Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội
lượt xem 4
download
Trong phạm vi bài báo này nhóm tác giả sẽ phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng quy định pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội
- MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM HÌNH ẢNH CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI Lê Ngô Thảo Tiên, Phạm Ngọc Mai Thi, Nguyễn Thị Tuyết Huê, Từ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Dương Ánh Sương* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Ngày nay mạng xã hội phổ biến với người dân nước ta, với tốc độ sự lan truyền thông tin nhanh, con người đã dần khai thác mọi phương diện từ việc tìm hiểu, học hỏi cho đến tra cứu và chia sẻ thông tin với nhau. Chúng ta không quá khó để tìm thấy hình ảnh cá nhân của người khác trên Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… Mặt khác, một bộ phận nhỏ cá nhân lợi dụng việc lưu trữ và sử dụng hình ảnh một cách dễ dàng trên mạng xã hội để trục lợi, chê bai, nhục mạ. Điều đó đã xâm phạm trực tiếp đến các quyền và lợi ích cá nhân của người khác. Đây là một quyền dân sự được pháp luật ghi nhận và bảo vệ tại Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Luật An ninh mạng 2018. Trong phạm vi bài báo này nhóm tác giả sẽ phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng quy định pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối vớ hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Từ khóa: an ninh mạng, bồi thường thiệt hại, mạng xã hội, xâm phạm, hình ảnh cá nhân. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi cá nhân điều có quyền đối với hình ảnh của chính mình và hoàn toàn có quyền cho phép người khác sử dụng hình ảnh trong một số trường hợp. Ngoài ra việc sử dụng được trả thù lao đối với các mục đích thương mại. Tuy nhiên hiện nay với mức độ lan truyền của các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là mạng xã hội thì không ít các trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác trái phép khi không có sự đồng ý của họ. Điều đó đã gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của chủ sở hữu hình ảnh đó. Vì vậy, tại BLDS 2015 số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 được quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là một căn cứ buộc những chủ thể có hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải có trách nhiệm bồi thường theo luật định. Hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân trái phép trên mạng xã hội hiện nay với nhiều hình thức đa dạng, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản là có thể sử dụng hình ảnh của người khác một cách dễ dàng. Việc sử dụng hình ảnh của người khác trên mạng xã hội chủ yếu dưới 2019
- hai dạng nhằm mục đích thương mại và phi thương mại. BLDS năm 2015 cũng đã liệt kê các trường hợp sử dụng hình ảnh không cần xin phép là hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, cụ thể là hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì không bị xem là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh. 2 KHÁI QUÁT 2.1 Khái niệm Hiện nay pháp luật nước ta vẫn chưa có văn bản định nghĩa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Theo như những phân tích ta có quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội là: việc sử dụng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội nhưng không có sự cho phép của họ. Hành vi này đang xâm phạm quyền về hình ảnh gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân người khác. Với hành vi này, tùy thuộc vào mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra thì bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự, hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác đều vi phạm như việc sử dụng hình ảnh của cá nhân đã được người đó đồng ý, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại và trả thù lao cho người có hình ảnh theo quy định tại Điều 32 BLDS 2015. 2.2 Quy định pháp luật Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Bởi lẽ, hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội không gây trực tiếp đến tài sản, tính mạng của bị hại. Vì vậy hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác khi sử dụng hình ảnh trái phép của họ. BLDS năm 2015 cũng có những điểm mới về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi không đề cập đến yếu tố lỗi. Từ đó, ta có thể khái quát được trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín qua các căn cứ sau: Căn cứ khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Mặc dù tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 vẫn chưa nêu rõ điều kiện nào để được xem là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhưng ta có thể thấy, điều kiện tiên quyết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung là phải có thiệt hại phát sinh trên thực tế, nếu không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Như vậy chúng ta sẽ dựa vào các điều kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín để xác định trách niệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội như sau: 2020
- Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại. Thiệt hại là sự bị mất hoặc là bị giảm sút những lợi ích vật chất, hoặc tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt hại của người khác, nó còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tất cả những thiệt hại này đều được xác định bằng một khoản tiền cụ thể. Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Hành vi trái pháp luật theo có thể hiểu những hành vi: “xâm phạm tính mạng, sức khoẻ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây thiệt hại” đều là hành vi trái pháp luật.”. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện hành vi đó, do ý chí chủ quan của người gây thiệt hại. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Việc xác định mối tương quan nhân quả là một vấn đề hết sức phức tạp, việc xem xét nó chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó dưới góc độ xã hội. Đây là yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt dân sự nói chung. Tuy nhiên, diễn biến của thiệt hại xảy ra theo chiều hướng nào còn phụ thuộc vào sự tác động của yếu tố khách quan. Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ta cần đảm bảo cho tính tất yếu khách quan vốn có của quy luật sự việc, hiện tượng, không thể căn cứ vào sự ngẫu nhiên nào đó. Thứ tư, về vai trò của yếu tố lỗi. Căn cứ khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005 thì xem xét yếu tố lỗi là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 đã không nhắc đến yếu tố lỗi là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường. Mặc dù vậy, lỗi là yếu tố cần được xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Vấn đề mới của BLDS năm 2015 là “lỗi suy đoán”, có nghĩa là gây thiệt hại là có lỗi mà không cần phải chứng minh. Nguyên tắc bồi thường: quy định tại Điều 585 BLDS 2015, bao gồm: Nguyên tắc 1: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu và bồi thường kịp thời được hiểu là ngay khi thiệt hại xảy, người chịu tai nạn bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng. Nguyên tắc 2: cho phép giảm mức bồi thường khi không có lỗi gây lỗi vô ý gây thiệt hại. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi, hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Nguyên tắc 3: về thay đổi mức bồi thường khi không còn phù hợp. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. 2021
- Nguyên tắc 4: khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt do lỗi của mình gây ra. Nguyên tắc 5: bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu trường hợp xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn và hạn chế được trường hợp cho chính mình. Xác định thiệt hại được bồi thường: xuất phát từ hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác trái phép không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng hành vi đó đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Căn cứ vào Điều 592 BLDS 2015 trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, uy tín của pháp nhân bị xâm phạm thì thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gắng chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho người có danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm không quá mức mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Cần xác định mức tổn thất tinh thần của người bị xâm phạm bằng cách căn cứ vào hình thức xâm phạm, hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xâm phạm. Hình thức bồi thường thiệt hại: căn cứ vào nguyên tắc bồi thường từ đó xác định 03 hình thức bồi thường đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tính người khác. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Pháp luật nước ta luôn tôn trọng việc tự thỏa thuận của các bên về mức đền bù và việc bồi thường đó được thực hiện một hoặc nhiều lần, theo định kỳ hoặc không theo định kỳ. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. 3 THỰC TRẠNG Hiện một số mạng xã hội lớn có số lượng người sử dụng lên đến hàng tỷ người như: Facebook (khoảng 2,2 tỷ người dùng), YouTube (1,9 tỷ), WhatsApp (1,5 tỷ), WeChat (1,04 tỷ), Instagram (1 tỷ)… Số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng trên toàn cầu cho thấy sự phổ biến cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng mạng xã hội vẫn liên tục tăng qua các năm. Theo báo cáo Digital 2020 trên trang vnetwork.vn, đến tháng 01/2020, Việt Nam có số người dùng internet là 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân).5 Từ số liệu trên ta có thể thấy, việc sử dụng mạng xã hội hiện nay đang khá phổ biến và phức tạp, Việt Nam cũng đã có những quy định pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có những bất cập cần được điều chỉnh và bổ sung. Thứ nhất, về hình thức bồi thường thiệt hại. Hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân của người khác gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về danh dự, nhân phẩm, uy tín mà còn cả công 5 Báo cáo Digital 2020 trên trang vnetwork.vn, ngày 19/02/2020, nguồn: https://vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam- 2020, (truy cập ngày 02/05/2021). 2022
- việc, tinh thần, sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Việc pháp luật quy định hình thức bồi thường do các bên thỏa thuận, tuy nhiên trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho việc bồi thường là không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà Nước quy định, mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng. Vậy khi hậu quả gây ra từ hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân làm cao hơn số tiền bồi thường, như uy tín, danh dự, nhân phẩm làm cá nhân đó không thể tiếp tục công việc. Trong trường hợp người vi phạm không có khả năng để thực hiện trách nhiệm bồi thường, việc đảm bảo quyền của người bị xâm phạm vẫn còn bỏ ngỏ khi hiện nay vẫn chưa có quy phạm pháp luật nào đề cập đến vấn đề này. Thứ hai, về nguyên tắc bồi thường “toàn bộ và kịp thời”. Mặc dù với quy định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, nhưng để xác định đúng phần thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là một vấn đề nan giải khi không có đại lượng nào để chứng minh. Khi cá nhân bị xâm phạm phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng biết về hành vi đó để ngăn chặn, trong khoảng thời gian đó với tốc độ lan truyền của mạng xã hội thì hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân đã được phát tán và truyền bá một cách nhanh chóng. Khi cơ quan điều tra chứng minh người xâm phạm hình ảnh cá nhân người bị thiệt hại gặp khó khăn trong phương thức thực hiện hành vi trên mạng xã hội trong khi các tài khoản ảo ngày càng nhiều. Như vậy, với nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời khó có thể thực hiện được đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Thứ ba, về xác định thiệt hại. Đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nói chung và hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội nói riêng. Việc chứng minh được tất cả các loại thiệt hại của người bị xâm phạm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Người bị thiệt hại phải chứng minh các thiệt hại phải đảm bảo tính hợp lý. Hiện nay pháp luật nước ta vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là thiệt hại thực tế và cơ sở để xác định thiệt hại thực tế dựa trên nguồn nào. Chẳng hạn việc sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích quảng cáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của người bị sử dụng hình ảnh, điều đó mang lại nguồn lợi lớn từ việc xâm phạm hình ảnh cá nhân người khác trái phép, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc những cá nhân, tổ chức cứ mặc nhiên sử dụng hình ảnh cá nhân người khác để trục lợi. 4 KIẾN NGHỊ Hiện nay mạng xã hội phát triển, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân ngày càng phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, và cũng ngày càng dễ dàng hơn. Sử dụng hình ảnh của người khác chia thành hai dạng mục địch thương mại và phi thương mại. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục địch thương mại thì phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, việc căn cứ vào tiêu chí nào để xác định hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác là vì mục đích thương mại và nguyên tắc xét xử của pháp luật. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định thiệt hại gặp rất khó khăn, vì trên môi trường mạng xã hội là dịch vụ kết nối nhiều người ở nhiều nơi khác nhau, thời gian truy 2023
- cập khác nhau, và với thao tác đơn giản hiện đại của mạng xã hội hiện nay thì việc gửi và đăng tải một hình ảnh sẽ được lan truyền rất nhanh chóng. Dẫn đến việc xác định thiệt hại để được bồi thường toàn bộ và kịp thời còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải am hiểm cũng như cần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về an ninh mạng. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cá nhân để xây dựng không gian mạng lành mạnh. So với quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005, quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong Điều 32 BLDS năm 2015 có nhiều điểm mới. BLDS năm 2015 đã xây dựng cơ chế bảo vệ chặt chẽ hơn về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình. Đối với các trường hợp đăng báo vi phạm quyền hình ảnh cá nhân như được trình bày ở phần thực trạng. Các cá nhân bị xâm phạm hình ảnh có quyền tự mình hoặc được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Bất cập về bồi thường thiệt hại là trong trường hợp bồi thường thiệt hại đối với hành vi sử dụng mạng xã hội để xúc phạm uy tín, nhân phẩm của cá nhân mà người có hành vi vi phạm không đủ điều kiện để bồi thường thiệt hại. Vì vậy cần làm rõ quy định pháp luật về trường hợp này. Cụ thể, chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm và người có hành vi vi phạm có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại mà cả hai bên đồng ý nhưng sự thỏa thuận này vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khi hai bên không thể thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định. Điều này giúp cá nhân bị xâm phạm họ chủ động hơn trong việc thông báo hay yêu cầu giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. 5 KẾT LUẬN Tình trạng xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân trên các trang mạng xã hội ngày một phổ biến, nguyên nhân của sự vi phạm này là do quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thủ tục xử lý rườm rà, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, pháp luật điều chỉnh về internet và mạng xã hội chưa theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ và tính phức tạp của người dùng mạng xã hội hiện nay. Việc sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích thương mại không có sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh diễn ra rất phổ biến trên các trang mạng xã hội mà phương thức bảo vệ, chế tài chưa tương xứng với hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm phổ biến là sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo sản phẩm, để tạo uy tín trên trang mạng xã hội của mình để thu lợi từ những hoạt động khác. Trong thực tiễn thì những vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt đối với những thiệt hại liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Dân sự năm 2015. [2] Bộ luật Dân sự năm 2005. [3] Báo cáo Digital 2020 trên trang vnetwork.vn, ngày 19/02/2020, nguồn: https://vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam-2020, (truy cập ngày 02/05/2021). [4] Nghị quyết số 128/2020/QH14, ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021. 2024
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuyên đề: Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai - Nguyễn Huy Du
43 p | 110 | 14
-
Mô hình Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức
18 p | 81 | 8
-
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
7 p | 78 | 7
-
Đánh giá các quy định pháp luật về chế tài thương mại ở Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện
16 p | 49 | 7
-
Bàn về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
8 p | 103 | 6
-
Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh và kiến nghị
7 p | 37 | 5
-
Một số ý kiến về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
6 p | 33 | 5
-
Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
6 p | 47 | 5
-
Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự pháp và một vài gợi ý cho Việt Nam
6 p | 45 | 5
-
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do doanh nghiệp gây ra
8 p | 58 | 4
-
Một số ý kiến về áp dụng dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
5 p | 51 | 3
-
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
8 p | 13 | 3
-
Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại tình dục trẻ em
7 p | 53 | 2
-
Kinh nghiệm phát triển siêu thị xanh trên thế giới và giải pháp đổi mới kinh doanh của siêu thị ở Việt Nam
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn