intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 phân tích về một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) 2014 về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn và một số bất cập trong áp dụng quy định pháp luật về cấp dưỡng sau khi ly hôn và nêu giải pháp hoàn thiện về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CẤP DƯỠNG NUÔI CON SAU KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Trần Thị Ngọc Như, Phan Thị Bích Ngân và Đỗ Ngọc Huỳnh Nhi* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn thì vấn đề các đương sự tranh chấp vể cấp dưỡng nuôi con là khá phổ biến. Tuy nhiên, liên quan vấn đề cấp dưỡng nuôi con hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích về một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) 2014 về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn và một số bất cập trong áp dụng quy định pháp luật về cấp dưỡng sau khi ly hôn và nêu giải pháp hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Ly hôn, cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng, bất cập, thực tiễn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọnghình thành và giáo dục nhân cách. Đề cao vai trò gia đình trong đời sống xã hội Nhà nước đã ban hành Luật HN&GĐ. Qua nhiều thời kỳ khác nhau Luật HN&GĐ được bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng, còn ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết quan hệ về nhân thân, quan hệ tài sản và quyền lợi con chung con. Hiện nay, ly hôn không còn được coi là vấn đề mới lạ nhưng nó cũng chưa bao giờ mất đi trong cuộc sống hằng ngày, sau những hệ lụy của cuộc hôn nhân đỗ vỡ thì đó lại là một hành trình đầy gian nan, thách thử và càng nhức nhối hơn khi hậu quả không chỉ có những người cha người mẹ nhận lấy mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến những người con của họ. Cha mẹ không cấp dưỡng đúng quy định pháp luật hay thậm chí là không cấp dưỡng hoặc kể cả cấp dưỡng không đảm bảo được chi phí sinh hoạt cho trẻ về ăn, mặc, học tập, bệnh tật,... và cả về thời hạn có hiệu lực về bản án đã được đưa ra. Mặc dù đã có những quy định về vấn đề này nhưng thực tế lại có những bất cập khi áp dụng vào thực tiễn. Cấp dưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bạn nhỏ, nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Với quan điểm dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, tạo điều kiện cho các em sống vui khỏe, có ích và được hòa nhập cùng cộng đồng. Như vậy, có thể thấy việc cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, trong thực thi pháp luật cần có sự điều chỉnh để khắc phục những bất cập hiện nay. 2. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VỀ CẤP DƯỠNG CHO CON SAU KHI LY HÔN 2497
  2. Về mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ 2014. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận được xác định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; có thể hiểu là người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với con hoặc với người đang trực tiếp nuôi con. Mức cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý[9]. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong một số trường hợp khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Hiện nay, chưa có văn bản quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nên để xác định mức cấp dưỡng cụ thể, Tòa án thường căn cứ vào chứng từ, hóa đơn,... liên quan đến chi phí hợp lý để nuôi dưỡng, chăm sóc con và thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng. Trên thực tế, mức cấp dưỡng sẽ dao động từ 15% -30% mức thu nhập của người cấp dưỡng, nên hầu như đa số mức cấp dưỡng không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con Tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng[9]. Về phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014. Quy định này tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận lợi, phù hợp nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Việc lựa chọn phương thức nào trước hết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nói về phương thức cấp dưỡng theo định kì ( hàng tháng, hàng quý, nửa năm) đây là phương thức ưu tiên và thường được sử dụng trên thực tế. Vì phương pháp này mang tính hiệu quả cao và không gộp một lần quá nhiều tiền và không vượt quá mức thu nhập của người cấp dưỡng. Còn đối với phương thức cấp dưỡng một lần được áp dụng trong những trường hợp như do sự thỏa thuận của người con hoặc người trực tiếp nuôi con với người cấp dưỡng cho con, theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi dưỡng mà được tòa án chấp nhận, theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hay người giám hộ mà được tòa án đồng ý trong trường hợp người cấp dưỡng có dấu hiệu trốn tránh việc thực hiện cấp dưỡng hoặc có những hành vi phá tán tài sản mà ở thời điểm hiện tại đang có tài sản bảo đảm cho việc cấp dưỡng, theo yêu cầu của người 2498
  3. trực tiếp nuôi con khi ly hôn có thể trích ra từ tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tình trạng khó khăn về kinh tế ở đây phải có thật và vì những lí do chính đáng: mất mùa, thiên tai, tai nạn, ốm đau… nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Sự thỏa thuận của cả hai bên là bên nhận cấp dưỡng và bên cấp dưỡng. Được pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận này bằng mọi cách, phương pháp hợp pháp nhằm đảm bảo đúng quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngăn cấm tình trạng đòi hỏi, yêu cầu quá mức, vượt ra khỏi khả năng của chủ thể còn lại. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tại Luật HN&GĐ năm 2014 không có quy định rõ về vấn đề này nhưng tại Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”[1]. Có thể hiểu rằng quy định trên ngầm nói lên thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người không trực tiếp nuôi con không sống chung với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc không quy định cụ thể thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã vô hình chung làm cho việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập diễn ra. 3. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG CHO CON SAU KHI LY HÔN VÀ KIẾN NGHỊ Quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn cơ bản đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, vẫn còn một số vướng mắc như sau: Khi tòa án ra quyết định mức cấp dưỡng chỉ xem xét, hướng đến thu nhập, khả năng của người có nghĩa vụ mà không xem xét tới nhu cầu thiết yếu của người con. Trong thực tiễn khi áp dụng mức cấp dưỡng, tòa án chỉ xem xét về khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được trưc tiếp nuôi con mà không hướng đến nhu cầu thực tế của người con về ăn, mặc, ở, bệnh tật, học tập,... Một trường hợp điển hình của Anh Trần Chí T và chị Nguyễn Thị Thu H đã làm đơn khởi kiện xin ly hôn. Tại quyết định số 55/2017/QĐST – HNGĐ ngày 05/4/2017 của TAND huyện N đã công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về việc nuôi con chung giữa anh và chị; về tài sản chung anh chị không yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, sau khi ly hôn anh chị không thể thống nhất phân chia tài sản chung nên anh đã làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ án, chị H có yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung. Chị H trình bày, trong quá trình giải quyết ly hôn với anh T, chị không đề nghị anh T cấp dưỡng nuôi con chung nhưng do hiện tại chi phí học hành cho con chung rất tốn kém nên chị yêu cầu anh T phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung số tiền là 3.000.000 đồng/tháng đến khi con chung đủ 18 tuổi. Tại bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 05/2018/HNGĐ – ST ngày 06/02/2018 của Tòa án nhân dân huyện N đã quyết định. Về cấp cưỡng nuôi con chung: Chấp nhận yêu cầu của chị Nguyễn Thị Thu H. Buộc anh Trần Chí T phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị H số tiền 1.500.000 đồng/tháng. Thời điểm cấp dưỡng kể từ tháng 02/2018 đến khi con chung Trần Hoàng S tròn 18 tuổi [8]. Như vậy, rõ ràng trong thực tế việc ấn định, xác định mức cấp dưỡng còn 2499
  4. nhiều bất cập dẫn đến ảnh hưởng sâu sắc về đời sống, tinh thần, các nhu cầu thiết yếu, các hoạt động vốn có của người được cấp dưỡng. Trong những trường hợp đó, Tòa án cần phải giải thích cho đương sự hiểu cấp dưỡng là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện với ý nghĩa đảm bảo về điều kiện vật chất cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh và các nhu cầu cần thiết khác của con. Có hiểu được bản chất của việc cấp dưỡng các bên mới thỏa thuận về mức cấp dưỡng đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của con [8]. Đối với bất cập này, nhóm tác giả có kiến nghị là phải có quy định thêm về cách xác định mức cấp dưỡng cho con cần phải nhìn nhận thêm về nhu cầu của người con làm sao để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của con về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh và các nhu cầu cần thiết khác. Phương thức cấp dưỡng, Tòa án dựa vào khả năng của người cấp dưỡng và nhu cầu của người được cấp dưỡng được xác định tại thời điểm tòa án giải quyết thì hình thức cấp dưỡng một lần có đủ hay không. Khi nhu cầu thiết yếu của người con có nhiều điều khách quan khác. Mặc khác, những đứa trẻ phải chịu những đau thương sau một cuộc ly hôn, đa phần sẽ trở nên tiêu cực và bất cần, trên thực tế nếu ba mẹ ly hôn nhau trong thời gian con ở độ tuổi chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì căn cứ tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 , số tiền được cấp dưỡng sẽ là tài sản riêng của người con. Như vậy, theo thực tế cho thấy ở độ tuổi này các bạn cực kì ngang bướng, cộng hưởng với vết thương tâm lý mà người ba người mẹ tạo ra vô hình chung làm những đứa con của họ trở nên tiêu cực khi có tài sản những đứa trẻ sẽ ăn chơi, phá phách, sa đọa, bỏ học... những hậu quả ấy cuối cùng sẽ là của chính các em và người trực tiếp nuôi dưỡng. Việc quy định về người quản lý cấp dưỡng rất cần thiết trong những sự việc này. Và không phải người cấp dưỡng nào cũng có đủ khả năng để cấp dưỡng một lần. Chúng ta hiểu thêm qua Vụ án ly hôn giữa vợ chồng ông T vào tháng 3/2017 tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình. Hai vợ chồng thỏa thuận giao hai con chung cho vợ trực tiếp nuôi dưỡng và ông T có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con theo phương thức cấp dưỡng một lần với mức cấp dưỡng là 3 tỷ đồng .Thực tế khi thi hành án cấp dưỡng này, cơ quan thi hành án đã phát hiện sự bất thường vì rõ ràng ông T (người phải thi hành án cấp dưỡng) đang không có khả năng để thi hành án trả nợ cho bà Y theo quyết định của Tòa Án Nhân Dân (TAND) Thành phố HCM vào năm 2015. Theo đó, khi mua nữ trang của bà Y, vợ chồng ông T đã nợ bà Y hơn 22.000 USD (tương đương hơn 460 triệu đồng). Bà Y khởi kiện, năm 2014 TAND quận 8 buộc ông T và vợ trả cho bà Y số tiền trên. Ông T kháng cáo, năm 2015 xử phúc thẩm, TAND thành phố HCM đã sửa bản án, tuyên chỉ buộc mình ông T phải trả tiền cho bà Y. Do ông T có tài sản ở quận 5 nên Chi cục Thi Hành Án Dân Sự (THADS) quận 8 đã ủy thác về cho Chi cục THADS quận 5 thi hành. Đầu năm 2016, Chi cục THADS quận 5 kê biên một quầy sạp bán hàng của ông T. Ngay lập tức chị của ông T gửi đơn lên tòa tranh chấp quầy sạp nên phải tạm hoãn bán đấu giá để chờ phán quyết của Tòa. Cùng lúc đó, vợ ông T gửi đơn ly hôn ra TAND quận Tân Bình (thực tế hai người chưa từng đăng ký kết hôn). Tháng 3/2017, TAND quận Tân Bình đã chấp nhận đơn khởi kiện, không công nhận quan hệ vợ chồng. Tòa ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai người để vợ ông nuôi hai con chung (14 tuổi và 9 tuổi), buộc ông T phải cấp dưỡng nuôi con một lần 3 tỷ đồng. Khi bản án hôn nhân vừa có hiệu lực thì cũng là lúc chị ông T rút đơn khởi kiện không tranh chấp quầy sạp nữa nên TAND quận 5 đã đình chỉ vụ án dân sự này. Do các bên không còn tranh chấp nên Chi cục THADS quận 2500
  5. 5 đã bán đấu giá quầy sạp này được gần 600 triệu đồng. Thực tế số tiền này đủ để trả cho người được thi hành án là bà Y. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 47 Luật THADS thì số tiền trên phải ưu tiên thanh toán cho bản án cấp dưỡng nuôi con 3 tỉ đồng trước. Vì thế trước tình huống trên Chi cục THADS quận 5 đã hai lần có công văn đề nghị TAND Cấp cao và Viện Kiểm Sát Nhân Dân (VKSND) Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án hôn nhân nói trên để tránh hậu quả pháp lý xảy ra. Theo cơ quan này, bản án hôn nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của bà Y. Bởi việc thỏa thuận ông T tự nguyện cấp dưỡng nuôi con 3 tỉ đồng là số tiền rất lớn không phù hợp với khả năng thực tế của ông T cũng như như cầu thiết yếu của hai con chung [4]. Cấp dưỡng một lần được thực hiện xong thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, người được cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống của mình trong những điều kiện đặc biệt khó khăn vẫn có quyền yêu cầu cấp dưỡng tiếp như trong trường hợp người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng [10]. Vậy phương thức thực hiện cấp dưỡng một lần có thật sự hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn. Về những vấn đề trên, nhóm tác giả có một số kiến nghị như sau: cần điều chỉnh phương pháp cấp dưỡng một lần sao cho phù hợp, công bằng, khách quan về quyền và nghĩa vụ của bên cấp dưỡng và bên có nghĩa vụ cấp dưỡng, làm sao để các quy định bám sát với thực tiễn cùng với đó để các bạn trẻ sau hậu quả ly hôn của bố mẹ không bị ảnh hưởng xấu thì nên có những quy định triệt để về quản lý cấp dưỡng khi con chưa thành niên. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn đề này hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên thực tiễn có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau. Thứ nhất, một bộ phận người cho rằng Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ có quy định về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con do vợ chồng thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quan điểm thứ nhất cho rằng vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn từ lúc nào nên Tòa án không cần phải ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án. Cho nên thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Thứ hai, còn có người cho rằng mặc dù chưa có quy định cụ thể trường hợp vợ chồng ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con thì thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ lúc nào, tuy nhiên theo khoản 1 Điều 482 của Bộ Luật Tố Tụng Dân sự năm 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2019; 2020) thì “Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị’’[3]. Với quy định này chúng ta có thể hiểu rằng nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện ngay khi Tòa án ban hành bản án hoặc quyết định về cấp dưỡng. Nên qua đây nhóm tác giả có kiến nghị là khi Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, hòa giải thành hay sự thỏa thuận của đương sự hoặc ra bản án thì Tòa án cần thiết phải ghi rõ thời điểm cấp dưỡng nuôi con. Thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày Tòa án lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn, hòa giải thành hoặc tính từ ngày tuyên 2501
  6. án. Với cách tính thời điểm như trên sẽ đảm bảo quyền lợi của con hơn là tính từ ngày bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tính từ ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án như quan điểm thứ nhất. 4. KẾT LUẬN Qua bài viết này, có thể nhận thấy được những góc khuất của việc cấp dưỡng sau ly hôn nó để lại khá nhiều những hậu quả không lường trước được nếu như không đề ra những quy định cụ thể và hợp lý nhất đối với từng vấn đề. Để có được những quy định thiết thực, phù hợp với thực tế, giải quyết được những bất cập của xã hội hiện nay về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn và bảo đảm trọn vẹn lợi ích của những người con thì theo nhóm tác giả, cần nhìn nhận lại thực tế, cụ thể hóa các quy định, có những chế tài hợp lý. Để không có những trường hợp lách luật, trốn tránh trách nhiệm. Để lại hậu quả không đáng có cho những mầm non đất nước. Những điều đó còn thể hiện ở chỗ đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng, đồng thời để thiện một một phần nào đó sự quan tâm, chăm sóc giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng mang một ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp “tương thân, tương ái” của dân tộc. Đó là những bất cập mà nhóm tác giả đã phân tích về vấn đề cấp dưỡng và cùng với những kiến nghị để có thể dần hoàn thiện hơn những điều chưa thực sự phù hợp hiện đang diễn ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 2. Dương Tấn Thanh – Một số quy định, vướng mắt trong thực tiễn và kiến nghị, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2380. Truy cập ngày 8/5/2022 3. Bộ luật Dân sự năm 2015 4. Lê Minh Trường- Phân tích vướng mắc trong quy định về đối tượng được cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con khi ly hôn. https://luatminhkhue.vn/amp/phan-tich-vuong-mac-trong-quy-dinh-ve- doi-tuong-duoc-cap-duong-va-phuong-thuc-cap-duong-cho-con-khi-ly-hon.aspx#4-vuong-mac-ve- thoi-diem-bat-dau-thuc-hien-nghia-vu-cap-duong. Truy cập ngày 8/5/2022 5. Thu Trang - Quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn, https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/39406/quyen-nuoi-con-va- nghia-vu-cap-duong-sau-khi-ly-hon. Truy cập ngày 8/5/2022 6. Khi ly hôn dẫn đến những hậu quả gì ? (accgroup.vn) 7. https://luatduonggia.vn/nghia-vu-cap-duong-la-gi-y-nghia-cua-nghia-vu-cap-duong/ 8. Bất cập trong quy định về tạm ngừng cấp dưỡng và ấn định mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn trong thực tiễn áp dụng (luatminhkhue.vn) 9.https://vienphapluatungdung.vn/muc-cap-duong-va-phuong-thuc-thuc-hien-nghia-vu-cap-duong.html 10.https://luatminhkhue.vn/mot-so-van-de-ve-cap-duong-theo-quy-dinh-cua-phap-luat.aspx#3-phuong- thuc-xac-lap-nghia-vu-cap-duong 2502
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2