3. Điểm báo<br />
<br />
MỘT TRƯỜNG HỢP DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH - MẠCH<br />
GIẢ DẠNG DÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH - XOANG HANG<br />
Gregory ME, Berry-Brincat E, Ghosh YK, Syed RN, Diaz PL, Jordan TL. 2005.<br />
American Journal of Ophthalmology. Vol 140 (3). Pages 548- 550.<br />
Người dịch TRẦN ÁNH DƯƠNG<br />
Bệnh viện Việt Nam- Cuba, Đồng Hới, Quảng Bình<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Mô tả một trường hợp dị dạng động - tĩnh mạch vùng chẩm với biểu<br />
hiện lâm sàng một bên dễ nhầm lẫn với trường hợp dò động mạch cảnh - xoang hang.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Thông báo một trường hợp bệnh có can thiệp.<br />
Phương pháp: mô tả - can thiệp<br />
Bệnh nhân nam 67 tuổi huyết áp bình thường biểu hiện mắt phải giảm thị lực,<br />
đau, lồi mắt. Thị lực MP 6/36, MT 6/5. Khám MP thấy xung huyết ổ mắt với động mạch<br />
hoá tĩnh mạch thượng củng mạc, nhãn áp 44 mHg và không điều chỉnh với thuốc.<br />
Kết quả: Chụp cắt lớp vi tính và chụp động mạch não (AG) phát hiện dị dạng<br />
động tĩnh mạch chẩm chảy vào trong xoang bướm phải sau đó chảy đến tĩnh mạch mắt<br />
phải (nối tắt không qua xoang tĩnh mạch hang). Tiến hành mổ cắt bỏ khối động tĩnh<br />
mạch dị dạng kết quả: thị lực phục hồi, hết lồi mắt, nhãn áp trở về bình thường.<br />
Kết luận: Chẩn đoán nhanh, sớm và can thiệp ngay đưa lại kết quả phục hồi thị<br />
lực nhanh.<br />
<br />
Thị lực (đã được chỉnh kính): MP<br />
6/36, MT 6/5.<br />
Nhãn áp: MP 44mmHg, MT<br />
20mmHg.<br />
Khám mắt phải: phù mi mắt, lồi<br />
mắt 7mm không có nhịp đập, tổn thương<br />
<br />
Thông báo trường hợp bệnh<br />
Bệnh nhân nam 67 tuổi huyết áp<br />
bình thường biểu hiện mắt phải giảm thị<br />
lực đột ngột kèm theo đau dữ dội và lồi<br />
mắt. Không có tiền sử chấn thương, xuất<br />
hiện đỏ mắt hai năm nay.<br />
<br />
91<br />
<br />
đường hướng tâm (đồng tử phản xạ ánh<br />
sáng âm tính, phản xạ ánh sáng liên ứng<br />
dương tính), giảm thị lực màu, liệt vận<br />
nhãn hoàn toàn.<br />
<br />
Khám sinh hiển vi phát hiện: phù<br />
kết mạc, động mạch hoá tĩnh mạch<br />
thượng củng mạc, phù giác mạc, giãn<br />
mạch máu mống mắt, đồng tử giãn nhẹ.<br />
Ảnh 1 (trước mổ): phù kết mạc, lồi<br />
mắt, giãn nhẹ đồng tử.<br />
<br />
Ảnh 2 (sau mổ): động mạch hoá<br />
tĩnh mạch thượng củng mạc, giảm<br />
phù kết mạc và lồi mắt.<br />
Soi đáy mắt: giãn mạch máu võng<br />
mạc, phù võng mạc, tỷ số C/D = 0.6,<br />
(mắt trái tỷ số C/D = 0.2)<br />
Soi góc tiền phòng: góc mở 360 0,<br />
giai đoạn 3 của Schaffer, không có tân<br />
mạch mống mắt và góc tiền phòng.<br />
Khám mắt trái: bình thường.<br />
<br />
Không có tiếng thổi ở nhãn cầu và<br />
vùng đầu.<br />
Chụp cắt lớp vi tính và chụp mạch<br />
xoá nền não - hốc mắt: dị dạng động tĩnh chẩm và giãn rõ rệt tĩnh mạch mắt<br />
phải<br />
(hình<br />
2).<br />
<br />
Ảnh 3-4 cho biết dị<br />
dạng động - tĩnh<br />
mạch thuỳ chẩm<br />
phải.<br />
<br />
Ảnh 5-6 dưới cho<br />
thấy giãn tĩnh mạch<br />
mắt trên.<br />
<br />
92<br />
<br />
Chụp động mạch não: dị dạng<br />
động- tĩnh mạch chẩm (phần lớn được<br />
cung cấp bởi động mạch não sau phải và<br />
nhánh sau của động mạch màng não<br />
<br />
giữa). Dòng chảy phần lớn đi qua tĩnh<br />
mạch bề mặt vỏ não đi vào trong thành<br />
xoang bướm phải sau đó vào tĩnh mạch<br />
mắt (không qua xoang tĩnh mạch hang).<br />
Ảnh 7: Chụp động<br />
mạch não. 1: dị dạng<br />
động- tĩnh mạch<br />
chẩm 2: dòng chảy<br />
tĩnh mạch võ não, 3:<br />
thành bên xoang<br />
bướm, 4 và 5: giản<br />
tĩnh mạch mắt trên<br />
và tĩnh mạch mắt<br />
dưới. Đường mầu<br />
trắng là vị trí hố yên<br />
<br />
Dị dạng động mạch được phân loại<br />
theo nguồn máu mà chúng cung cấp:<br />
màng cứng được cung cấp bởi nhánh của<br />
động mạch màng não, màng mềm được<br />
cung cấp bởi các động mạch não và tiểu<br />
não, màng cứng - mềm được cung cấp<br />
bởi hai nguồn trên. Trong trường hợp<br />
này là điển hình của dị dạng mạch máu<br />
màng cứng - mềm.<br />
Biểu hiện tổn thương thần kinh nhãn khoa trong dị dạng mạch máu não<br />
bao gồm chèn ép vào đường thị giác gây<br />
tổn hại thị trường, liệt vận nhãn và các<br />
dấu hiệu tăng áp lực sọ não.<br />
Dòng chảy hốc mắt từ dị dạng<br />
động mạch não rất hiếm. Dòng chảy của<br />
tĩnh mạch đảo theo chiều ngược lại qua<br />
võ não đến các màng cứng đến thành bên<br />
xoang bướm và xoang tĩnh mạch hang<br />
<br />
Điều trị:<br />
Truyền tĩnh mạch Acetazolamid,<br />
Manitol và tra mắt thuốc hạ nhãn áp<br />
nhưng nhãn áp không điều chĩnh.<br />
Gây tắc khối mạch dị dạng trong<br />
vòng 24 giờ biểu hiện: cải thiện được<br />
tình trạng vận nhãn, giảm lồi mắt 3mm<br />
và nhãn áp hạ xuống 21mmHg. Phẫu<br />
thuật cắt bỏ khối mạch di dạng được thực<br />
hiện vào ngày sau.<br />
Khám lại sau 1 tháng thấy thị lực<br />
mắt phải 6/6, nhãn áp 14mmHg đồng tử<br />
giãn nhẹ và cố định, vận nhãn bình<br />
thường lồi mắt còn 3mm, hết tình trạng<br />
động mạch hoá mạch máu thượng củng<br />
mạc. Làm thị trường tự động phát hiện<br />
bán manh đồng danh bên trái không có<br />
tổn thương hoàng điểm.<br />
<br />
93<br />
<br />
sau đó vào hệ thống tĩnh mạch hốc mắt.<br />
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường<br />
hợp dị dạng mạch máu não đều dẫn đến<br />
tình trạng trên. Trong một vài trường hợp<br />
có xung huyết hốc mắt nhưng không có<br />
lồi mắt, tăng nhãn áp và động mạch hoá<br />
mạch máu thượng củng mạc. Ngoài ra,<br />
tiếng thổi và lồi mắt theo nhịp đập<br />
thường gặp trong dò động mạch cảnh xoang hang. Một vài trường hợp dị dạng<br />
<br />
mạch máu màng cứng nghe được tiếng<br />
thổi vùng đầu gần nơi tổn thương.<br />
Dấu hiệu lâm sàng sớm của dị dạng<br />
mạch máu nội sọ thường khó phát hiện<br />
và thường điều trị theo hướng viêm nhãn<br />
cầu không đặc hiệu dẫn đến chẩn đoán<br />
muộn và điều trị muộn. Tuy nhiên, dù<br />
muộn nhưng khi phát hiện và điều trị<br />
ngay thì thị lực có thể phục hồi.<br />
<br />
94<br />
<br />