Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
MỘT VÀI NHẬN XÉT BAN ĐẦU TRONG VIỆC THEO DÕI ĐỘ SÂU GÂY<br />
MÊ TRONG PHẪU THUẬT TIM HỞ VỚI BIS SPECTRAL<br />
Nguyễn Thị Quý*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người BS GM và có thể dẫn đến các rối<br />
loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho BN, vì vậy bằng mọi giá nên tránh. Một trong các mục tiêu của GM<br />
hiện đại là bảo đảm độ sâu GM đủ để phòng ngừa tình trạng thức tỉnh trong lúc mổ. Mục tiêu nghiên cứu của<br />
chúng tôi là đưa ra một số ghi nhận ban đầu về các thông số được cung cấp bởi monitoring Bispectral trong việc<br />
theo dõi độ sâu GM trong quá trình mổ tim.<br />
Phương pháp và kết quả: NC bao gồm 106 BN mổ tim, 43 nam và 63 nữ, được chia làm 2 nhóm: 58 BN<br />
có theo dõi BIS và 48 BN không theo dõi BIS. Tuổi trung bình là 45,70 ± 13,38 năm; trọng lượng trung bình là<br />
52,17 ± 9,29 kg; thời gian mổ trung bình là 243,17 ± 68,58 phút; thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là<br />
90,06 ± 36,68 phút. Điều chỉnh nồng độ sevoflurane và nồng độ đích propofol để duy trì BIS trong khoảng 40 –<br />
60. Chúng tôi ghi nhận liều lượng sevoflurane và propofol qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình mổ tim<br />
cũng như ảnh hưởng của THNCT trên sự thay đổi các trị số của BIS.<br />
Kết luận: Kết hợp sử dụng BIS với theo dõi nồng độ khí sevoflurane và nồng độ đích propofol là một hướng<br />
dẫn rất tốt để điều chỉnh đúng mức độ sâu GM cũng như xử trí các thay đổi huyết động trong quá trình mổ tim<br />
hở. Giá trị của BIS không thay đổi với hạ thân nhiệt trung bình (28 – 32◦C).<br />
Từ khoá: Bispectral, độ sâu gây mê, mổ tim<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME PRIMARY REMARKS ON THE USE OF BISPECTRAL IN MONITORING THE DEPTH OF<br />
ANESTHESIA IN CARDIAC SURGERY<br />
Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 28 - 36<br />
Intraoperative awareness is a major medico-legal liability to the anesthesiologists and can lead to<br />
postoperative psychosomatic dysfunction in the patient, and therefore should be avoid at all cost. One of the<br />
objectives of moderm anesthesia is to ensure adequate depth of anesthesia to prevent awareness. Our purpose is to<br />
present some primary remarks from the data analysis was provided by Bispectral in monitoring the depth of<br />
anesthesia in cardiac surgery.<br />
Methode and Results: In this study including 106 cardiac surgery’s patient undergoing general<br />
anesthesia, 43 men and 63 women, were divided into 2 groups: 58 patients was monitoring by Bispectral and 48<br />
patients was not monitoring with BIS. The mean of age is 45.70 ± 13.38 years; the mean of weight is 52.17 ± 9.29<br />
kg. The mean of operation time is 243.17 ± 68.58 minutes; the mean of CPB time is 90.06 ± 36.68 minutes. We<br />
adjusted the fraction expiration of sevoflurane (Fsevo Exp) and target concentration of propofol (TCI) for maintain<br />
the numeric value of Bis in the range between 40 – 60 during operation. We record the variation of the doses of<br />
sevoflurane and propofol in different period during open heart surgery and also the influences of the<br />
cardiopulmonary bypass on the change of the numeral value of Bis.<br />
Conclusion: The association of BIS monitoring with the fraction expiration of sevoflurane or target<br />
contracentration of propofol during operation is good guide for logical adjustment of the depth of anesthesia and<br />
<br />
<br />
Viện Tim TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS BS Nguyễn Thị Quý, ĐT: 0913674254, Email: drngtquy@yahoo.com<br />
<br />
28<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
the change of hemodynamic during open heart surgery. The numeral value of Bis is not change with the moderate<br />
hypothermia (28 – 32◦C).<br />
Key word: Bispectral, depth of anesthesia, cardiac surgery<br />
như ECG, Sp02, HA không xâm lấn, điện cực<br />
MỞ ĐẦU<br />
monitoring BIS.<br />
Như đã biết tần suất thức tỉnh trong lúc GM<br />
Monitor Bispectral ra đời vào năm 1990 bởi<br />
với hiện tượng nhớ lại các sự kiện (recall) trong<br />
PME Mỹ (Aspect medical) và đưa vào thị trường<br />
lúc mổ khoảng 0,2 -3%(10), nhưng nó có thể > 40%<br />
châu Âu năm 1996. Bắt đầu có mặt ở thị trường<br />
ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như đa chấn<br />
Việt Nam từ năm 2011, là một kỹ thuật<br />
thương, mổ bắt con trong sản khoa, mổ tim với<br />
monitoring không xâm lấn, căn bản là kết quả<br />
huyết động không ổn định(1). Tình trạng thức<br />
của việc xử lý các sóng điện não (EEG) của thuỳ<br />
tỉnh trong lúc mổ còn là một trách nhiệm pháp<br />
trán bằng thuật toán học và thống kê phức tạp<br />
lý y khoa cho người BS GM và có thể dẫn đến<br />
(chi tiết của sự tính toán là sáng chế của hãng)<br />
các rối loạn thần kinh tâm thần cho người bệnh<br />
được biểu diễn dưới dạng chữ số (từ 0 – 100) cho<br />
ở giai đoạn sau mổ và do đó bằng mọi giá phải<br />
phép đánh giá sự thức tỉnh hoặc ngủ của BN. Ít<br />
tránh xảy ra.<br />
nhất phải 15 giây để tính toán được trị số BIS.<br />
Mặc dù rất nhiều tiến bộ đáng kể trong thực<br />
Thời gian để hiển thị trị số này trên màn hình<br />
hành GM hiện đại, nhưng việc đánh giá độ sâu<br />
khoảng 30 giây. Trị số BIS = 100 (người thức<br />
GM hãy còn dựa vào kinh nghiệm lâm sàng chủ<br />
tỉnh, sóng EEG không đồng bộ và không có<br />
yếu dựa trên các phản ứng của hệ thống thần<br />
đoạn phẳng) đến 0 (ngủ rất sâu, sóng EEG<br />
kinh bản thể (cử động) và tự động (nhịp tim<br />
phẳng, hoàn toàn đồng bộ). Phân tích trị số này<br />
nhanh, cao HA) khi kích thích đau. Từ nhiều<br />
kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng thường quan<br />
năm qua đã có nhiều phương tiện cho phép theo<br />
sát được (mất tri thức, thay đổi các giá trị huyết<br />
dõi độ sâu GM như điện cơ vùng trán, điện não<br />
động như HA, nhịp tim) và kỹ thuật cho thuốc<br />
đồ (EEG), entropie spectral, Narcotrend.. và gần<br />
mê TCI (nồng độ propofol) hoặc đo nồng độ khí<br />
đây nhất là BIS spectral. Mục đích của phương<br />
mê cuối kỳ thở ra cho phép thực hiện việc cho<br />
tiện theo dõi này nhằm sử dụng đúng mức liều<br />
thuốc mê hợp lý nhất. Giá trị BIS ở người không<br />
lượng thuốc ngủ để hạn chế các tác dụng không<br />
tiền mê thức tỉnh thay đổi giữa 91 – 100. Tiền mê<br />
mong muốn do GM không đủ liều hoặc quá<br />
với benzodiazépine làm BIS giảm nhẹ. BIS giảm<br />
liều, quan trọng nhất là nguy cơ thức tỉnh cũng<br />
một cách tuyến tính khi nồng độ thuốc mê tăng,<br />
như nhớ các sự kiện trong quá trình mổ.<br />
cho phép xác định BIS 130% HA căn bản, tăng liều thuốc sufentanil<br />
và thuốc mê (Sevoflurane hoặc propofol) trước<br />
nếu HA không giảm cho thêm thuốc dãn mạch<br />
(loxen). Nếu HATB giảm < 70% HA căn bản thì<br />
giảm liều Sevoflurane hoặc propofol trước, nếu<br />
HA vẫn không cải thiện thì tăng bù dịch hoặc<br />
dùng thuốc co mạch Ephédrine để nâng HA lên.<br />
Bảng 1: Thang điểm PRST đánh giá độ sâu GM dựa<br />
trên các dấu hiệu lâm sàng HA, nhịp tim, đổ mồ hôi,<br />
chảy nước mắt của Evan<br />
Thông số<br />
HA tâm thu<br />
(mmHg)<br />
Tần số tim<br />
(lần/phút)<br />
Mồ hôi<br />
<br />
Nước mắt<br />
<br />
Giá trị<br />
< giá trị căn bản + 15<br />
< giá trị căn bản + 30<br />
> giá trị căn bản + 30<br />
< giá trị căn bản + 15<br />
< giá trị căn bản + 30<br />
> giá trị căn bản +30<br />
Không có<br />
Xờ thấy ẩm ướt<br />
Chảy thành giọt<br />
Mắt ướt bình thường<br />
Ướt nhiều<br />
Chảy nước mắt, mí mắt nhắm<br />
<br />
Điểm<br />
0<br />
1<br />
2<br />
0<br />
1<br />
2<br />
0<br />
1<br />
2<br />
0<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thay đổi liều lượng thuốc mê (nồng độ đích<br />
của Propofol hoặc phân suất cuối thời thở ra của<br />
Sevoflurane: Fsevo Expired) để duy trì BIS trong<br />
khoảng 40 – 60 và xử trí các thay đổi huyết động<br />
<br />
30<br />
<br />
trong lúc mổ theo phác đồ của Gurman cải biên<br />
đối với nhóm bệnh nhân có BIS<br />
Bảng 2: Sơ đồ để đạt được độ mê đủ dựa vào đáp ứng<br />
của HA trung bình và BIS.<br />
HATB>130% 70% 1 phút<br />
<br />
thuốc mê<br />
<br />
40 1 phút<br />
BIS 1 phút<br />
<br />
thuốc mê<br />
<br />
GM đủ<br />
<br />
thuốc mê<br />
<br />
Bù dịch <br />
ephedrine trước<br />
thuốc mê<br />
Bù dịch <br />
ephedrine<br />
thuốc mê<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu là thống kê mô tả<br />
dựa trên phần mềm SPSS 10. Các trị số được<br />
diển tả bởi trị số trung bình độ lệch chuẩn.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Nhóm nghiên cứu gồm 106 BN, 43 nam<br />
(40,6%) và 63 nữ (59,4%). Các loại PT bao gồm:<br />
12 TH phẫu thuật bắc cầu mạch vành (11,3%), 79<br />
TH PT van tim (79,5%), 15 TH PT tim bẩm sinh<br />
người lớn (14,2%). Với 58 TH có theo dõi BIS<br />
(54,7%) và 48 TH không theo dõi BIS (45,3%) 58<br />
TH duy trì mê hô hấp sevoflurane (54,7%) và 48<br />
TH duy trì mê bằng propofol TCI (45,3%). Tuổi<br />
trung bình: 45,70 ± 13,38 năm; trọng lượng trung<br />
bình: 52,17 ± 9,29 kg; chiều cao trung bình:<br />
157,82 ± 6,59 cm.<br />
Bảng 3: Đặc điểm BN<br />
Bệnh nhân<br />
Nam/nữ<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
Trọng lượng (kg)<br />
Chiều cao (cm)<br />
Nhóm BIS/ không BIS<br />
<br />
Trung bình ± ĐLC<br />
43/63<br />
45,70 ± 13,38<br />
52,17 ± 9,29<br />
157,82 ± 6,59<br />
58/48<br />
<br />
Bảng 4: Đặc điểm trong mổ<br />
Đặc điểm trong mổ<br />
Thời gian GM (phút)<br />
Thời gian THNCT (phút)<br />
Thời gian rút NKQ sau mổ (giờ)<br />
<br />
Trung bình ± ĐLC<br />
243,17 ± 68,58<br />
90,60 ± 36,68<br />
<br />
11,5 8,00<br />
Tỷ lệ sử dụng thuốc vận mạch (TH):<br />
Co mạch: Nhóm BIS/không BIS 27 TH (56,3%)/ 17 TH<br />
(29,3%)<br />
Dãn mạch: Nhóm BIS/không BIS 22 TH (45,8%)/ 18 TH<br />
(31%)<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Bảng 5: Nồng độ propofol TCI (g/ml) và BIS qua<br />
các giai đoạn phẫu thuật<br />
Các GĐ phẫu<br />
thuật<br />
Khi BN đến PM<br />
Mất tri giác<br />
Trước đặt NKQ<br />
Sau đặt NKQ<br />
Trước rạch da<br />
Sau rạch da<br />
Trước cưa x. ức<br />
Sau cưa x. ức<br />
THNCT<br />
Sau khi ngưng<br />
THNCT<br />
Đóng chỉ thép<br />
Cuối cuộc mổ<br />
<br />
Có BIS<br />
Cp<br />
Ce<br />
<br />
BIS<br />
<br />
Không BIS<br />
Cp<br />
Ce<br />
<br />
2,37<br />
2,6<br />
2,5<br />
1,38<br />
1,93<br />
2<br />
2,43<br />
2,35<br />
1,35<br />
<br />
2,95<br />
2,48<br />
2,5<br />
1,3<br />
2,35<br />
2,6<br />
2,6<br />
2,32<br />
1,39<br />
<br />
97<br />
71<br />
57<br />
46<br />
44<br />
43<br />
48<br />
45<br />
40<br />
44<br />
<br />
1,9<br />
2,1<br />
2,1<br />
1,45<br />
2<br />
2,4<br />
2,48<br />
2,58<br />
2,83<br />
<br />
2,38<br />
2,22<br />
2,1<br />
1,39<br />
2,2<br />
2,6<br />
2,5<br />
2,63<br />
2,9<br />
<br />
1,6<br />
1,6<br />
<br />
1,6<br />
1,6<br />
<br />
42<br />
43<br />
<br />
2,2<br />
2,29<br />
<br />
2,2<br />
2,3<br />
<br />
Cp: nồng độ thuốc trong huyết tương; Ce: nồng độ thuốc<br />
tại não<br />
<br />
Bảng 6: Nồng độ Sevoflurane cuối ký thở ra và BIS<br />
Các GĐ phẫu<br />
thuật<br />
Khi BN đến PM<br />
Mất tri giác<br />
Trước đặt NKQ<br />
Sau đặt NKQ<br />
Trước rạch da<br />
Sau rạch da<br />
Trước cưa x. ức<br />
Sau cưa x. ức<br />
THNCT<br />
Sau khi ngưng<br />
THNCT<br />
Đóng chỉ thép<br />
Cuối cuộc mổ<br />
<br />
Có BIS<br />
F sevo Fsevo<br />
Ins<br />
Exp<br />
<br />
BIS<br />
<br />
1,14<br />
1,25<br />
1,42<br />
1,30<br />
0,93<br />
1,05<br />
<br />
1,14<br />
1,25<br />
2,1<br />
1,3<br />
0,9<br />
1,0<br />
<br />
93<br />
58<br />
46<br />
44<br />
45<br />
42<br />
41<br />
41<br />
41<br />
44<br />
<br />
1,00<br />
1,00<br />
<br />
1,00<br />
1,00<br />
<br />
42<br />
43<br />
<br />
Không BIS<br />
Fsevo Fsevo<br />
Ins<br />
Exp<br />
<br />
1,47<br />
1,72<br />
1,78<br />
1,75<br />
1,25<br />
1,34<br />
<br />
1,37<br />
1,60<br />
1,62<br />
1,59<br />
1,25<br />
1,25<br />
<br />
1,20<br />
1,13<br />
<br />
1,15<br />
1,09<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong suốt thế kỷ XX, với sự phát triển<br />
mạnh mẽ những tiến bộ khoa học ứng dụng<br />
trong y khoa dẫn đến sự ra đời của nhiều thiết<br />
bị y khoa hiện đại trong thực hành lâm sàng<br />
giúp cho chất lượng gây mê và phẫu thuật ngày<br />
càng hoàn hảo và an toàn hơn. Trong lịch sử<br />
phát triển GM, một BS GM người Mỹ, Guedel là<br />
người đầu tiên đã đưa ra những đánh giá chính<br />
xác độ sâu GM qua 4 giai đoạn bởi quan sát các<br />
dấu hiệu lâm sàng khi dẫn mê với ether trong<br />
chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hướng dẫn<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
này dựa trên các thay đổi của thông khí, tuần<br />
hoàn, các các dấu hiệu của hệ thần kinh thực<br />
vật, cử động của mắt và kích thước đồng tử. Tuy<br />
nhiên các dấu hiệu lâm sàng này đã trở nên lỗi<br />
thời khi bắt đầu sử dụng với các thuốc dãn cơ,<br />
rồi đến GM cân bằng.<br />
Sự đáp ứng với thuốc mê thì khác nhau ở<br />
mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào tuổi, phái tính, cơ địa<br />
và loại phẫu thuật... Vì vậy liều lượng thuốc mê<br />
cần phải thay đổi thích hợp cho từng bệnh nhân.<br />
Với cùng một liều lượng nhưng có thể là quá<br />
liều cho BN này hoặc không đủ liều đối với BN<br />
khác. Liều lượng thuốc mê cho một bệnh nhân<br />
trẻ, khoẻ mạnh (ASA I –II) thì hoàn toàn khác<br />
với liều lượng thuốc mê cho một bệnh nhân cơ<br />
địa già yếu, suy kiệt, có các bệnh lý đi kèm như<br />
suy tim, suy thận nặng… (ASA III – IV). Liều<br />
lượng thuốc ngủ cần thiết để đạt được các tác<br />
dụng mong muốn đầu tiên chỉ dựa vào liều lý<br />
thuyết, kết quả từ các nghiên cứu dược lực học<br />
như MAC, ED50…, đến các dấu hiệu lâm sàng<br />
liên quan đến tác dụng. Tất cả những yếu tố này<br />
cho thấy rằng có nguy cơ xảy ra tình trạng quá<br />
liều hoặc không đủ liều thuốc mê trong quá<br />
trình GM –PT. Điều này đã thúc đẩy các nhà<br />
nghiên cứu tìm kiến các phương tiện đánh giá<br />
độ sâu GM một cách khách quan hơn qua phân<br />
tích sự thay đổi của điện não gây ra bởi thuốc<br />
ngủ. Đó chính là mục đích của monitoring độ<br />
sâu GM. Từ năm 2006, Hiệp hội GM Hoa Kỳ<br />
(ASA) đã đưa ra khuyến cáo sử dụng<br />
monitoring theo dõi độ sâu GM bởi phân tích<br />
điện não đồ võ não, và cũng từ một phân tích<br />
gộp (méta analyse) của Cochrane Library năm<br />
2007, các chuyên gia của Hiệp Hội GM Pháp<br />
năm 2009 cũng đã khuyến cáo theo dõi độ sâu<br />
GM trong quá trình phẫu thuật.<br />
Theo Billard, BIS “ là một thông số phức tạp<br />
từ điện não đồ tự nhiên của BN dưới GM toàn<br />
thân. Trị số BIS cho phép đánh giá mức độ an<br />
thần hoặc GM và hướng dẫn việc cho thuốc mê<br />
để duy trì tình trạng ổn định đối với các mức độ<br />
kích thích ngoại khoa”. Monitoring Bis index<br />
cho phép đánh giá sự thay đổi nhu cầu thuốc<br />
mê giữa các bệnh nhân và theo thời gian qua các<br />
<br />
31<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
giai đoạn phẫu thuật khác nhau chính trên cùng<br />
một bệnh nhân. Monitor độ sâu GM giúp phát<br />
hiện quá liều hoặc không đủ liều thuốc mê, nhất<br />
là khi các dấu hiệu lâm sàng GM bị biến đổi bởi<br />
các điều trị khác (thuốc dãn cơ, thuốc chẹn<br />
bêta…) và/hoặc bởi bệnh lý đi kèm (suy gan, suy<br />
thận, suy tim …) hoặc tình trạng huyết động<br />
không ổn định trong quá trình PT. Đó chính là<br />
lý do chúng tôi rất quan tâm đến việc đánh giá<br />
độ sâu giấc ngũ ở BN dưới GM trong PT tim<br />
mạch.<br />
Gây mê quá liều dẫn đến những hậu quả<br />
đáng kể cho người bệnh mà thường gặp nhất là<br />
tụt HA và thức tỉnh chậm. Buồn nôn và ói mữa<br />
sau mổ là tác dụng không mong muốn thường<br />
gặp và gây khó chịu cho người bệnh khi hồi<br />
tỉnh. Nhiều NC đã chứng minh việc sử dụng<br />
monitoring BIS giúp giảm liều lượng tiêu thụ<br />
(10% - 40%) và ứ đọng thuốc mê dẫn đến giảm<br />
tần suất nôn ói(9). Khảo sát về tử vong và biến<br />
chứng chu phẫu năm 2007 được thực hiện bởi<br />
Hiệp Hội GM Pháp (SFAR) cho thấy tụt HA chu<br />
phẫu là một trong các nguyên nhân tử vong liên<br />
quan đến GM. Kéo dài thời gian GM quá sâu có<br />
thể là yếu tố nguy cơ tử vong sau 1 năm. Nhưng<br />
cho đến hiện nay, chưa có con số công bố xác<br />
định ích lợi của việc theo dõi độ sâu GM trên kết<br />
quả dài hạn hoặc các biến chứng muộn sau GM<br />
tổng quát(8). Hơn nữa, cho dù một số tình huống<br />
không nhận biết được quá liều thuốc ngủ vì<br />
không gây ra các tác dụng phụ (tụt HA), thí dụ<br />
như không giảm bớt liều thuốc mê vào các giai<br />
đoạn êm dịu hơn, khi cường độ kích thích ngoại<br />
khoa ít hơn. Điều này dẫn đến lãng phí, tiêu thụ<br />
một lượng thuốc mê thừa vô ích gây chậm trễ<br />
thức tỉnh và kéo dài thời gian nằm ở phòng hồi<br />
tỉnh.<br />
Ngược lại khi GM không đủ liều cũng dẫn<br />
đến những hậu quả không phải không đáng kể.<br />
GM cân bằng là sự kết hợp của 3 thành phần:<br />
thuốc gây ngủ gây mất tri giác và quên, thuốc<br />
giảm đau và thuốc giãn cơ. Khi liều lượng thuốc<br />
ngủ không đủ kết hợp với thuốc giãn cơ có thể<br />
là nguồn gốc của các giai đoạn thức tỉnh trong<br />
lúc mổ mà BN không có biểu hiện cử động. Một<br />
<br />
32<br />
<br />
số tình huống khác như BN lờn thuốc ngủ do họ<br />
lạm dụng mạn tính và nghiện rượu, thuốc ngủ<br />
và thuốc hướng thần. BS GM chủ ý giảm liều<br />
thuốc mê trên BN đa chấn thương nặng, suy<br />
tim… hoặc vô ý (bình bốc hơi thuốc mê không<br />
còn thuốc hoặc bị hở đường ống khí mê, tắc<br />
nghẽn hoặc không nối kín các đường dây cho<br />
thuốc mê tĩnh mạch…) hậu quả của sự thức tỉnh<br />
trong lúc đang mổ này dẫn đến hiện tượng nhớ<br />
rõ ràng (mémoire explicite) hoặc nhớ tiềm ẩn<br />
(implicite) và có thể gây ra những rối loạn tâm<br />
lý nặng và kéo dài sau này. Nhớ trong lúc mổ là<br />
một sự cố hiếm xảy ra (1 – 2 cas/1000 BN trong<br />
cộng đồng dân số nguy cơ) dưới GM tổng quát<br />
nhưng nó lại là một nguyên nhân nặng nề làm<br />
BN không hài lòng. Vấn đề này không phải<br />
không đáng kể và tần suất của nó chưa được<br />
đánh giá đúng mức.<br />
Nhớ (memory) là một hiện tượng tại hệ thần<br />
kinh trung ương cho phép chuyển dạng lời nói,<br />
hình ảnh hay mùi vị đến các cơ quan cảm giác<br />
để nhớ. Nhớ rõ ràng (explicit memory), BN khai<br />
báo, xảy ra trong GM đã được mô tả nếu cho<br />
thuốc ngủ không đủ liều. BN có ý thức để nhớ<br />
những sự kiện xảy ra trong lúc mổ, có thể biểu<br />
hiện rối loạn tâm lý với các triệu chứng như lo<br />
âu, kích thích, ác mộng tái diễn, trầm cảm, cảm<br />
giác sợ chết, và từ chối nói về các giai đoạn này<br />
vì sợ cho là điên(11). Nhớ tiềm ẩn (implicit<br />
memory), xuất phát từ ý thức, BN không đủ<br />
thức tỉnh để nhớ những sự kiện xảy ra trong quá<br />
trình GM, dẫn đến hậu quả thay đổi hành vi<br />
hoặc hành động. Các biến chứng này xảy ra khi<br />
độ sâu GM không đủ, có thể chỉ xảy ra trong các<br />
giai đoạn ngắn (vài phút), GM không đủ liều kết<br />
hợp với kích thích đau (như đặt nội khí quản<br />
hoặc rạch da) dẫn đến biến cố nhớ này. Trong<br />
thực hành lâm sàng, BIS có thể là một trong các<br />
kỹ thuật phòng ngừa nhớ chu phẫu đặc biệt ở<br />
các BN có nguy cơ cao. Nhiều nghiên cứu<br />
chứng minh sử dụng BIS theo dõi độ sâu GM<br />
cho phép giảm có ý nghĩa tần suất nhớ rõ ràng(7)<br />
nhưng không loại bỏ hoàn toàn.<br />
Một nghiên cứu thực hiện trên 19575 BN tại<br />
nhiều trung tâm tại Mỹ xác định có 25 BN khai<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />