intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự làm rõ các nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Từ đó kiến nghị các giải pháp khắc loại bỏ dần những nhân tố tiêu cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NHÂN TỐ THUỘC VỀ BẢN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Nguyễn Lê Nhật Sơn* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Nhìn lại chặng đường 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 2021), đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã và đang thực hiện đường lối đổi mới và thu được nhiều kết quả: kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh với quy mô nền kinh tế nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, việc đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân ngày càng tốt hơn; chính trị nước nhà ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, thì việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nói chung làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống mà không thể không kể đến vấn đề cho vay trong giao dịch dân sự. Việc cho vay trong giao dịch dân sự là mối quan hệ xảy ra thường xuyên trong hoạt động sống của con người và được pháp luật bảo vệ. Chính vì lẽ đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả làm rõ các nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Từ đó kiến nghị các giải pháp khắc loại bỏ dần những nhân tố tiêu cực. Từ khóa: bản chất, cho vay, giao dịch, lãi nặng, nhân thân. 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Khái niệm nhân thân người phạm tội, dưới góc độ ngôn ngữ, được hình thành từ khái niệm “nhân thân” và khái niệm “người phạm tội”. Chính vì thế, để tìm hiểu về nhân thân người phạm tội cần phải biết rõ khái niệm về nhân thân con người vì khi phạm tội dù có đến mức độ nào thì bản chất bên trong vẫn là một thực thể sống và tồn tại trong xã hội. Từ khi sinh ra, con người được xem là một thực thể sống được pháp luật bảo vệ, nhưng để tồn tại được trong xã hội đó thì con người phải tham gia vào các hoạt động cơ bản và thiết yếu để có thể sống (ăn uống, ngủ nghỉ,…). Từ công xã nguyên thủy cho đến cộng sản chủ nghĩa, dù ở xã hội nào thì con người cũng không thể đi ngược lại quy luật của tự nhiên, không thể tách rời mà luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau trong các mối quan hệ góp phần tạo nên một xã hội loài người (kinh tế, chính trị, văn hóa,…). Đúng như C. Mác đã khẳng định: “...bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. 2571
  2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[4] . Đời sống sinh hoạt, kinh nghiệm sống của cá nhân được quy định bởi nội dung của các quan hệ xã hội cụ thể hình thành trong gia đình, môi trường bạn bè, trong tập thể lao động hay học tập... Tất cả những yếu tố đó đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân con người. Vì vậy, quá trình đánh giá về nhân thân con người cần phải chú ý đến cả các đặc điểm về sinh học, tâm lý và xã hội.. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nghiên cứu về những đặc điểm thuộc về người phạm tội, những đặc điểm này thuộc về bản chất của người phạm tội họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội (tốt, xấu, thiện, ác, cao thượng, thấp hèn,…). Những đặc điểm nhân thân được hình thành trong suốt quá trình sống, dưới những tác động và ảnh hưởng lâu dài của môi trường xung quanh đồng thời nó cũng được chọn lọc, tiếp nhận bởi chính yếu tố cá nhân của người phạm tội. Từ khi con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội nhất định, dưới sự tác động của môi trường, các mối quan hệ khác trong xã hội từ đó hình thành bản chất, đặc điểm riêng biệt của con người. Tuy nhiên, dưới sự tác động đó, con người cũng phản kháng lại dưới hình thức thể hiện bằng hành vi của mình theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Nếu con người thể hiện hành vi theo hướng tích cực thì sẽ trở thành người có nhân thân tốt, tuân thủ pháp luật, có ích cho xã hội và góp phần tích cực xây dựng xã hội vững mạnh. Nhưng nếu như con người thể hiện hành vi tồi tệ, vô đạo đức, trái pháp luật thì sẽ trở thành người có nhân thân xấu. Trước khi tìm hiểu khái niệm nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (GDDS), cần làm rõ khái niệm “cho vay”, “giao dịch dân sự” và “tội cho vay lãi nặng trong GDDS”. Điều 463 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (LCTCTD) 2010, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS của con người mang đầy đủ các dấu hiệu đặc điểm của nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, nhân thân người phạm tội mang nghĩa rộng hơn bao hàm nội dung nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS. Từ các phân tích trên có thể rút ra khái niệm nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS của con nguời là: tổng hợp các dấu hiệu, đặc điểm và bản chất riêng của người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS, có sự tác động qua lại lẫn nhau và kết hợp với nhau trong các môi trường xung quanh, điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài dẫn đến hành vi phạm tội cho vay lãi nặng trong giao GDDS của người đó. 2572
  3. Xét về đặc điểm của nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS có những cái chung và những cái riêng so với nhân thân người phạm tội. Như vậy có bốn nhóm đặc điểm cơ bản bao gồm: nhóm đặc điểm sinh học; nhóm đặc điểm xã hội; nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý; nhóm đặc điểm pháp lý hình sự. Cụ thể như sau: Nhóm đặc điểm sinh học: Xét về giới tính, nghiên cứu đặc điểm về giới tính của người phạm tội để xác định vấn đề về tỷ lệ phạm tội của nam giới và nữ giới. Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ xã hội phát triển thì tỷ lệ nam giới phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS nhiều hơn so với nữ giới. Xét về lứa tuổi, mỗi một lứa tuổi khác nhau sẽ có mỗi hình thái khác nhau bao gồm: thể chất, tinh thần, kinh nghiệm, mối quan hệ,… mọi thứ sẽ được bộc lộ khác nhau theo từng lứa tuổi khác nhau. Theo thống kê từ 26 bản án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xét xử từ năm 2019 - 2021 do Tòa án nhân dân tối cao công bố tại trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án, cho thấy người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS đa số ở độ tuổi từ 30 tuổi đến 45 tuổi, vì ở độ tuổi này người phạm tội có đủ mối quan hệ, kinh nghiệm sống cũng như nguồn tài chính của bản thân. Nhóm đặc điểm xã hội: Thứ nhất, trình độ học vấn là yếu tố quan trọng của mỗi con người. Dựa vào trình độ học vấn có thể đánh giá mức độ hiểu biết, tiếp thu kiến thức của nhân loại cũng như các mối quan hệ trong xã hội. Thứ hai, nghiên cứu địa vị xã hội và nghề nghiệp cho biết nhóm người làm việc ở những ngành, lĩnh vực nào trong xã hội dễ thực hiện tội phạm và loại tội phạm họ thực hiện. Thứ ba, hoàn cảnh gia đình ở đây nói đến gia đình là nơi giáo dục tốt nhất cho mỗi con người chúng ta. Việc nghiên cứu này cho thấy được nguyên nhân của hành vi cho vay nặng lãi trong GDDS để từ đó phòng chóng tội phạm (PCTP) ngay từ góc độ gia đình. Thứ tư, nơi cư trú, dân tộc quốc tịch, tôn giáo cũng ảnh hưởng quan trọng đến nhân thân người phạm tội. Dựa vào đặc điểm dân tộc, người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS được chia thành 02 nhóm: người dân tộc Kinh, người dân tộc thiểu số; dựa vào đặc điểm quốc tịch, người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS được chia thành 03 nhóm: công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch; dựa vào đặc điểm tôn giáo, người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS được chia thành 04 nhóm: người không theo tôn giáo, người theo đạo Phật, người theo đạo Thiên chúa, và các tôn giáo khác. Nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý: ý thức đạo đức và ý thức pháp luật là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Có thể hiểu ý thức đạo đức là sự hiểu biết, thái độ,… được biểu hiện bằng các giá trị: tốt – xấu, khen – chê, cao thượng – thấp hèn,… Ý thức này dựa trên sự tuân thủ các quy chuẩn của xã hội. Được tiến triển theo hai hình thức: thuận quy luật của xã hội, theo các chuẩn mực của xã hội thì được xem là có ý thức đạo đức. Ngược lại, nếu như nghịch với các quy luật của xã hội thì là vô ý thức đạo đức. Nhu cầu, sở thích, thói quen cũng là nhân tố quyết định nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS. Đa phần những người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS thường có những nhu cầu, sở thích, thói quen không đúng chuẩn mực, lười biếng chỉ dựa trên tài sản của mình để hưởng lợi bất hợp pháp. Động cơ là sự thúc giục bên trong mang ý chí cá nhân để thực hiện hành vi phạm tội, còn mục đích là kết quả mà tội phạm mong muốn đạt được. Hay có thể hiểu đó là sự thể hiện về mặt tâm lý, ý thức tồn tại trong mỗi con người. 2573
  4. Nhóm đặc điểm pháp lý hình sự: hay nói cách khác là sự thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm và của nhân thân người phạm tội. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh, định khung và quyết định hình phạt. Người phạm tội lần đầu; người tái phạm, tái phạm nguy hiểm; người tổ chức, cầm đầu, mang tính chuyên nghiệp là các đặc điểm pháp lý hình sự trong nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS. Đối với mỗi ngành khoa học pháp lý khác nhau sẽ có các góc độ nghiên cứu nhân thân người phạm tội khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu khoa học này, tác giả xin đề cập đến những ý nghĩa chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS góp phần trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt được chính xác. Thứ hai, nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS góp phần xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cho vay lãi nặng. Thứ ba, nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS, để tìm ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS cũng như tình hình tội hiện nay. Thứ tư, nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS góp phần đề ra các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội về cho vay lãi nặng trong GDDS. Thứ năm, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS còn góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các ngành khoa học pháp lý khác nhau: khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học Điều tra hình sự. 2. NHỮNG NHÂN TỐ THUỘC VỀ BẢN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Khi xem xét nguyên nhân của tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS, có nhiều vấn đề cần xem xét. Có thể thấy rằng, nếu như việc phạm tội phụ thuộc vào bản chất của người phạm tội thì tại sao con người lại phạm tội ở những môi trường khác nhau, độ tuổi, môi trường giáo dục,... Ngược lại nếu như nói người phạm tội cho vay lãi nặng trông GDDS phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường thì tại sao người phạm tội sống trong cùng một môi trường, hoàn cảnh, điều kiện,… giống nhau nhưng lại có hành vi phạm tội, thái độ và cách xử sự khác nhau. Có thể nói, nhân tố chủ quan của người phạm tội là động cơ thúc đẩy cho hành vi phạm tội. Bản thân mỗi người khác nhau sẽ có những quan điểm, ý chí, hệ quy chiếu khác nhau hay lối sống riêng biệt. Như vậy, các yếu tố tiêu cực thuộc về bên trong của người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS được cụ thể thành các nội dung chính như sau: Sai lệch về đạo đức và nhân cách: Nhiều cá nhân, tổ chức cần nguồn tài chính để phát triển kinh tế, những người có cuộc sống dư dả lợi dụng cơ hội để cho vay với lãi suất cao mà không cần phải lao động để kiếm thu nhập. Họ có thể bất chấp tất cả để thực hiện hành vi cho vay lãi nặng mà không quan tâm đến hậu quả. Sai lệch về sở thích, thói quen: Khi họ có điều kiện về kinh tế, dẫn đến các sở thích hưởng thụ, ăn chơi,… và các thói quen tiêu cực như lười biếng lao động, bóc lột sức lao động, hưởng lợi trên sức lao động của người 2574
  5. khác,… Để thực hiện được các sở thích và thói quen đó họ sẽ thực hiện hành vi cho vay lãi nặng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Sai lệch về nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu: chính vì có những sở thích lệch lạc và thói quen xấu như phân tích ở trên nên người phạm tội sẽ có những nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu đó trái ngược với xã hội dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hơn thế nữa những nguyên nhân thuộc về bản thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS còn thể hiện ở yếu tố như sau: việc thực hiện tội phạm thành công tuy nhiên không bị phát hiện sẽ dẫn đến phát sinh ra tội phạm khác. Đây chính là nguyên nhân tâm lý cơ bản mà hầu hết các bị cáo đều có. Cuối cùng, đa số người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS thường có ý thức pháp luật kém, chống đối pháp luật, xem thường pháp luật. Chính vì như vậy mà sự nhận thức về mức độ nguy hiểm do hành vi mình gây ra rất kém và hầu như là không nhận thức được. Theo thống kê từ 26 bản án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xét xử từ năm 2019 - 2021 do Tòa án nhân dân tối cao công bố tại trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án, đa phần người phạm tội có trình độ học vấn thấp nên khả năng nhận thức pháp luật cũng như nhận thức cuộc sống kém. Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn của con người tác động lớn vào quá trình hình thành nhân cách và đạo đức con người, nó giúp con người tránh xa các sở thích lệch lạc, có kỹ năng chống lại những tệ nạn, tiêu cực trong cuộc sống để có cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, LOẠI BỎ DẦN NHỮNG NHÂN TỐ THUỘC VỀ BẢN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Sự hình thành nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng nói riêng do sự kết hợp giữa các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan mà hình thành. Tuy nhiên, nhân thân con người là các các yếu tố bên trong có sự tác động qua lại với yếu tố bên ngoài, nên không thể không kể đến các nhân tố thuộc về cá nhân của chủ thể phạm tội. Cụ thể ở đây là các thói quen, sở thích, nhu cầu và nhận thức pháp luật. Do vậy, để hình thành nhân cách tốt, con người cần tiếp xúc với các yếu tố tích cực trong xã hội và ngược lại. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để hạn chế, khắc phục các thói quen, sở thích xấu, và tăng cường giáo dục pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế về nhận thức pháp luật, cần các biện pháp như sau: Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn ra sức tuyên truyền, giáo dục cho mọi người biết tác hại của việc cho vay lãi nặng trong GDDS ảnh hưởng đến kinh tế của các chủ thể vay như thế nào, gây khó khăn cho người vay.Mở các phiên tòa xét xử công khai về tội cho vay lãi nặng trong GDDS để người dân hiểu rõ hơn từ đó hạn chế việc vay cũng như giáo dục mọi người về tính nguy hiểm của hành vi phạm tội này. Ngoài tính giáo dục cao còn mang tính răn đe cho các đối tượng đã và đang thực hiện thành vi phạm tội tuy nhiên chưa bị phát hiện. 2575
  6. Thứ hai, đối với những người đã chấp hành xong án phạt, các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm, thăm hỏi động viên, tạo điều kiện thuận lợi để có công việc ổn định. Tạo điều kiện như hướng nghiệp, học nghề cho các bị cáo có công việc làm ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Chỉ khi có được công việc ổn định họ mới nhận thấy giá trị sức lao động và trân quý thành quả đó. Thứ ba, gia đình và chính quyền địa phương cần phải thường xuyên nắm tình hình, hoạt động, diễn biến, tâm tư, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn của người chấp hành xong hình phạt tù để có biện pháp quản lý, giáo dục, cảm hóa, động viên giúp đỡ, nhắc nhở họ xóa bỏ mặc cảm, tích cực lao động, học tập. Thứ tư, cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù về cho vay lãi nặng trong GDDS nói riêng và tội phạm nói chung. Kêu gọi mỗi cá nhân và toàn xã hội xóa bỏ thái độ, hành vi định kiến, kì thị với người chấp hành xong hình phạt tù và quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, góp phần phòng ngừa, chống tái phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy, việc tăng cường tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong GDDS tác động trực tiếp đến sở thích, thói quen của người phạm tội nói chung và người phạm tội cho vay lãi nặng nói riêng. Góp phần giúp điều hướng những sở thích, thói quen theo hướng tiêu cực thành tích cực, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. 4. KẾT LUẬN Hiện nay, tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS vẫn còn diễn biến phức tạp và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Vấn nạn này có tác động xấu khôn lường gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi gia đình, tinh thần, vật chất đặc biệt đánh mạnh vào kinh tế của các nạn nhân. Tính đến hiện nay, vấn đề này vẫn còn là vấn nạn nhức nhối khó phát hiện trong đời sống thường ngày. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS là một trong những vấn đề quan trọng của xã hội ngày nay. Nhận thấy tầm quan trọng của việc PCTP cho vay lãi nặng trong GDDS là một trong những khía cạnh nhằm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế nói chung và kinh tế của nhân dân nói riêng. Từ đó có thể thấy nghiên cứu nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS cần được sự quan tâm đúng mực của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Đây là điều tất yếu và hết sức quan trọng trong việc PCTP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. 2. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017. 3. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB công an nhân dân, Hà Nội, tr. 147. 2576
  7. 4. C. Mác – Ph.Anghen, Toàn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr. 19. 5. Trịnh Tiến Việt (2003), Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần cân nhắc khi quyết định hình phạt, Tạp chí kiểm sát, số 1/2003, tr. 147. 6. Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân. 7. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. 2577
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0