intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về hình phạt tử hình theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về hình phạt tử hình theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phân tích những điểm mới của hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đồng thời nêu ra một số bất cập và kiến nghị của hình phạt tử hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về hình phạt tử hình theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Trần Thị Lan Anh, Trần Cẩm An, Nguyễn Thị Ngọc Thịnh, Nguyễn Thị Thanh Nhàn* Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Hình phạt tử hình đã được áp dụng từ lâu và hiện vẫn đang được quy định trong pháp luật và thi hành trong thực tiễn ở Việt Nam tước bỏ đi mạng sống. Việc xóa bỏ hình phạt tử hình được nhiều nước trên thế giới như EU, các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc ủng hộ quan tâm. Ở Việt Nam, đang có tranh cãi liệu nên giữ hay nên bỏ hình phạt tử hình hay không hay làm như thế nào để thể hiện tính nhân đạo, sâu sắc nhất đây là một vấn đề lớn chưa thể giải quyết và thích nghi được trong một thời gian ngắn. Trong phạm vi bài báo này, nhóm phân tích những điểm mới của hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đồng thời nêu ra một số bất cập và kiến nghị của hình phạt tử hình. Từ khóa: Hình phạt tử hình, tội phạm, nhân đạo, tước bỏ. 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Trong các hình phạt được quy định trong pháp luật Hình sự. Tại Điều 40 BLHS năm 2015 khái niệm hình phạt được quy định như sau: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.59 Các quy định tội phạm và hình phạt được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở sự thay đổi của kinh tế xã hội và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) đã có những sửa đổi, bổ sung, quy định mới nói chung, hình phạt tử hình nói riêng phân tích những điểm mới về hình phạt tử hình Là một loại hình phạt, nên hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt có nhứng đặc điểm chung. Tuy nhiên, với tính chất là một loại hình phạt đặc biệt, hình phạt tử hình có những đặc điểm riêng sau đây:60 Thứ nhất, tử hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. 59 Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 60 GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (2015) “Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự” được sửa đổi bổ sung năm 2017, NXB Tư pháp, tr.206. 2541
  2. Thứ hai, hình phạt tử hình có mục đích phòng ngừa tái phạm tội mới từ phía người bị kết án một cách triệt để nhưng không có mục đích giáo dục người bị kết án vì đã tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ. Thứ ba, hình phạt tử hình có khả năng đạt được hiệu quả cao trong phòng ngừa chung. Thứ tư, hình phạt tử hình là hình phạt không có khả năng khắc phục khi bị quyết định sai. Trong số những biện pháp về phòng chống tôi phạm thì hình phạt tử hình là một trong những biện pháp áp dụng cưỡng chế đặc biệt, nghiêm khắc nhất. Nó hạn chế hoặc tước bỏ những quyền và lợi ích thân thiết đối với người bị kết án. 2. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Tại Điều 35 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. 61 Nhưng thực tiễn thi hành những quy định này thời gian qua đã phát huy tính tích cực trong việc thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng BLHS năm 2015, qua thảo luận và lấy ý kiến Nhân dân, nhiều ý kiến đề nghị và tán thành với việc cần mở rộng chế định này theo hướng: bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với những người này. Thực tiễn xử lý cho thấy, các trưởng hợp này là rất ít. Mặt khác, việc tiếp tục cho áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ đủ 75 tuổi trở lên là không nhân đạo và làm giảm ý nghĩa giáo dục. Do vậy, để góp phần thể hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định mới về hình phạt tử hình. Sau khi tiến hành sửa đổi bổ sung về hình phạt tử hình có những điểm mới cơ bản đó là thu hẹp phạm vi áp dụng tử hình Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Thứ nhất, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Thứ hai, loại bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh được quy định trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm các tội về: Tội cướp tài sản (Điều 168);62 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);63 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249),64 Tội 61 Điều 35 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 62 Điều 168 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 63 Điều 193 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 64 Điều 249 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 2542
  3. chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252);65 Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);66 Tội chống mệnh lệnh (Điều 394)67 và Tội đầu hàng địch (Điều 399).68 Việc thu quy định thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình của BLHS năm 2015 là cần thiết, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế. Không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên. Do vậy, để góp phần thể hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới:không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ (các Khoản 2, 3 Điều 40 về hình phạt tử hình). 3. MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ KIẾN NGHỊ Trong quá trình nghiên cứu quy định của pháp luật, nhóm tác giả còn thấy còn tồn tại một số bất cập sau: Thứ nhất, vấn đề “không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử” và không thi hành án đối với người bị kết án là người đủ 75 tuổi trở lên”. Tại Khoản 2 Điều 40 BLHS năm 2015 quy định “không áp dụng hình phạt tử hình đối với… người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”. Tiếp đó tại Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 quy định: “3 Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:… b) Người đủ 75 tuổi trở lên;…”. Một số ý kiến đồng ý với quan điểm này, thể hiện tính nhân đạo, sự khoan hồng của Nhà nước69 vì người từ 75 tuổi trở lên được coi như là người ít có khả năng gây ra nguy hiểm đặc biệt lớn cho xã hội.70 Ngược lại, số không đồng tình với quan điểm cho rằng việc quy định như vậy sẽ dẫn đến hệ lụy tội phạm gia tăng nhiều hơn là lợi dụng người từ 75 tuổi tham gia các hoạt động mua bán ma túy lớn, tiến hành các hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng không bị áp dụng hình phạt tử hình.71 Trên thực tế, có rất nhiều người từ 75 tuổi vi phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng được báo chí đăng tải, chẳng hạn như cụ ông hiếp dâm bé gái 11 tuổi ở Ninh Thuận,72 cụ bà 75 tuổi 65 Điều 252 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 66 Điều 303 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 67 Điều 394 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 68 Điều 399 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 69 Thế Kha “Đề xuất Quốc hội không áp dụng hình phạt tử hình người từ 75 tuổi trở lên”, Báo điện tử Dân trí, https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-quoc-hoi-khong-tu-hinh-nguoi-tu-75-tuoi-tro-len-2015103012194541.htm 70 Phạm Văn Beo (2019), Luật Hình sự Việt Nam – quyển 1, NXB. Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr. 381 71 Nguyễn Hiểu Minh, “Về quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”, Báo Công an nhân dân online, https://amp.cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Ve-Quy-diNH- KHoNG-aP-duNG-HiNH-PHaT-Tu-HiNH-doi-Voi-NGuoi-Tu-75-Tuoi-TRo-LeN-KHi-PHaM-Toi-HoaC-KHi-XeT-Xu- i370004/ 72 Văn Nguyễn (2021), “Cụ ông 75 tuổi hiếp dâm bé gái 11 tuổi, Báo điện tử Bảo vệ pháp luật”, truy cập tại: https://baovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/tim-duong-day-nong/cu-ong-75-tuoi-bi-to-hiep-dam-be-gai-11-tuoi- 68670.html 2543
  4. cầm đầu tụ điểm mua bán chất ma túy ở Thái Bình (tháng 1/2021)73 hay cụ ông 82 tuổi dùng búa giết hại con rể ở An Giang (tháng 8/2021).74 Theo nhóm tác giả, việc quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên thể hiện tính nhân đạo là chưa hợp lý. Vì một hành vi phạm tội cần Tòa án xem xét và áp dụng hình phạt tử hình thì hành vi đó phải gây hậu quả nghiêm trọng đến mức nào và không thể giáo dục, cải tạo. Nên không thể đặt vấn đề nhân đạo cho người phạm tội mà quên đi người bị hại và gia đình họ cũng cần được nhân đạo. Đó là công bằng cho xã hội, kẻ gây ra được tội ác đó phải trả cái giá thật đắt cho hành vi hay việc làm của mình gây ra. Thứ hai, vấn đề quy định “… sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và việc giải thích thuật ngữ “lập công lớn” tại Điểm c, Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015.75 Đây cũng là điểm mới của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tạo điều kiện cho Nhà nước thu hồi lại vốn tài sản bị tham ô, khi việc thu hồi những tài sản này là vấn đề gây ra nhiều băn khoăn. Đồng thời cũng thể hiện được sự ăn năn hối cải cho họ một con đường sống. Tuy nhiên, trong trường hợp, sau khi bị kết án, người bị kết án biết mình đã lãnh án tử hình rồi mới chịu giao nộp ¾ tài sản tham ô mong muốn được thoát cái chết không còn chủ động mà bị dồn vào thế bị động, buộc phải giao nộp tài sản mà không có lựa chọn nào khác. Với thuật ngữ “lập công lớn” chưa có một văn bản nào hướng dẫn quy định cụ thể những trường hợp nào còn gây ra nhiều trang cãi gây khó khăn cho việc áp dụng quy định. Theo nhóm tác giả, những người như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, bệnh binh,đóng góp trí tuệ, công sức, tài sản cho đất nước hoặc những người có công cho cách mạng có được hiểu là đang “lập công lớn” hay không?76 Tòa án phải cất nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác nhất vì liên quan đến sự sống còn của một con người. Do vậy, việc cho họ một con đường sống là việc nên làm phù hợp với chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước. Thứ ba, chi phí thi hành án lớn, phương pháp tiêm thuốc độc là hình thức gây tố kém rất nhiều kinh phai cho Nhà nước. Theo lời ông Thường một Đại biểu Quốc hội dẫn chứng từ cuộc giám sát ở Sơn La, mỗi trường hợp thi hành án tử hình phải đưa từ Lào Cai xuống Sơn La để… tiêm thuốc độc chi phí khoảng từ 200 - 300 triệu đồng, đưa từ Thái Bình vào Nghệ An cũng tốn kém cỡ đó mà quan trọng nhất là không an toàn.77 Các khoản kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình hằng năm của bộ Công an, Bộ 73 Vũ Đạt, “Khởi tố “bà trùm” 75 tuổi cầm đầu tụ điểm ma túy tinh vi ở Thái Bình”, Báo điện tử giao hông truy cập tại: https://www.baogiaothong.vn/khoi-to-ba-trum-75-tuoi-cam-dau-tu-diem-ma-tuy-tinh-vi-o-thai-binh- d493628.html 74 Hải Dương – Quỳnh Minh (2022) , Bị dọa giết, cụ ông 82 tuổi sát hại con rể, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, https://plo.vn/bi-doa-giet-cu-ong-82-tuoi-sat-hai-con-re-post642489.html 75 Điểm c, Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 76 Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020. 77 Thảo luận về dự thảo luật tạm giam, tạm giữ chiều 19/6/2015, Đại biểu Quốc hội cung cấp thông tin khó tưởng tượng, mỗi trường hợp tử hình tiêm thuốc độc tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, truy cập tại: https://dantri.com.vn/xa- hoi/moi-truong-hop-tu-hinh-bang-tiem-thuoc-doc-ton-hang-tram-trieu-dong-1435451264.htm 2544
  5. Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương theo luật Ngân sách Nhà nước. Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm chi trả, bồi dưỡng cho những người bị tham gia thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 3 và chi phí mai táng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.78 Từ những bất cập nêu trên, tác giả kiến nghị một số giải pháp như sau: Thứ nhất, cần sửa đổi quy định trên theo hướng bỏ đi cụm từ “hoặc người đủ 75 tuổi trở lên ở Khoản 2 và bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bởi lẽ, khi một người đã dày dăn kinh nghiệm thì không có lý do gì mà không áp dụng và ti hành án phạt tử hình đối với họ. Cụ thể: Tại Khoản 2, Điều 40 BLHS quy định về từ hình: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”.79 Thứ hai, tại Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 quy định: “Không thi hành án tử hình đối với người phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc “lập công lớn”.80 Cần quy định lại việc nộp ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ trước khi bị kết án để thể hiện tính chủ động của người phạm tội. Đồng thời cũng xác định được người phạm tội có đang ăn năn hối cải hay không cũng phụ thuộc vào tính chủ động của họ. Thứ ba, cần xem xét cân nhắc lại đối với việc thi hành án phạt tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc như thế nào để tránh gây lãng phí tốn kém trong ngân sách Nhà nước nhất mà còn thể hiện được tính hiệu quả, tính nhân đạo và tính răn đe cao. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dân trí ngày càng cao và xã hội ngày càng cởi mở hơn, Việt Nam trong tương lai vẫn sẽ theo xu hướng giảm hình phạt tử hình trong pháp luật và giảm việc áp dụng hình phạt này trong thực tế. Mặc dù vậy, đây sẽ là một quá trình tịnh tiến, không phải là một sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn, do vẫn còn nhiều động lực về duy trì hình phạt này. Việc giảm và xoá bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện để chứng minh rằng hình phạt tử hình không có tác dụng ngăn ngừa vượt trội với tội phạm như định kiến hiện nay của nhiều nhà lập pháp và của phần lớn công chúng. Thêm vào đó, để có ảnh hưởng cao, các 78 Điều 3, Điều 7 Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. 79 Khoản 2, Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 80 Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 2545
  6. nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam cũng cần chứng minh được những tác động tiêu cực của hình phạt tử hình đối với xã hội, đặc biệt trong những vấn đề mà các nhà lập pháp và công chúng từ trước tới nay ít quan tâm, chẳng hạn như việc làm gia tăng tỷ lệ phạm tội của trẻ em có cha mẹ bị kết án tử hình, hay việc làm gia tăng tính chất bạo lực, thiếu khoan dung trong công chúng… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 2. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 3. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (2015) “Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, NXB. Tư Pháp, tr. 206. 4. Hải Dương – Quỳnh Minh (2022), “Bị dọa giết, cụ ông 82 tuổi sát hại con rể”, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập tai: https://plo.vn/bi-doa-giet-cu-ong-82-tuoi-sat-hai-con-re-post642489.html 5. Nguyễn Hiểu Minh, “Về quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”, Báo Công an nhân dân online, https://amp.cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Ve-Quy-diNH- KHoNG-aP-duNG-HiNH-PHaT-Tu-HiNH-doi-Voi-NGuoi-Tu-75-Tuoi-TRo-LeN-KHi-PHaM-Toi-HoaC-KHi- XeT-Xu-i370004/ 6. Phạm Văn Beo (2019), “Luật Hình sự Việt Nam – quyển 1”, NXB. Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr. 381. 7. Thế Kha, “Đề xuất Quốc hội không áp dụng hình phạt tử hình người từ 75 tuổi trở lên”, Báo điện tử Dân trí, truy cập tại: https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-quoc-hoi-khong-tu-hinh-nguoi-tu-75-tuoi-tro-len- 2015103012194541.htm 8. Văn Nguyễn (2021), “Cụ ông 75 tuổi hiếp dâm bé gái 11 tuổi, Báo điện tử Bảo vệ pháp luật”, truy cập tại: https://baovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/tim-duong-day-nong/cu-ong-75-tuoi-bi-to-hiep-dam-be-gai-11-tuoi- 68670.html 9. Vũ Đạt, Khởi tố “bà trùm” 75 tuổi cầm đầu tụ điểm ma túy tinh vi ở Thái Bình, Báo điện tử giao hông truy cập tại: https://www.baogiaothong.vn/khoi-to-ba-trum-75-tuoi-cam-dau-tu-diem-ma-tuy-tinh-vi-o-thai-binh- d493628.html 2546
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2