intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tham chiếu với pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và đánh giá thực tế về tình xâm phạm QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng xã hội (MXH), nhóm tác giả phân tích những hạn chế cơ bản trong các quy định của pháp luật hiện hành về về quyền nhân thân đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng xã hội” đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động bảo vệ hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC THỰC THI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH TRẺ EM Lê Khánh Giang, Lê Nguyễn Cẩm Nhung, Trần Bá Nguyên Trung* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Quyền nhân thân (QNT) đối với hình ảnh của trẻ em được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, nhưng để thực thi quyền này cũng là thách thức lớn vì trẻ em là đối tượng chưa phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tinh thần. Trên cơ sở tham chiếu với pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và đánh giá thực tế về tình xâm phạm QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng xã hội (MXH), nhóm tác giả phân tích những hạn chế cơ bản trong các quy định của pháp luật hiện hành về về quyền nhân thân đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng xã hội” đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động bảo vệ hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Từ khóa: mạng xã hội, môi trường, quyền nhân thân, hình ảnh, trẻ em. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì QNT đối với hình ảnh là một trong những quyền cơ bản gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật bảo vệ. Là một quyền con người, một bộ phận của quyền nhân thân, quyền nhân thân của trẻ em đối với hình ảnh chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ, chống lại được những xâm hại đến từ sự can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp vào hình ảnh các em. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 (sửa đổi, bổ sung 2018) cũng khẳng định rằng trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về quyền nhân thân đối với hình ảnh. Thực tế cho thấy vì trẻ em là đối tượng đặc biệt, không thể tự mình quyết định và bảo vệ quyền lợi của bản thân, ngày càng nhiều hình ảnh của trẻ em bị người lớn có thể là cha, mẹ hoặc người thân sử dụng để đăng tải lên môi trường MXH với nhiều mục đích khác nhau, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những cá nhân chưa đủ khả năng tự bảo vệ này bởi cũng chính vì điều đó, rất nhiều thế lực xấu, sự việc không hay xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng và danh dự của trẻ em. Hành lang pháp lý để bảo vệ QNT về hình ảnh của trẻ em trên MXH bước đầu tuy đã được hình thành nhưng việc thi hành pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. 1950
  2. 2 THỰC TRẠNG 2.1 Quy định Ngày 20/02/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Xuyên suốt các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013, quyền trẻ em đều được ghi nhận. Theo đó, bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước (gồm: quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia của trẻ em) đã và đang được quan tâm thực hiện. Ngày 01/06/2017, Luật trẻ em chính thức có hiệu lực quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng được Luật bảo vệ. Có tổng cộng 15 nhóm hành vi bị đạo luật này nghiêm cấm. Trong đó: "Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em" (Điều 21, Luật Trẻ em 2016). Trong Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ban hành ngày 09/05/2017 hướng dẫn Luật Trẻ em 2016 của Chính phủ, lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta đã có những quy định cụ thể về những thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. "Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em". Theo khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em hiện hành thì việc công bố tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em hay việc khi các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hình ảnh của trẻ em trên 7 tuổi phải được sự đồng ý của cả cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và từ phía cá nhân trẻ em. Việc khai thác, sử dụng các hình ảnh thuộc về QNT của trẻ để phục vụ quá trình điều tra, tố tụng phải được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ được quy định bởi pháp luật và không được tiết lộ hình ảnh khiến người khác có thể nhận diện trẻ có liên quan. Tất cả những hành vi khai thác, thu thập, sử dụng, công bố hình ảnh khác đều phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ và trẻ em mọi trường hợp sử dụng hình ảnh mà vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền nhân thân của cá nhân sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, QNT đối với hình ảnh của trẻ em rất dễ bị xâm phạm, đặc biệt là trên môi trường mạng mà người thực hiện hành vi xâm phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ đôi khi lại chính là người thân của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không. Thông qua môi trường mạng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục (hình ảnh trẻ em bị xâm hại và bóc lột được ghi, quay, chụp lại, dùng để đe dọa phát tán hoặc livestream khiến trẻ bị ép buộc, trở thành nô lệ tình dục); thông tin hình ảnh cá nhân bị thu thập, quảng cáo các sản phẩm không phù hợp. Theo số liệu thống kê từ UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), mỗi ngày có đến 720.000 hình ảnh liên quan 1951
  3. đến lạm dụng trẻ em được đưa lên mạng internet [3]. Như vậy, trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em theo điều 21 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018), nếu đăng tải hình ảnh trẻ em trên MXH mà không được sự đồng ý của trẻ thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật. 2.2 Quy định pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ hình ảnh trẻ em trên môi trường mạng, theo khoản 3 Điều 32 BLDS 2015 thì việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm theo điều này, thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, cha, mẹ, người giám hộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện yêu cầu chấm dứt sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Điều 54 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018) cũng đã quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nói chung và QNT đối với hình ảnh trẻ em trên MXH nói riêng. Theo đó, Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng; cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG Việc pháp luật sớm ghi nhận và có những quy định căn bản nêu trên trong các lĩnh vực của hệ thống pháp luật có thể xem là những thành tựu bước đầu về mặt pháp lý của bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH ở Việt Nam. Các quy định này đã phần nào thể hiện trách nhiệm, nhận thức của Nhà nước trong quá trình hiện thực hóa các quyền của trẻ em căn bản, góp phần vào sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai của dân tộc. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, pháp luật về QNT đối với hình ảnh của trẻ em còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, cụ thể: Thứ nhất, về độ tuổi pháp lý của trẻ em. Theo quy định của Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung 2018), trẻ em là người dưới 16 tuổi. Với những quy định này, trẻ em lứa tuổi 16-17, trong đó bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không được hưởng một số chính sách xã hội dành cho việc hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ của trẻ em, trong đó có khía cạnh bảo vệ QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường mạng. Hiện nay, công ước quốc tế liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Theo quy định BLDS 2015 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Những người từ đủ từ 18 tuổi trở lên đều là những người có năng lực hành vi dân sự 1952
  4. (NLHVDS) đầy đủ, nếu không thuộc các trường hợp của pháp luật quy định khi có quyết định của tòa án về việc họ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà tự mình không thể thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, với quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi là chưa hợp lý vì trẻ em ở lứa tuổi 16-17 là những trường hợp chưa có NLHVDS một cách đầy đủ nên cần phải được các luật và văn bản hướng dẫn khác quy định thống nhất về độ tuổi thích hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về QNT đối với hình ảnh trẻ em. Thứ hai, cơ chế bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong MXH. Hiện còn nằm trong cơ chế bảo vệ chung của QNT đối với hình ảnh cá nhân và quyền riêng tư. Việc chưa thực sự có cơ chế riêng trong quá trình bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng là điều bất lợi. Bởi vì, nhóm đối tượng của hoạt động này có đặc điểm đặc thù là chưa có sự hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần, những hậu quả mang lại cho trẻ em khi QNT đối với hình ảnh bị xâm phạm là rất lớn nếu như có sự chậm trễ trong quá trình ngăn chặn hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Thứ ba, quy định về QNT đối với hình ảnh của trẻ em chưa được uy định cụ thể và mơ hồ. Theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em thì tổ chức, cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Việc quy định bên thứ 3 chỉ được phép khai thác, sử dụng thông tin của trẻ sau khi có sự cho phép của cha, mẹ; người giám hộ là một thủ tục nhằm đảm bảo quyền của trẻ, vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Khiến cho Cha, mẹ; người giám hộ khó tránh khỏi việc ngộ nhận rằng mình có quyền sử dụng, can thiệp vào những gì thuộc về quyền riêng tư hay QNT đối với hình ảnh trẻ em trong môi trường MXH của con cái, hay của trẻ em do mình giám hộ. Thứ tư, ở góc độ xử lý vi phạm, pháp luật bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em hiện nằm trong các quy định chung. Cách thức quy định này tạo nên sự nửa chừng về trách nhiệm của cả cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nội dung thông tin trên mạng và các doanh nghiệp kinh doanh mạng trong việc bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng. Cả cơ quan có thẩm quyền và chủ thể kinh doanh mạng đều có “trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được gửi tới; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em” (Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em). Tuy nhiên, Nghị định này quy định, khi QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng, thì yêu cầu xóa bỏ và dừng các hành vi vi phạm chỉ được đặt ra đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mạng. Đây không chỉ là sự mâu thuẫn về quy định của pháp luật, mà là sự bất cập về chủ thể có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi vi phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng. Bởi lẽ, trong tương quan với thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu, các nhà mạng là chủ thể ít bị ràng buộc nhất, không trực tiếp phải chịu những tổn thất về tinh thần hoặc thể chất, cũng không phải chủ thể phải chịu các trách nhiệm công vụ hay chính trị nếu để vi phạm xảy ra. Sự bất cập này đã góp phần tạo nên sự chậm trễ trong quá trình xử lý các trường hợp xâm phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường mạng. 1953
  5. 4 KIẾN NGHỊ Thứ nhất, cần thay đổi quy định về độ tuổi là trẻ em ở Việt Nam là dưới 18 tuổi, thay vì dưới 16 như hiện nay. Để có thể cải cách hệ thống pháp lý về bảo vệ trẻ em và công lý cho trẻ em độ tuổi 16 đến dưới 18, nhằm đảm bảo mọi trẻ em dưới 18 tuổi đều được tiếp cận các dịch vụ, bảo vệ toàn diện và nhận thức được quyền của mình. Việc thay đổi độ tuổi này vừa phù hợp với quy định chung của Công ước Quyền trẻ em năm 1990, vừa là cốt lõi của nguyên tắc công bằng - nền tảng trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu và mục tiêu “không để một ai bị bỏ lại phía sau” mà Việt Nam đang theo đuổi. Thứ hai, thiết lập cơ chế riêng cho bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Trong đó, sớm xây dựng cơ quan chuyên trách bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH và dữ liệu cá nhân với thẩm quyền xem xét khiếu nại, thực hiện quyền thanh tra, giám sát cũng như nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật, thúc đẩy QRT. Cơ quan chuyên trách này phải là chủ thể mang tính đầu mối, tổng thể để chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH, khắc phục thiệt hại và xử lý thích đáng hành đối tượng vi vi phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Điều chỉnh và bổ sung quy định pháp luật QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH liên quan đến xác định trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong việc bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH theo hướng nâng cao năng lực và khả năng chống chịu cho cha mẹ và người chăm sóc, ngăn ngừa, can thiệp và phản hồi sớm đối với các hành vi vi phạm. Cha mẹ, người giám hộ của trẻ em cần có các quy định của pháp luật phù hợp, đủ để nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của mình trong bảo vệ QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH. Để cha mẹ là chủ thể trước tiên có những biện pháp bảo vệ chính QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong môi trường MXH, thông qua việc lường định được mặt trái của tự do internet, từ đó hạn chế việc vô tư đăng phát hình ảnh, hoạt động của trẻ trên không gian mạng. Thứ tư, cần xây dựng cơ chế trong việc nhà mạng phải trực tiếp và chủ động xử lý vi phạm QNT đối với hình ảnh của trẻ em khi được tin báo, mà không cần phải chờ yêu cầu từ phía Nhà nước. Nhà nước phải giám sát, kiểm tra hoạt động của nhà mạng trong quá trình xử lý vi phạm. Ngoài việc quy định trách nhiệm trực tiếp cho các nhà mạng, thì công quyền cũng phải trở thành đối tượng chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm về kết quả công tác bảo đảm QNT đối với hình ảnh của trẻ em trong không gian mạng. Pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả khi trách nhiệm pháp lý được xác định đến cùng. Chỉ khi nào Nhà nước đảm bảo được 1954
  6. hiệu quả giải quyết vi phạm nội dung thông tin về trẻ em trên mạng của các nhà mạng, khi đó mới hoàn thành chu trình quản lý Nhà nước. 5 KẾT LUẬN Quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ QNT đối với hình ảnh trẻ em trên môi trường mạng của nước ta hiện còn thiếu và chưa đồng bộ. Còn thiếu các văn bản quy định việc nhận dạng, dẫn đến khó khăn trong quản lý đối tượng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, vai trò, hiệu quả trong việc xử lý, can thiệp của cơ quan quản lý về truyền thông; cơ quan, tổ chức bảo vệ trẻ em; các cơ quan truyền thông; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng, của gia đình, nhà trường chưa cao. Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về QNT đối với hình ảnh trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu tất yếu trong thời gian tới. Cần nhanh chóng xây dựng các giải pháp đồng bộ trong đó trọng tâm hoàn thiện về QNT đối với hình ảnh trẻ em trong không gian mạng phù hợp với thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Dân sự 2015. [2] Công ước Quyền trẻ em 1990. [3] Gia Linh, http://consosukien.vn/ba-o-ve-tre-em-tren-moi-truo-ng-khong-gian-ma-ng- internet.htm?fbclid=IwAR1tBWirM4OnLj4lxIEs6bKy8KPTXGn3TOlmHYGHTJ8ozhkv5F fJXabLhdI, truy cập ngày 22/04/2021. [4] Luật Trẻ em 2016 (Sửa đổi bổ sung 2018). [5] Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em ban hành ngày 09/05/2017. 1955
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2