intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra. Đồng thời, qua đó cũng nêu lên một số bất cập trong những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO DOANH NGHIỆP GÂY RA Nguyễn Hữu Thuận, Đỗ Kim Thanh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Bảo vệ môi trường nước là một trong những vấn đề rất quan trọng cần phải được quan tâm hàng đầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ môi trường nước sẽ ảnh hưởng trực đến rất nhiều khía cạnh đối với cuộc sống của người dân, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp đó là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một đất nước. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể; trong đó có doanh nghiệp gây ra sự ô nhiễm môi trường nước là vấn đề quan trọng cần phải được đặt lên hàng đầu nhằm phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra. Đồng thời, qua đó cũng nêu lên một số bất cập trong những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả khi áp dụng trong thực tiễn. Từ khóa: doanh nghiệp, ô nhiễm, môi trường nước, bồi thường thiệt hại, trách nhiệm. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường nước do không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường nước bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên khác. Nhìn dưới góc độ pháp lý: “ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014); “ nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (khoản 18 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012). Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… trong quá trình thực hiện các hoạt động như: sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất, khai thác,… đã xả nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không hoàn toàn đạt tiêu chuẩn còn chứa chất gây ô 2003
  2. nhiễm. Chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp ra môi trường nước bên ngoài,... Những hành vi này đã gây hại nghiêm trọng đến môi trường nước, tác động xấu đến môi trường và làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng như đời sống của con người, đó là một trong nhiều nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh cho con người và vật nuôi. Ô nhiễm môi trường nước gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Do đó, để hạn chế, giảm thiểu và ngăn chặn tác động xấu của việc gây ô nhiễm môi trường nước thì bất cứ quốc gia nào cũng nên xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường nước, đồng thời có chế tài xử phạt và quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tổ chức, cá nhân nào đó vi phạm các quy định đã ban hành. 2 QUY ĐỊNH Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Từ quy định ta thấy để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm những căn cứ: phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; BLDS 2015 đã bỏ yếu tố lỗi, lỗi không là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng lỗi vẫn còn nguyên giá trị trong việc xem xét mức độ thiệt hại được bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra là một trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra cũng bao gồm những căn cứ: cần phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế do doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường. Hành vi xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật đó của doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân được pháp luật bảo vệ và dẫn đến hậu quả thiệt hại nghiêm trọng. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Về nguyên tắc bồi thường: Điều 585 BLDS 2015: thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường, khôi phục lại trạng thái ban đầu những tổn thất về môi trường dẫn đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân 2004
  3. phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể bị thiệt hại và khắc phục hậu quả khi người bị hại yêu cầu bồi thường ngay cả khi doanh nghiệp không có lỗi khi đã có thiệt hại xảy ra. Căn cứ tại khoản 3 Điều 164 luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường là: “(i) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình; (ii) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra; (iii) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 27 Luật Tài nguyên nước 2012 “Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra”. Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 03/2015/NĐ-CP “Tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan đã ứng trước kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này”. Về phương thức bồi thường: căn cứ khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 có quy định “Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Căn cứ Điều 3 BLDS 2015 thỏa thuận là nguyên tắc đặc trưng và cơ bản của pháp luật dân sự thì các chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, thời gian bồi thường và số lần bồi thường nếu những thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Căn cứ tại khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Khi mức bồi thường mà bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại không thỏa thuận được hoặc mức bồi thường ấn định không còn phù hợp với thực tiễn do nguyên nhân nào đó. Nên các bên muốn được đáp ứng mức bồi thường thích hợp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi và quy định lại mức bồi thường khác. Về xác định thiệt hại: căn cứ Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm: (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; (ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra”. Trong BLDS 2015 được quy định tại Điều 589, 590, 591 có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản bị xâm hại. Tài sản bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác bị giảm sút; thiệt hại về sức khỏe tinh thần, tính mạng; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại khác do doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước gây ra thường sẽ được dùng giá cả để xác định và tính toán thiệt hại thành một số tiền để làm cơ sở bồi thường. 3 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ 2005
  4. 3.1 Một số bất cập Trình trạng ô nhiễm nguồn nước được nhìn thấy rõ ở những con sông gần các khu công nghiệp, nhà máy và ở các thành phố lớn hoặc các khu đô thị lớn ở Việt Nam. Cụ thể như: năm 2008 Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải (Đồng Nai) hậu quả làm hoạt động nuôi tôm, cá trên sông bị chết hết: Theo ông Lê Viết Hưng, Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường từng phát hiện Vedan gây ô nhiễm môi trường và xử lý vi phạm. Riêng Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai kiểm tra, xử phạt Vedan ba lần với tổng số tiền hơn 20 triệu đồng [8]; năm 2016 ở Miền Trung do công ty Formosa đã xả nước thải chưa được xử lý ra biển, hậu quả làm 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế) bị ảnh hưởng môi trường mặt nước biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trực tiếp cuộc sống của người dân về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch trên biển: xử phạt Formosa bằng tiền, buộc bổ sung cơ sở xử lý xả thải trước khi vận hành. Về việc giám sát hoạt động xả thải, xử phạt vi phạm hành chính và việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của Formosa Hà Tĩnh. Từ cuối tháng 5, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã hoàn thành lắp đặt 2 camera theo dõi, giám sát hoạt động quan trắc liên tục, tự động tại Formosa, gửi về Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh, Tổng Cục môi trường Bộ Tài nguyên – Môi trường. Bộ cũng yêu cầu Formosa tiếp tục lắp đặt hệ thống lấy mẫu tự động. Phương án xây lắp trạm quan trắc tự động bên ngoài hàng rào công ty để thuận tiện theo dõi, giám sát, lắp đặt quan trắc nước thải của hệ thống xử lý sinh hoá và bể tràn lưu giữ nước thải một thời gian trước khi xả ra biển, sử dụng bể chỉ thị sinh học để kiểm soát chất lượng nước thải [9]. Ngoài ra đối với 02 thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố (Thủ đô) Hà Nội là nơi tập trung nhiều dân cư, nơi tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thông qua ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày,... Nguồn nước thải này từ các hoạt động sinh hoạt tại gia đình, trường học, bệnh viện ở các khu nông thôn cho tới thành phố vẫn chưa được xử lý hoàn toàn. Nhưng thường nguồn nước thải đó sẽ được đổ thẳng ra ngoài cống rãnh hoặc kênh mương, ao hồ bị thiếu hụt ôxy khiến cho các động vật, thực vật khó tồn tại gây tắc các dòng kênh cống rãnh, nước thì có màu đen và mùi hôi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và mất đi vẻ mỹ quan đô thị, cạn kiệt nguồn nước sạch [10]. Khi chung sống với nguồn nước ô nhiễm, con người dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vấn đề về da, tiêu hóa, tiêu chảy và nguy cơ mắc bệnh ung thư là khá cao[11]. Dù pháp luật đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đã thiết lập cơ chế thực thi quy định này. Song, trong việc thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên thực tế lại gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc trong việc xác định trách nhiệm bồi thường, chứng minh thiệt hại, thời gian thu thập thông tin, số liệu về tổng mức thiệt hại mất quá nhiều thời gian, kèm theo đó là các biện pháp chế tài còn chưa thật sự nghiêm khắc,… Tuy nhiên, pháp luật dân sự không có quy định chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước gây ra ngoài các quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quy định việc bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm môi trường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Qua những thực trạng trên sau đây là một số vấn đề bất cập: 2006
  5. Cách thức xác định thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tài sản: đối với thiệt hại về sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 thì mặc dù có thiệt hại về sức khoẻ do hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đã đến cơ sở y tế, bệnh viện chữa trị nhưng việc thu thập chứng cứ để chứng minh thiệt hại không phải là điều dễ dàng bởi các thủ tục và trình tự thủ tục khá phức tạp, cũng như trình độ hiểu biết của người bị thiệt hại còn thấp nên việc chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tài sản còn gặp nhiều khó khăn làm cho người bị thiệt hại từ bỏ việc đòi lại quyền lợi của mình. Đối với thiệt hại về sức khỏe ảnh hưởng đến tinh thần được quy định tại khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 thì làm thế nào để tính toán được thiệt hại về tinh thần và chứng cứ để chứng minh có thiệt hại về tinh thần cho người thiệt hại. Bù đắp tổn thất có đồng nghĩa với bồi thường toàn bộ, bởi bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ mang tính ước lượng chứ không xác định được toàn bộ và cũng chưa có luật quy định chi tiết, rõ ràng. Ngoài việc tòa án chỉ ấn định một khoản tiền tương ứng trong trường hợp có bù đắp tổn thất về tinh thần. Đối với thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 BLDS 2015 bao gồm: “Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy người bị thiệt hại chỉ mong nhận được một khoản bồi thường đối với những thiệt hại trước mắt đã khá khó khăn, trong việc thu thập chứng cứ cũng như tìm được sự ủng hộ, bảo vệ của cơ quan chức năng, còn những khoản được hình thành từ việc khai thác, sử dụng tài sản hay chi phí để khắc phục thiệt hại dường như là điều không tưởng. Quy định về giám định thiệt hại môi trường, Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Nhà nước khuyến khích cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư trong các lĩnh vực: Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường”. Luật Bảo vệ môi trường 2014 mới chỉ quy định về giám định thiệt hại về môi trường (đối với máy móc, hàng hoá, sức khoẻ môi trường) mà chưa có quy định về giám định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại [3]. Điều 8 Nghị định 03/2015 quy định về xác định bồi thường thiệt hại đối với môi trường: “Tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, Ủy ban nhân dân các cấp tại khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái có trách nhiệm hợp tác, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các dữ liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này”. Vì vậy, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường chỉ áp dụng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, xem xét, đánh giá mức độ chính xác của các thiệt hại về môi trường (môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích). Còn đối với những thiệt hại từ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản,… về thời gian sau đó là những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả do ô nhiễm môi trường nước để lại mà không có cơ quan chức năng nào thực hiện việc giám định này. Về mức bồi thường và quy định về phương thức chi trả tiền bồi thường: căn cứ tại Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại 2007
  6. hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Nhưng, mức bồi thường có thể thay đổi có khả năng được thực hiện trong trường hợp bồi thường nhiều lần (hàng tháng hoặc hàng năm). Nếu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bồi thường toàn bộ một lần thì có được áp dụng thay đổi mức bồi thường không? Trên thực tế, mức bồi thường mà người bị ảnh hưởng được nhận đã khá thấp so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do ô nhiễm nguồn nước gây ra. Đối với phương thức chi trả tiền bồi thường mà doanh nghiệp áp dụng là phương thức nào, trình tự áp dụng ra sao để vừa công bằng, chính xác cũng như đảm bảo quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại nếu có di chứng về sau hay đối với các trường hợp có thể có di chứng về sau. 3.2 Kiến nghị Cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường, đặc biệt là luật bảo vệ tài nguyên nước trong đó không những nâng cao các biện pháp chế tài xử phạt mà còn phải xử lý thật nghiêm minh để đủ sức răn đe các doanh nghiệp và cần phải quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những chủ thể bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường nước gây ra. Cách thức xác định thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần, tài sản: cần ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết về hình thức xác định thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần, tài sản, tính mạng đối với những thiệt hại mà doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước đối với người bị thiệt hại. Bởi, thiệt hại về môi trường là thiệt hại mang tính chất đặc thù, cũng không dễ để xác định thiệt hại này, vì loại thiệt hại này không phải được biểu hiện một cách trực tiếp, ngay lập tức mà cần phải trãi qua một khoảng thời gian thì nó mới có biểu hiện và hậu quả mà nó để lại sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng trong suốt một thời gian dài về sau. Quy định về giám định thiệt hại đối với sức khoẻ, tinh thần, tài sản, môi trường, cơ chế trách nhiệm cần có quy định rõ ràng về trình tự, phương thức, cơ chế cũng như cơ quan thực hiện [7], thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ giám định cần phải được thực hiện nhanh chóng và trong thời gian ngắn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những người bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi của mình. Quy định về vấn đề thay đổi mức bồi thường và phương thức chi trả tiền bồi thường cần phải được cụ thể hóa, và chỉ rõ đối với những phương thức bồi thường (một lần, nhiều lần), cũng như phương thức thể hiện những mức bồi thường đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại và nâng cao trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp khi gây ra thiệt hại. Tổ chức thống kê, cập nhật dữ liệu nguồn thải nước thải, xây dựng kế hoạch quản lý và xử lý nguồn nước thải, công khai thông tin về nguồn thải trên cổng thông tin môi trường lưu vực sông. Triển khai quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp và quy hoạch quản lý chất thải rắn trên lưu vực sông. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường cho những đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng,... 2008
  7. Tuyên truyền, phổ biến Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đến các doanh nghiệp, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoặc giám định hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường tổ chức các buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và địa phương hoặc đại diện người dân ở địa phương với nhiều hình thức để lắng nghe phản hồi về các quy định được ban hành, những ảnh hưởng từ doanh nghiệp đến người dân và môi trường sớm nhất để có kế hoạch sửa đổi bổ sung cho phù hợp kịp thời trước khi hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn. Các cơ quan chuyên trách cần phải thường xuyên, bất ngờ tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp về quy trình xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường nước bên ngoài. 4 KẾT LUẬN Nước có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người cũng như đối với môi trường tự nhiên. Nước duy trì mọi hoạt động sống cũng như trong sinh hoạt, sản xuất,... Vì thế trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp khi gây ra ô nhiễm môi trường nước là loại trách nhiệm pháp lý dân sự đặc thù, được áp dụng đối với những doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường nước tự nhiên, không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người trong cộng đồng và xã hội, để nhằm bảo vệ môi trường cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức bị xâm hại. Việc áp dụng dựa trên những quy định của pháp luật để xử lí trách nhiệm bồi thường thiệt hại là vấn đề bức thiết đối với môi trường và toàn xã hội. Vì vậy, pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với doanh nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn thông qua những quy định nghiêm khắc của pháp luật, nhằm ngăn chặn và giảm thiệt hại bằng những chế tài phù hợp, tương xứng với mức độ hành vi vi phạm, và có tính khả thi áp dụng trong thực tế./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Dân Sự 2015. [2] Luật Bảo vệ môi trường 2014. [3] Luật Tài nguyên nước 2012. [4] Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định bồi thường thiệt hại đối với môi trường. [5] Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. [6] Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. [7] Phạm Thị Lệ Quyên (2020). Một số bất cập của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. https://tailieuchung.com/vn/tlID1281278_mot-so-bat-cap-cua-phap-luat-ve-trach-nhiem- boi-thuong-thiet-hai-khi-doanh-nghiep-gay-o-nhiem-moi-truong.html. 2009
  8. [8] Minh Quang (2008). Vedan "giết" sông Thị Vải. https://tuoitre.vn/vedan-giet-song-thi- vai-278294.htm. [9] Những thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh gây ra được công bố chi tiết. http://moitruongperso.com/nhung-thiet-hai-do-formosa-ha-tinh-gay-ra-duoc-cong-bo- chi-tiet. [10] Thực trạng ô nhiễm môi trường nước 2020 cách khắc phục hiệu quả (2019). https://kangaroovietnam.vn/o-nhiem-moi-truong-nuoc.html. [11] Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (2018). https://www.quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=25607 2010
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2