Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
lượt xem 3
download
Bài viết Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và nêu kiến nghị về vấn đề này theo quy định BLDS 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
- MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN Nguyễn Thị Thu Nga và Nguyễn Thị Thanh Nhàn* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện cùng với đó là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía dư luận xã hội cũng như các nhà lập pháp. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet công nghiệp 4.0 không khó để ta có thể bắt gặp những bài viết, đoạn video có tính chất làm nhục người khác xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và vô cùng quan trọng của con người. Theo đó Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trở thành quyền hiến định khi chính thức được ghi nhận trong Điều 7 Hiến pháp 1980. Quyền này tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1992 và 2013. Ngoài việc được ghi nhận trong Hiến pháp thì quyền này còn được thể chế hoá trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Luật An ninh mạng 2018,… Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và nêu kiến nghị về vấn đề này theo quy định BLDS 2015. Từ khóa: bộ luật dân sự, bồi thường thiệt hại, cá nhân, hành vi xâm phạm, trách nhiệm bồi thường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể thấy danh dự, nhân phẩm, uy tín là yếu tố bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ và đây là quyền hiến định. Tuy nhiên, trên thực tế việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác vẫn thường xuyên diễn ra nhất là trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, tình trạng đăng tải thông tin không chính xác, xúc phạm, đả kích,… người khác xuất hiện tràn lan trên không gian mạng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Do vậy, bên cạnh Hiến pháp 2013 và hệ thống các quy định pháp luật hiện có, Nhà nước ta đã ban hành thêm BLDS 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 để điều chỉnh những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên không gian mạng. Ở BLDS 2015 này đã xác định những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, những thông tin vi phạm pháp luật cũng như trao cho cá nhân thêm những công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích 2503
- hợp pháp của mình. Đồng thời đây cũng là một căn cứ buộc những chủ thể có hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định. 2. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN 2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tồn tại khi tồn tại hợp đồng giữa các bên với nhau và một bên không thực hiện đúng hợp đồng gây ra thiệt hại. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kì mà trước đó không có qua hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng. Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân: Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân. Tuy nhiên có thể hiểu xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác. Theo những phân tích trên ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là: việc sử dụng những lời lẽ không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam để đả kích nhục mạ người khác. Những hành vi này đang xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín của cá nhân. 2.2 Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Điều 34 BLDS 2015 quy định như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên không gian mạng BLDS năm 2015 cũng có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi không đề cập đến yếu tố lỗi. Từ sự kết hợp những văn bản trên ta có thể khái quát được trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cảu người khác qua các căn cứ sau: Căn cứ khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” cho thấy, điều kiện tiên quyết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung là phải có thiệt hại phát sinh trên thực tế, nếu không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. 2504
- Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt hại là điều điện đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại là bị mất hoặc là bị giảm sút những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt của người khác, nó còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, tất cả các thiệt hại đều được xác định bằng một khoản tiền cụ thể. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khắc phục và đền bù những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu từ những hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là cơ sở để duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho công bằng xã hội được thực thi. Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Là các hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khoẻ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức đều là hành vi trái pháp luật.”. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động cố ý thực hiện hành vi sai trái, do ý chí chủ quan của người gây thiệt hại. Hành vi không trái pháp luật thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại do yêu cầu của nghề nghiệp, hoặc gây thiệt hại theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Việc xác định mối tương quan nhân quả là một vấn đề hết sức phức tạp, việc xem xét nó chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó dưới góc độ xã hội. Đây là yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt dân sự nói chung. Tuy nhiên diễn biến của thiệt hại xảy ra theo chiều hướng nào còn phụ thuộc vào sự tác động của yếu tố khách quan. Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ta cần đảm bảo cho tính tất yếu khách quan vốn có của quy luật sự việc, hiện tượng, không thể căn cứ vào sự ngẫu nhiên nào đó. Thứ tư, về vai trò của yếu tố lỗi. Theo khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005 “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Như vậy, theo nguyên tắc thì xem xét yếu tố lỗi của người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Ở quy định này lại không đề cập đến yếu tố lỗi là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, xét thấy, lỗi là yếu tố cần được xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng để đảm bảo được tính chính xác. Vấn đề mới của BLDS năm 2015 là “lỗi suy đoán”, có nghĩa là gây thiệt hại là có lỗi mà không cần phải chứng minh. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015 thì bồi thường thiệt hại được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu và bồi thường kịp thời được hiểu là ngay 2505
- khi thiệt hại xảy, người chịu tai nạn bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Các bên có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, hiện vật, phương thức bồi thường trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác về bồi thường thiệt hại. Việc thỏa thuận này có thể diễn ra trước, trong và sau khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nguyên tắc 2: Cho phép giảm mức bồi thường khi không có lỗi gây lỗi vô ý gây thiệt hại. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Nguyên tắc 3: Về thay đổi mức bồi thường khi không còn phù hợp. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Nguyên tắc 4: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt do lỗi của mình gây ra. Nguyên tắc 5: Bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu trường hợp xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn và hạn chế được trường hợp cho chính mình. Xác định thiệt hại được bồi thường: Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 592 BLDS 2015. Theo đó, thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định và một khoản tiền khác theo thoả thuận hoặc không quá muời lần mức lương cơ sở do Nhà nuớc quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Cần xác định mức tổn thất tinh thần của người bị xâm phạm bằng cách căn cứ vào hình thức xâm phạm, hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xâm phạm. Hình thức bồi thường thiệt hại: Căn cứ vào nguyên tắc bồi thường từ đó xác định ba hình thức bồi thường đối với hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Pháp luật nước ta luôn tôn trọng việc tự thỏa thuận của các bên về mức đền bù và việc bồi thường đó được thực hiện một hoặc nhiều lần, theo định kỳ hoặc không theo định kỳ. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. 2506
- 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN Hiện nay, các trang mạng xã hội không còn là phương tiện xa lạ đối với tất cả mọi người mà còn rất gần gũi và phổ biến. Trên thực tế số lượng người tham gia sử dụng vào các trang mạng này rất lớn. Nhưng mục đích sử dụng trang mạng xã hội của mỗi người là khác nhau. Theo báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam 2018 thì mục đích chính là kết nối, liên lạc (26.8%); khi truy cập mạng xã hội, người dùng quan tâm nhiều nhất đến việc cập nhật tin tức 71.7% ở cả 2 giới. Riêng với nội dung chia sẻ, tâm sự (nữ 67.2% và nam 55.3%) và quảng cáo/ bán hàng (nữ 41.6% và nam 29.5%) được nữ giới quan tâm nhiều hơn nam giới46. Dựa theo báo cáo số liệu như trên có thể thấy rằng mục đích sử dụng mạng xã hội của mọi người rất đa dạng. Chính vì vậy những nguồn tin xuất hiện trên các trang mạng cần được sàng lọc, chính thống, nội dung có lợi, phù hợp với các đối tượng tham gia sử dụng trang mạng xã hội. Nhưng trên thực tế thì còn rất nhiều thiếu sót khi người sử dụng mạng xã hội “mượn” phương tiện này để thực hiện mục đích cá nhân của mình nhằm lăng mạ, xúc phạm, chửi bới người khác. Những nguồn thông tin này ngày một nhiều vì dựa theo lượng người theo dõi, bình luận đã làm thay đổi xu hướng tâm lý của người dùng phương tiện. Ngày nay, với nguồn tin càng “giật gân” thì lượng người theo dõi, lượt người xem càng được tăng cao, chính vì lý do đó mà chủ nhân của tài khoản càng hứng thú và nghĩ rằng thông tin mình đưa ra có sức ảnh hưởng đến công chúng. Như gần đây có rất nhiều cá nhân sử dụng tài khoản của mình để bàn luận về thông tin riêng tư, đời sống, hành vi của cá nhân khác. Hành vi bàn luận này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong mắt cộng đồng. Nhất là đối với những cá nhân là người của công chúng, có sức ảnh hưởng, có danh tiếng lớn trong xã hội, thì hành vi bàn luận về đối tượng này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, độ uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ, cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công việc của họ. Từ những nguyên do trên có thể thấy được những bất cập cần được điều chỉnh và bổ sung. Thứ nhất, xác định thiệt hại. Khi nói về bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân chắc hẳn là một đối tượng khó đo lường, xác định thiệt hại thực tế như theo quy định tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015. Nhưng trong thực tiễn còn khó khăn hơn trong việc xác định thiệt hại khi liên quan đến nhiều yếu tố như tinh thần, công việc, uy tín, hình ảnh của người đó trong xã hội hay yếu tố vật chất khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khi bị ảnh hưởng bởi các thông tin truyền thông, lan truyền qua các trang mạng xã hội rất khó để có thể dập tắt nguồn phát tán. Vì nguồn thông tin là đối tượng lan truyền với tốc độ rất nhanh bởi những tài khoản muốn nổi theo xu hướng, hay các tài khoản ảo thích bàn luận về các chủ đề “nóng”. Khi khai báo thiệt hại cũng khó xác định dựa theo thực tế, vì khi khai báo không xác minh chính xác được nguồn thông tin có đúng sự thật hay không, hay chỉ xuất phát điểm từ một phía. Do đó, quy định này rất khó để áp dụng lên đối tượng là 46 Báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam 2018, theo Vinaresearch, ngày 27/4/2018, nguồn: https://vinaresearch.net/public/news/2201-bao-cao-nghien-cuu-thoi-quen-su-dung-mang-xa- hoi-cua-nguoi-viet-nam-2018.vnrs (truy cập ngày 29/4/2022) 2507
- thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Thứ hai, về nguyên tắc bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời. Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là một hành vi gây hậu quả rất khó định lượng. Nhưng theo quy định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, vậy quy định này khi áp dụng đối với đối tượng là phi vật chất như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân chưa hẳn phù hợp. Vì loại đối tượng bị xâm phạm ở đây là tinh thần, chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống, hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm. Do đó, bắc cầu qua “bồi thường thiệt hại kịp thời”, khi đối tượng là phi vật chất thì việc xác định thiệt hại thực tế còn khó khăn, vậy sao có thể bồi thường kịp thời khi xảy ra thiệt hại. Hai chi tiết này gây mất sự liên kết quy định khi áp dụng vào đối tượng này và khó thực hiện vào đối tượng là danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Thứ ba, về hình thức bồi thường thiệt hại. Theo quy định thì bồi thường thiệt hại được khuyến khích giải quyết theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp không đặt được thỏa thuận thì chi phí bồi thường thiệt hại sẽ do quyết định của Tòa án. Nhưng về chi phí bồi thường thiệt hại thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 “mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”. Ngoài việc bồi thường bằng tiền thì còn hình thức đăng tin cải chính công khai xin lỗi cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Ví dụ, tại Bản án số 22/2021/DS-ST ngày 29/6/2021 về vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhân phẩm, daanh dự bị xâm phạm của Tòa án nhân dân Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 47. Cho thấy trên thực tế, Tòa án đã áp dụng quy định xin lỗi công khai đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các bị đơn đối với nguyên đơn là bà H. Đồng thời cũng chấp nhận thỏa thuận bồi thường thiệt hại bằng hai tháng lương cơ sở với số tiền là 2.980.000 đồng giữa các bên. Phù hợp với quy định theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Nhưng xét theo bản án thực tế, cũng cho thấy rõ rằng việc xác định tổn thất về tinh thần là rất khó, vì không có cơ sở để định lượng được thiệt hại này. Bên cạnh đó cũng thấy được mức độ ảnh hưởng đến công việc cũng khó đo lường đối với những đối tượng chủ thể là lao động tự do, không có căn cứ về thu nhập nhất định. Do đó, cần có quy định bồi thường thiệt hại rõ ràng hơn đối với đối tượng là lao động tự do để tránh ảnh hưởng đến lợi ích của những cá nhân này. 4. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng như theo Hiến pháp của Việt Nam, là quyền cơ bản của mọi cá nhân. Cùng với tốc độ phát triển của không gian mạng thời đại 4.0 hiện nay, việc củng cố, siết chặt các quy 47 Bản án số 22/2021/DS-ST ngày 29/6/2021 về vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm của Tòa án nhân dân Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của tòa án. Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta794446t1cvn/chi-tiet-ban-an. 2508
- định cho người sử dụng không gian mạng tuân thủ tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích các cá nhân khác, hay để chắt lọc các nguồn tin tránh gây nhiễu loạn thông tin đến mọi người là rất cần thiết và chiếm vị trí quan trọng. Dựa theo thực trạng áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà thấy được những bất cập cần được bổ sung hoàn thiện. Mặc dù so với Bộ luật Dân sự 2005 trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định chặt chẽ hơn. Nhưng trong thực tiễn vẫn còn một số bất cập khi áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Như quy định về nguyên tắc “bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời”, để thực hiện được nguyên tắc này đối với đối tượng thiệt hại là phi vật chất không thể đo lường được như danh dự, nhân phẩm, uy tín là một việc hết sức khó khăn. Vì vậy trong trường hợp đối tượng là phi vật chất, cần tiến hành điều chỉnh quy định sao cho phù hợp. Để tránh gây bỏ lọt trách nhiệm bồi thường, hay bồi thường không đúng với thực tế thiệt hại xảy ra đối với chủ thể bị xâm phạm. Ngoài việc cần có quy định về cách xác định thiệt hại thực tế xảy ra đối với thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu. Thì các cơ quan chức năng có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường, cần nâng cao kiến thức nghiệp vụ để tiến hành xác minh chính xác, nhanh chóng, nhằm đáp ứng thực hiện nguyên tắc “bồi thường kịp thời”, khi đó mới có thể tiến hành bắc cầu qua quy định “bồi thường toàn bộ”. Ngoài ra, xét đến mức độ thiệt hại về tinh thần, công việc khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín xảy ra cần có quy định chặt chẽ hơn. Để xét mức độ thiệt hại về công việc của một người có thu nhập cố định không là vấn đề khó khăn, nhưng bên cạnh đó còn có những chủ thể là người lao động tự do. Vì vậy, trong trường hợp này cần có những quy định phù hợp để định mức được thiệt hại ảnh hưởng đến công việc, tránh gây tổn thất nặng nề đến lợi ích của chủ thể bị xâm phạm. Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật cho người dân để có nhận thức được mức độ thiệt hại về hành vi của mình khi thực hiện, tránh gây ra những hành vi đáng tiếc. 5. KẾT LUẬN Ngày nay các trang mạng xã hội ngày một phát triển và trở nên phổ biến, cùng với lượng người sử dụng cao. Thì các thông tin được lan truyền trên không gian mạng có sức ảnh hưởng rất lớn và nhanh chóng. Nên có nhiều cá nhân lợi dụng ưu điểm này để thực hiện hành vi gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khác. Do vậy, bài nghiên cứu đã giúp hiểu rõ về các quy định, chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, cùng đó là tìm hiểu thực tiễn việc áp dụng các quy định. Nhưng việc đưa ra hướng hoàn thiện quy định chi tiết về đối tượng phi vật chất là danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân vẫn còn là một vấn đề khó khăn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2005). Bộ luật Dân sự năm 2005. 2. Quốc hội (2015). Bộ luật Dân sự năm 2015. 2509
- 3. Quốc hội (2018). Luật An ninh mạng năm 2018. 4. Hiến pháp năm 1992. 5. Hiến pháp năm 2013. 6. Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 7. Báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam 2018, theo Vinaresearch, ngày 27/4/2018, nguồn: https://vinaresearch.net/public/news/2201-bao-cao-nghien-cuu-thoi-quen-su-dung- mang-xa-hoi-cua-nguoi-viet-nam-2018.vnrs (truy cập ngày 29/4/2022). 8. Bản án số 22/2021/DS-ST ngày 29/6/2021 về vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm của Tòa án nhân dân Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của tòa án. Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta794446t1cvn/chi-tiet-ban-an. 9. “Đại từ tiếng Việt”, Nhà xuất bản Văn hóa, Thông tin Hà Nội. 10. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/quyen-dan-su/danh-du-la-gi-121029 11. https://luatduonggia.vn/nhan-pham-la-gi-nhan-pham-va-danh-du-co-moi-quan-he-nhu-the-nao/ 12. Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. (Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam). 2510
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuyên đề: Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai - Nguyễn Huy Du
43 p | 110 | 14
-
Mô hình Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức
18 p | 81 | 8
-
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
7 p | 78 | 7
-
Đánh giá các quy định pháp luật về chế tài thương mại ở Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện
16 p | 49 | 7
-
Bàn về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
8 p | 103 | 6
-
Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh và kiến nghị
7 p | 38 | 5
-
Một số ý kiến về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
6 p | 33 | 5
-
Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
6 p | 47 | 5
-
Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự pháp và một vài gợi ý cho Việt Nam
6 p | 45 | 5
-
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội
6 p | 46 | 4
-
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra
8 p | 58 | 4
-
Một số ý kiến về áp dụng dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
5 p | 51 | 3
-
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em
7 p | 53 | 2
-
Kinh nghiệm phát triển siêu thị xanh trên thế giới và giải pháp đổi mới kinh doanh của siêu thị ở Việt Nam
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn