MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC THIẾT KẾ <br />
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ<br />
Trần Ngọc Anh Bộ môn Kỹ thuật ô tô<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay nhằm <br />
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Rất nhiều nghiên cứu gần <br />
đây cho thấy sinh viên Việt Nam nói chung hiện nay đang yếu ở các nhóm; kỹ năng thuyết trình, kỹ <br />
năng làm việc theo dự án, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng viết báo cáo tham luận, kỹ năng vận <br />
dụng vào thực tế nhưng lại mạnh hơn ở các nhóm: phân tích và giải thích, giải quyết vấn đề, nghe <br />
ghi và hiểu bài giảng. Với sự phất triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với đòi <br />
hỏi ngày càng cao của xã hội về khả năng của người kỹ sư sau khi ra trường thì một trong những <br />
biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong <br />
việc tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học; <br />
giảng viên phải đổi mới áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, đổi mới cách chuẩn bị và sử <br />
dụng bài giảng...<br />
Để đổi mới được thì mọi hoạt động của trường đại học phải có những thay đổi nhiều mặt <br />
trong đó có hoạt động chuẩn bị giáo án, bài giảng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến <br />
việc xây dựng và ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy và học tại Bộ môn Kỹ thuật ô tô – Khoa Cơ <br />
khí<br />
II. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN<br />
1. Giáo án điện tử và bài giảng điện tử<br />
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động <br />
dạy học đều được chương trình hoá do giảng viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do <br />
máy vi tính tạo ra. <br />
Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà sinh viên ghi vào tập <br />
mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và <br />
tiếp thu kiến thức của sinh viên. Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng <br />
đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.<br />
Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương <br />
tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các <br />
dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và <br />
phim video (video clip).<br />
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giảng viên <br />
trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc <br />
chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt <br />
động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy <br />
bài giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của <br />
giáo án.<br />
Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, tăng cường đối thoại, <br />
thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích <br />
1<br />
khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập <br />
trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.<br />
<br />
2. Cấu trúc một bài giảng điện tử<br />
Cấu trúc cơ bản của một bài giảng điện tử được thể hiện qua sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG 1<br />
<br />
<br />
LÝ THUYẾT<br />
<br />
<br />
MINH HỌA<br />
NỘI DUNG 2<br />
BÀI TẬP<br />
LÝ THUYẾT<br />
<br />
<br />
MINH HỌA<br />
NỘI DUNG n<br />
BÀI TẬP<br />
ÔN TẬP – KIỂM TRA<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT – GHI NHỚ<br />
<br />
<br />
3. Quy trình thiết kế bài giảng<br />
Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:<br />
Xác định mục tiêu bài học<br />
Trong phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ rõ khi học <br />
xong bài, sinh viên đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu <br />
giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo trình, kết hợp <br />
với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của <br />
mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính <br />
là mục tiêu của bài.<br />
Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm<br />
Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình môn học. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì <br />
giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, <br />
sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến <br />
thức cơ bản. <br />
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc <br />
của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng <br />
tâm, trọng điểm của bài. <br />
Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức<br />
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài <br />
giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ <br />
một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:<br />
+ Dữ liệu hoá thông tin kiến thức<br />
+ Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm <br />
thanh...<br />
+ Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư <br />
liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây <br />
dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên <br />
dụng như Macromedia Flash...<br />
+ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.<br />
+ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các <br />
đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm <br />
mỹ và ý đồ sư phạm.<br />
Xây dựng thư viện tư liệu<br />
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ <br />
chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều <br />
kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm <br />
thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.<br />
Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông <br />
qua các hoạt động cụ thể<br />
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm <br />
trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.<br />
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. <br />
Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau <br />
đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi <br />
trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...<br />
Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản sau:<br />
+ Microsoft PowerPoint<br />
+ Macromedia Flash<br />
+ Frontpage<br />
+ LectureMaker<br />
+….<br />
Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.<br />
3<br />
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt<br />
4. Thiết kế nội dung bài giảng<br />
a Phần lý thuyết<br />
Phần lý thuyết cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên <br />
dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử <br />
dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu <br />
trả lời... <br />
Phần lý thuyết trình bày phải đảm bảo:<br />
Đầy đủ: nội dung bài học hay môn học phải được thể hiện đầy đủ trên bài giảng<br />
Tính chính xác: Về thông tin lý thuyết đưa vào bài giảng phải thể hiện được tính chắt lọc <br />
khái quát nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao, tránh gây nghi ngờ hay hiểu sai ý cho người học<br />
Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để sinh viên thấy ngay được cấu trúc logic của những <br />
nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho <br />
các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.<br />
Phần lý thuyết trình bày phải thể hiện được tính trực quan, sinh động, không quá lạm dụng <br />
nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng. Việc sử dụng hiệu ứng hợp lý làm nổi bật các nội <br />
dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua <br />
việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của sinh viên. Cái <br />
quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một <br />
cách hiệu quả sự tương tác thầytrò, tròtrò.<br />
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài <br />
giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả <br />
năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy <br />
xuất kịp thời, sinh viên dễ tiếp thu <br />
Trong phần mềm Powerpoint 2003 ta thường sử dụng các hiệu ứng sau:<br />
Hiệu ứng chuyến trang Slide Transition<br />
Hiệu ứng chạy chữ Slide Design – Animation Schemes<br />
Hiệu ứng hoạt hình Custuom Animation<br />
b Phần minh họa<br />
Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan sinh động của bài <br />
giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các laọi sau:<br />
Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới thiệu hay các âm thanh <br />
đạc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài <br />
giảng để sử dụng<br />
Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nôi dung bài học<br />
Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động cảu nội dung bài học. <br />
Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy<br />
Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này thường được đóng <br />
gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên kết giữa các phần, các nội dung minh <br />
họa.<br />
<br />
<br />
4<br />
Trong phần mềm PowerPoint 2003 ta thường sử dụng hiệu ứng Custuom Animation để điều <br />
khiển phim. Ta có thể đưa vào PowerPoint một file ảnh (Insert Pictures) một file âm thanh (Insert <br />
Sounds), một file phim .avi (Insert Movies) hoặc một file phim .swf (Control Toolbox/ Shocwave Flash <br />
Ofject)<br />
c Phần bài tập<br />
Phần bài tập trong bài giảng điện tử là câu hỏi kiểm tra bài học và bài tập trắc nghiệm hay <br />
hướng dẫn thực hành<br />
Đối với bài tập là câu hỏi thì việc chuẩn bị câu hỏi phải đáp ứng:<br />
Là câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới<br />
Là câu hỏi tổng kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học<br />
Là câu hỏi chuyển tiếp hay liên kết giữa các phần, gữa chủ đề này với chủ đề khác<br />
Để tăng tính tương tác và sinh động, trong phần bài giảng ta nên sử dụng các bài tập trắc <br />
nghiệm khách quan. Các bài tập trắc nghiệm này thường chú trọng đến việc tổng kết, đánh giá lại <br />
nội dung bài học hay môn học<br />
Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người học. Trong quá trình <br />
thực hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải thể hiện sự cổ vũ, khích lệ người học, đối <br />
với câu trả lời sai phải thông báo lỗi, gợi ý tìm chỗ sai và đưa ra gợi ý để sinh viên tìm câu trả lời, <br />
cuối cùng đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh.<br />
Trong phần mềm Powerpoint 2003 ta thường sử dụng ứng dụng VBA để xây dựng các câu <br />
hỏi trắc nghiệm và chấm điểm<br />
5. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử<br />
Một bài giảng điện tử hay phải đảm bảo được các tiêu chí sau:<br />
Tiêu chí về mặt khoa học: đây là tiêu chí quan trọng nó thể hiện tính chính xác, khoa học của <br />
nội dung bài giảng. Nội dung phù hợp với chương trình, phù hợp với trình độ, kiển thức và kỹ năng <br />
sinh viên. Bài giảng phải thể hiện được mục tiêu dạy và học<br />
Tiêu chí về lý luận dạy học: bài giảng phải thể hiện được đầy đủ các giai đoạn của quá <br />
trình dạy học: đặt vấn đề hình thành tri thức mới – luyện tập – tổng kết – hệ thống hóa tri thức – <br />
kiểm tra đánh giá kiến thức.<br />
Các tiêu chí về mặt sư phạm: bài giảng phải thể hiện được tính ưu việt về mặt tổ chức dạy <br />
học, phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên. Tiêu chí <br />
này đảm bảo cho sinh viên có thể đào sâu khai thác kiến thức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Ngoài ra <br />
việc xây dựng phần luyện tập sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và áp dụng vào thực <br />
tiễn.<br />
Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: tính hợp lý, ổn định, dẽ sử dụng, khả năng thích ứng cao với <br />
các loại máy tính khác nhau.<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác <br />
động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu <br />
muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện <br />
đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách <br />
phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh <br />
5<br />
mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào <br />
tạo.<br />
Ngoài ra chúng ta cần có sự quan tâm đúng mực của khoa và trường để có thể áp dụng sâu <br />
rộng phương pháp dạy học mới khai thác và sử dụng hợp lý bài giảng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />