trên là vô cùng cấp bách và cần thiết, không những mang tính răn đe mà còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta trong công cuộc bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế nước nhà. 2 THỰC TRẠNG Như vậy, để hạn chế tối đa tình trạng buôn bán hàng kém chất lượng, Nhà nước ta đã ban hành những biện pháp xử phạt cụ thể đối với những hành vi này, Điều 66 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong đó, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được ấn định ít nhất bằng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật”. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 được quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là có những quy định mới trong xử phạt vi phạm chất lượng sản phẩm, cụ thể ở mức phạt tiền trong xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm đến chất lượng sản phẩm, Điều 20 Nghị định này đã quy định rõ từng mức phạt đối với các hành vi buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP còn quy định các hình thức phạt bổ sung tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bao gồm: tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp (giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định); giấy chứng nhận hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy; dấu hợp chuẩn; dấu hợp quy;… chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường; quyết định chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường…); đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; tịch thu tang vật, phương tiện 1896
- vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả khác. Trước khi được sửa đổi, bổ sung năm 2018, nhằm cụ thể hóa những quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có quy định việc xử lý những hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu; lưu thông trên thị trường và cả trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP chỉ nêu lên các biện pháp xử lý đối với hàng hóa kém chất lượng (tạm dừng sử dụng; phải được khắc phục, kiểm định, được cấp giấy kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng hoặc bị tịch thu, tiêu hủy, hay đình chỉ sử dụng vĩnh viễn) vẫn chưa nêu lên được biện pháp đủ sức răn đe đối với chủ thể sản xuất, thực hiện hành vi buôn bán hàng kém chất lượng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như: Luật Chất lượng sản, phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi, bổ sung 2018), Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên thực tế hiện nay việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng còn hạn chế, chưa thật sự thuyết phục và chưa đủ sức răn đe. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền và lực lượng chức năng đã và đang cố gắng thực hiện tốt việc áp dụng và thi hành pháp luật theo đúng quy định pháp luật. 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG 3.1 Thực tiễn áp dụng Không thể phủ nhận những biện pháp mà các cơ quan có thẩm quyền đã dùng để xử phạt hành chính hành vi buôn bán hàng kém chất lượng là không hiệu quả, dù vậy, kết quả thu được vẫn chưa đáng kể, tức khó có thể làm giảm thiểu hẳn số lượng hàng kém chất lượng được đưa ra thị trường. Cụ thể, trong ba năm liền kể từ năm 2012, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức đáng báo động từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt [2] .Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường. Hay đơn cử tại tỉnh Tiền Giang, ngày 01/03/2021, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang tổ chức kiểm tra và phát hiện số lượng lớn xăng RON 95-III có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; tuy nhiên chưa đầy một tháng sau, ngày 31/03/2021 lại tiếp tục phát hiện trên 12.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng tại tỉnh này [3]. Hành vi buôn bán hàng kém chất lượng đang xảy ra tràn lan trên thị trường kinh doanh tại nước ta gây khó khăn, phức tạp trong việc giải quyết các trường hợp trên thực tiễn, mặc dù đã có các quy định của pháp luật nhưng hành vi này vẫn tiếp diễn một cách âm thầm. Cụ thể vụ việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng sau: vào ngày 17/06/2020, Công an phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình nhận được tin báo tại Công ty TNHH Life Good Việt Nam (có địa chỉ tại số 27, đường Chiến Thắng, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình) đang tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và chào bán các mặt hàng thực phẩm chức năng và đồ gia dụng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cho người dân. Tại thời điểm kiểm tra, các nhân viên của công ty đang giới thiệu 1897
- và chào bán các sản phẩm trên cho khoảng gần 200 người (chủ yếu là người cao tuổi). Các mặt hàng được gới thiệu chủ yếu là thực phẩm chức năng và đồ gia dụng. Tại thời điểm kiểm tra, các nhân viên ở đây đều không xuất trình được các giấy tờ hợp pháp có liên quan đến hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm trên. Qua kiểm tra, các sản phẩm thực phẩm chức năng do công ty giao bán đều không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, các mặt hàng gia dụng được xác định là hàng kém chất lượng và giá bán cao gấp nhiều lần so với giá thị trường. Công an phường Nam Thành đã lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình ra Quyết định xử phạt với số tiền 35 triệu đồng. Đồng thời, thu giữ và tiêu hủy toàn bộ số hàng có liên quan trên [4]. Qua vụ việc trên nhóm tác giả nhận thấy rằng, cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên”. Tuy nhiên nhóm tác giả nhận thấy rằng, mức phạt này vẫn chưa thỏa đáng so với khoản thu lợi bất chính từ việc bán hàng kém chất lượng. Ngoài ra, vụ việc buôn bán khẩu trang kháng khuẩn kém chất lượng trong mùa dịch COVID cũng gây không ít khó khăn trong việc xử lý. Dựa trên phản ánh của phóng viên Cuộc sống an toàn về việc nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để bán ra thị trường khẩu trang giả, nhái kém chất lượng, ngày 04/03/2020, Tổ công tác 304 của Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh; đội Quản lý thị trường huyện Gia Bình và Vụ Trang thiết bị y tế, đã tiến hành làm việc với Công ty TNHH SX & TM thiết bị Quốc Bảo (trụ sở tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Được biết, ngày 06/03 Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh) ra quyết định xử phạt Công ty TNHH TM & SX thiết bị Quốc Bảo về hành vi kinh doanh hàng hoá trên nhãn có chữ viết không đúng sự thật, với số tiền nộp phạt 17.500.000 đồng [5]. Những chiếc “khẩu trang kháng khuẩn” mà không có tác dụng kháng khuẩn này khi nó được người dân và các y bác sĩ sử dụng trong việc phòng chống dịch COVID-19 là một vấn đề nguy hiểm. Vấn đề này cần được xử lý nặng hơn nữa chứ không dừng lại ở việc xác định xử lý hành chính với mức phạt chưa thỏa đáng vì cụ thể ở vụ việc trên nhóm tác giả cho trung bình một thùng khẩu trang 50 hộp, người bán lãi 600.000 đồng đến 700.000 đồng, vậy khi họ bán ra thị trường với số lượng lớn thì số tiền thu lợi bất chính vẫn còn tồn tại và không đủ sức răn đe đối với trường hợp nêu trên. Theo quan điểm của nhóm tác giả cả hai vụ việc trên chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ vi phạm vi phạm của hành vi buôn bán hàng kém chất lượng nêu trên. Căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật chất lượng sản, phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” Qua hai vụ việc nêu trên đều có cách xử lý còn phụ thuộc vào quan điểm khác nhau của mỗi chủ thể có thẩm quyền vì luật không quy định rành mạch, cụ thể hóa như thế nào là tính chất mức độ nguy hiểm. Việc này gây khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng, việc xử lý vi phạm hành chính chưa thực sự thuyết phục đối vời người tiêu dùng hiện nay. 1898
- Từ khi Luật Chất lượng sản, phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi, bổ sung 2018) được ban hành đã và đang phát huy tác dụng trong công tác xử lý các hành vi buôn bán hàng kém chất lượng cùng với đó các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành nhằm cụ thể hóa và giúp cho công tác xử lý vi phạm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn bất cập cần phải hoàn thiện mặc dù trước đây đã có Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ban hành 10/01/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và đã được thay thế bằng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng vẫn còn mang tính khái quát, chung chung gây khó khăn trong hoạt động xử lý, đặc biệt là vấn nạn buôn bán hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay. 3.2 Kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chất lượng sản, phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi, bổ sung 2018) và các ban ngành cần hợp tác để đưa ra các văn bản quy định cụ thể hóa như thế nào là hành vi buôn bán hàng kém chất lượng. Cần quy định buôn bán hàng kém chất lượng là hành vi buôn bán những mặt hàng có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đẩy đủ như công bố trên nhãn hàng hóa hoặc quảng cáo hoặc các mặt hàng có công dụng từ 70% trở xuống so với hàng hóa chất lượng. Cần phân biệt rõ ràng ranh giới giữa hàng kém chất lượng và hàng giả, hàng nhái để từ đó áp dụng đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra cần định lượng hóa tính chất mức độ nguy hiểm dựa trên sự thiệt hại, hậu quả do hành vi đó gây ra để từ đố áp dụng các chế tài một cách thuyết phục nhất. Cuối cùng, cần tăng mức chế tài một cách khắt khe để hạn chế triệt để hành vi buôn bán hàng kém chất lượng và xử lý thuyết phục để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt hơn cần nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng kém chất lượng. Ngoài ra cần có nhiều cuộc hội thảo, họp liên ngành để nhìn ra ưu nhược điểm, từ đó góp phần đẩy lùi vấn nạn buôn bán hàng kém chất lượng, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng. 4 KẾT LUẬN Nhìn chung việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng là vấn đề được sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội, đặc biệt là người tiêu dùng. Không thể phủ nhận việc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ta đã ban hành các quy định pháp luật và luôn cập nhật sửa đổi để tiến bộ hơn và phù hợp với thực tiễn nhưng trên thực tế vẫn còn gây khó khăn, bất cập và không thật sự thuyết phục trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính. Vậy nên, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật các nhà lập pháp cần xem xét lại một cách thấu đáo nội dung liên quan về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng. 1899
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và một số giải pháp. http://vnptcheck.vn/news/details/36-vn-nn-hang-gi-hang-nhai-hang-kem-cht-lung. [2] Phân bón kém chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Thời báo Kinh tế Sài Gòn online. https://binhdien.com/dong-hanh-cung-nha-nong/thong-tin-nha-nong/phan-bon-kem- chat-luong-van-chiem-ty-le-cao.html. [3] Phát hiện trên 12.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng tại Tiền Giang, Ngày 31/03/2021, Thu Hà. http://vietq.vn/phat-hien-tren-12-nghin-lit-xang-khong-dam-bao- chat-luong-tai-tien-giang-d185293.html. [4] Phạt một cơ sở tổ chức bán hàng kém chất lượng sau phản ánh của Lao động. 03/07/2020 theo Nguyễn Trường. https://laodong.vn/phap-luat/phat-mot-co-so-to-chuc- ban-hang-kem-chat-luong-sau-phan-anh-cua-lao-dong-817079.ldo. [5] Vụ khẩu trang “kháng khuẩn” kém chất lượng: Cơ quan hữu trách còn chậm trễ đến khi nào? Cuộc sống an toàn, Minh Khôi và Nguyễn Tùng. https://cuocsongantoan.vn/vu-khau-trang-khang-khuan-kem-chat-luong-co-quan-huu- trach-con-cham-tre-den-khi-nao-38016.html. [6] Thông tư số 1254/TTLB Thông tư liên bộ của Uỷ ban Khoa học Nhà nước Bộ Thương mại và Du lịch số 1254-TT-LB ngày 08/11/1991 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140-HĐ T ngày 25/04/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. [7] Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. [8] Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). [9] Luật Chất lượng sản, phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi bổ sung 2018). [10] Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ban hành 10/01/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. 1900
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số thông tin về luật đền bù đất đai
3 p | 959 | 233
-
Nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong tố tụng hình sự - một số vấn đề đặt ra
8 p | 108 | 16
-
Một số ý kiến về định hướng chính sách nhằm thu hút FDI thực sự có hiệu quả vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
3 p | 90 | 11
-
Một số ý kiến về xâm hại tình dục đối với trẻ em theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
8 p | 17 | 5
-
Một số ý kiến về góp vốn và xử lý chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản ở Việt Nam
13 p | 13 | 4
-
Một số ý kiến về Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam
3 p | 10 | 4
-
Một số ý kiến về điều kiện kết hôn đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài
7 p | 52 | 4
-
Một số ý kiến về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
6 p | 21 | 3
-
Một số ý kiến về việc hoàn thiện quy định về giám định tư pháp trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003
7 p | 129 | 3
-
Một số ý kiến về thực trạng quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh
5 p | 13 | 3
-
Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa cấm kinh doanh
6 p | 18 | 3
-
Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015
5 p | 20 | 3
-
Một số ý kiến về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm
9 p | 16 | 3
-
Một số ý kiến về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm
6 p | 9 | 3
-
Một số ý kiến về áp dụng dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
5 p | 51 | 3
-
Một số ý kiến về việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên
6 p | 33 | 2
-
Một số ý kiến hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
5 p | 98 | 1
-
Một số ý kiến trao đổi từ thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về doanh nghiệp KH&CN tại Bà Rịa - Vũng Tàu
4 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn