intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của BLDS 2015 và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Lưu Thanh Lâm và Nguyễn Trần Bảo Ngọc* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Quyền của cá nhân đối với hình ảnh đã được pháp luật ghi nhận như là một trong những quyền quan trọng nhất, là yếu tố tinh thần, đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội, được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của BLDS 2015 và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Hiến pháp, cá nhân, hình ảnh, xâm phạm, kiến nghị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các thiết bị điện tử quay phim, chụp ảnh hiện nay trở nên vô cùng phổ biến, hiện đại cũng như rất tân tiến với nhiều tính năng. Nhiều thiết bị ghi hình, chụp ảnh, ghi âm được tạo ra với kích thước vô cùng nhỏ hay được ngụy trang rất tinh vi mà khó ai có thể nhìn ra được. Đi kèm với đó là tốc độ internet ngày càng được cải tiến về tốc độ đã giúp cho hình ảnh lan truyền, phát tán rộng rãi một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trên phạm vi thế giới. Mọi người dễ dàng sáng tạo nội dung nghệ thuật, sáng tạo nội dung văn hóa và có quyền được hưởng các giá trị mà sản phẩm của mình mang lại. Bất cứ ai đều có thể trở thành nạn nhân xâm phạm hình ảnh, cá nhân khi xuất hiện trong hình, đoạn phim bị phát tán có thể bị nhận dạng và người xem có thể xác định được cá nhân đó là ai dựa vào những đặc điểm cá nhân. Không nhất thiết rằng hình ảnh, đoạn phim của cá nhân bị phát tán đó phải có khuôn mặt và ghi rõ họ tên người trong ảnh, đoạn phim thì mới nhận dạng được. Cá nhân xuất hiện trong hình ảnh, đoạn phim đó có thể bị nhận dạng dễ dàng và người xem hình có thể xác định được cá nhân đó là ai. Vô cùng khó để điều tra ra thủ phạm hay tìm ra cách giải quyết thỏa đáng cho việc bị xâm phạm hình ảnh. Mỗi người có một hình ảnh, một dấu ấn cũng như đặc điểm riêng và xã hội đánh giá mỗi người qua hình ảnh cá nhân của họ. Hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng giá trị của cá nhân hoặc cũng có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Chính vì thế quyền của cá nhân đối với hình ảnh có trong mỗi BLDS là sự quan tâm của Nhà nước đối với hình ảnh cá nhân của mọi công dân. 2635
  2. 2. QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 Quyền đối với hình ảnh của cá nhân được quy định tại Điều 32 BLDS năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ của BLDS Việt Nam, đã thể hiện sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật đối với hình ảnh của cá nhân của mọi người. Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc sử dụng hình ảnh trong các trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Đây là một trong những quy định về quyền hình ảnh cá nhân và những lợi ích mà chủ thể sáng tạo ra nó được hưởng, thể hiện sự sáng tạo đột phá của BLDS 2015 so với các bộ luật trước đây cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền về hình ảnh của cá nhân. Đồng thời Điều 32 BLDS 2015 cũng thể hiện một bước tiến mới trong tư duy pháp luật của các nhà lập pháp Việt Nam. Căn cứ Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của cá nhân mà xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người có ảnh, đó là một điểm hết sức mới mẻ và tiến bộ so với BLDS 2005 trước đây. BLDS 2005 quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”. Với điều luật này, Nhà nước đã tạo điều kiện cho những người mà sản phẩm của họ là vô hình, trừu tượng có điều kiện được thương mại hóa, khai thác được giá trị mà công trình, sản phẩm của mình mang lại. Đồng thời, việc xúc phạm những “đứa con tinh thần” của họ, xúc phạm quyền cá nhân hay việc đề cao sản phẩm của người lao động cũng được đề cập hết sức chi tiết trong điều luật này. Ta có thể thấy được vấn đề này thông qua vụ việc vào ngày 1 tháng 4 năm 2022 vừa qua một nam sinh lớp 10 trường chuyên ở Hà Nội trèo qua ban công căn hộ rồi nhảy xuống dẫn đến tử vong [4] khiến nhiều người bàng hoàng thì ngay trong tối hôm đó, hàng loạt hình ảnh và đoạn phim ghi lại khoảnh khắc nam sinh này nhảy qua ban công tự vẫn đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên khắp các trang mạng xã hội. Hơn thế nữa, ngoài đoạn phim và hình ảnh nam sinh tự vẫn thì hình ảnh về lá thư tuyệt mệnh của em cũng bị phát tán rộng rãi. Đối với trường hợp này, gia đình nạn nhân đã không đồng ý với việc phát tán và lan truyền những hình ảnh, đoạn phim đau lòng về nam sinh vì vậy, việc những người thu thập thông tin, hình ảnh về nam sinh này là vi phạm pháp luật. BLDS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung và cải tiến và gần như hoàn thiện hơn về quyền đối với hình ảnh cá nhân, tuy nhiên Điều 31 BLDS 2005 có quy định khi sử dụng hình ảnh cá nhân vì mục đích thương mại thì không cần trả tiền nhưng theo quy định của BLDS 2015 việc sử dụng hình ảnh của cá nhân với mục 2636
  3. đích thương mại thì phải trả tiền, trừ khi có thỏa thuận khác. Thông qua Điều 32 BLDS 2015, ta thấy rằng khi muốn sử dụng hình ảnh của một ai đó cần phải có được sự đồng ý của người có hình ảnh được sử dụng và phải trả một mức thù lao nhất định theo thỏa thuận hai bên nếu có phát sinh lợi nhuận, trừ trường hợp được sự đồng ý của cá nhân đó bằng văn bản. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ chỉ áp dụng với trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng hoặc hoạt động công cộng khác… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Ngoài ra, luật còn cho phép người bị xâm phạm yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt ngay việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại, ngay cả với trường hợp sử dụng trái phép cho mục đích phi lợi nhuận. Đây là những quy định mới và vô cùng nổi bật của BLDS 2015 so với BLDS 2005 nhằm tăng tính bảo vệ quyền đối với hình ảnh cá nhân của mọi người. Trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ khi trong trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc hoạt động công cộng khác. Về việc khi sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH VÀ KIẾN NGHỊ Đối với khái niệm quyền cá nhân đối với hình ảnh, đây là một khái niệm không mới. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì khái niệm này trở nên vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Khi nhu cầu về sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật không ngừng phát triển, nhu cầu được sở hữu và khai thác giá trị từ chính thành quả của mình cũng không ngừng phát triển theo. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một điều khoản hay quy phạm nào quy định cụ thể về khái niệm quyền cá nhân gắn với hình ảnh. Căn cứ Khoản 1 Điều 32 BLDS năm 2015: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Quy định về việc cá nhân có quyền thương mại hóa hình ảnh cá nhân ở điều khoản này còn nhiều sự bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra, cụ thể như việc phải có được sự đồng ý của chính cá nhân đó, tuy nhiên pháp luật hiện nay chưa khái quát hóa được khái niệm về quyền cá nhân đối với hình ảnh cá nhân là như thế nào, nếu sử dụng hợp đồng như một giao dịch dân sự thì hợp đồng trên có đủ hiệu lực pháp lý trong hệ thống tư pháp hay không. Đơn cử như vụ việc ca sĩ Văn Mai Hương đã bị phát tán rất nhiều đoạn phim nhạy cảm từ nhà riêng vào năm 2019 [5], kẻ xấu đăng tải lên mạng xã hội một cách công khai. Hung thủ đã ăn cắp dữ liệu từ hệ thống máy ghi hình tại nhà riêng của nữ ca sĩ khiến cô lâm vào tình cảnh lo lắng, áp lực đến mức muốn tự tử. Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra nhưng vẫn không thể tìm ra hung thủ. Như trường hợp của nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng, xé quần áo, tung lên các trang mạng xã hội vào ngày 17 tháng 6 năm 2020 ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh [6]. Đoạn phim 2637
  4. được lan truyền với tốc độ chóng mặt và không có dấu hiệu dừng lại trước tốc độ phát tán của cộng đồng mạng. Theo ông Nguyễn Minh Tuấn [3] có nhận định: Việc sử dụng hình ảnh của bất kỳ cá nhân nào phải được sự đồng ý của cá nhân đó, nhưng lại không đề cập rõ việc đồng ý đó được xác định như thế nào, việc xác định trên cần thông qua một người hay một nhóm người trung gian hay được xác định bằng hợp đồng hay một giao dịch dân sự nhất định. Căn cứ Khoản 2 Điều 32 BLDS có đề cập về sự đồng ý của chủ thể hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể, trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự thì việc xác minh sự đồng ý của chủ thể đó được xác định thế nào, có được thông qua người giám hộ hay không, trường hợp có nhiều hơn một người giám hộ thì sự xung đột giữa những người giám hộ trên được xử lý như thế nào. Nhóm tác giả hoàn toàn đồng ý với nhận định của ông Nguyễn Minh Tuấn vì những lý do sau: Về những khuyết điểm mà tác giả đề cập tại Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 thì đây là một trong những hạn chế của điều luật này khi áp dụng vào thực tiễn, như nhóm tác giả đã từng đề cập tại đề mục thực trạng áp dụng pháp luật của bài báo này, với những quy định trong nhiều tình huống mà thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, với những khuyết điểm được đề cập tại Khoản 2 Điều 32 BLDS, Hiến pháp 2013 của nước ta quy định tại Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Vì thế, với những cá nhân mất năng lực hành vi dân sự vẫn có đầy đủ các quyền về cá nhân như một công dân bình thường. Tuy nhiên, tồn tại một số lỗ hổng trong Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 đề cập các quy định liên quan đối với những người đại diện, người giám hộ cũng như những mâu thuẫn phát sinh trong thực tiễn. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 của BLDS 2015 quy định: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này không dễ, nhất là trên môi trường mạng xã hội hiện nay. Vấn đề xử lý chủ thể đăng những hình ảnh trái phép hoặc những hình ảnh gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì việc xác định họ không có lỗi hoặc lỗi vô ý để giảm mức bồi thường là rất khó. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân đều được pháp luật quy định, tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi có hành vi xâm phạm xảy ra thì hai bên có thể tự thỏa thuận. Nguyên tắc hòa giải luôn được pháp luật dân sự khuyến khích. Và chỉ khi hai bên không thống nhất ý chí được với nhau thì tranh chấp mới xảy ra và phát sinh thủ tục tố tụng. Tòa án là cơ quan xét xử các vụ việc này và Tòa án chỉ thực sự tiến hành xét xử khi có đơn yêu cầu của đương sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 BLDS 2015, việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở phân tích các nội dung trên, nhóm tác giả kiến nghị bổ sung thêm quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh đó là: người nào sửa dụng trái phép hình ảnh của người khác vào mục đích thương mại thì phải chị trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do các bên thoả thuận, nếu các 2638
  5. bên không thoả thuận được thì Toà án sẽ quyết định. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 cần quy định rõ hơn về khái niệm quyền cá nhân gắn với hình ảnh, khái niệm mục đích thương mại và phi thương mại, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và hoạt động công cộng khác. Quy định rõ ràng, cụ thể sẽ góp phần hạn chế những thiệt hại về quyền nhân thân nói chung và quyền hình ảnh của cá nhân nói riêng. 4. KẾT LUẬN Có thể thấy vấn đề về quyền cá nhân về hình ảnh thể hiện sự công nhận và bảo hộ của cơ quan Nhà nước về hình ảnh đối với mọi cá nhân trong xã hội, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các sản phẩm nghệ thuật, sản phẩm tinh thần của cá nhân. Tuy nhiên, về lĩnh vực này thật sự vẫn chưa có đủ các quy phạm pháp lý bao quát toàn diện. Đây là một trong những quyền cá nhân cơ bản và quan trọng nhất, vì nó không những xây dựng hình ảnh của mỗi người mà nó còn gián tiếp xây dựng và hình thành nên chính nhân cách của mỗi người, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, khi nhu cầu sáng tác và được hưởng thụ các thành quả, sản phẩm về văn hóa, nghệ thuật là vô cùng lớn. Vì vậy, cần có sự quan tâm sâu sắc hơn, toàn diện hơn, bao quát hơn đối với vấn đề này. Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước thì việc phát triển quyền cá nhân về hình ảnh ngày càng được củng cố không kém. Điều này thể hiện một bước tiến lớn về tư duy của các nhà lập pháp Việt Nam, cũng như sự tiến bộ của BLDS 2015 so với các BLDS 2005. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp năm 2013. 2. Bộ luật Dân sự 2015. 3. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận Bộ luật dân sự 2015, NXB Tư pháp. 4. Báo Tuổi trẻ, Nam sinh lớp 8 ở Hà Nội rơi từ tầng 18 chung cư xuống tử vong, https://tuoitre.vn/nam- sinh-lop-8-o-ha-noi-roi-tu-tang-18-chung-cu-xuong-tu-vong-2022040415143522.htm, truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022. 5. Báo Phụ nữ mới, 5 sao nữ bị lộ clip nhạy cảm, có người suýt đánh mất sự nghiệp, https://phunumoi.net.vn/5-sao-nu-bi-lo-clip-nhay-cam-co-nguoi-suyt-danh-mat-su-nghiep-d205843.html, truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022. 6. Báo Tuổi trẻ, Nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng, xé quần áo, tung lên Facebook, https://tuoitre.vn/nu- sinh-lop-10-bi-danh-hoi-dong-xe-quan-ao-tung-len-facebook-20200617161001889.htm, truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022. 2639
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2