PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT VÀI Ý KIẾN TRONG THỰC HIỆN<br />
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CẦN THƠ<br />
Th.S Huỳnh Hoàng Ba<br />
TÓM TẮT<br />
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long,<br />
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,<br />
quốc phòng là đầu mối giao thông thủy, bộ của khu vực. Thành phố Cần Thơ có<br />
09 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm: quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình<br />
Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh<br />
Thạnh, với 85 xã, phường, thị trấn và 604 ấp, khu vực. Hiện nay ở Cần Thơ có<br />
đến 27 dân tộc sinh sống cộng cư cùng nhau phát triển. Trong các năm qua<br />
Thành phố đã triển khai thực hiện nhiều chính sách chăm lo tốt cho đồng bào<br />
dân tộc thiểu số.<br />
Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được như đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội<br />
của đồng bào dân tộc được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào<br />
được giảm nhanh, các dịch vụ y tế chăm lo cho đồng bào được tiếp cận… Tuy<br />
nhiên, ngoài những kết quả đạt được trên thì bên cạnh đó còn một số khó khăn<br />
vướng mắc tồn tai cần được nghiên cứu và có hướng giải quyết tốt hơn.<br />
<br />
<br />
1. Nội dung.<br />
1.1. Khái quát về đồng bào dân tộc ở thành phố Cần Thơ<br />
Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 1.400,964 km 2 . Cũng như<br />
nhiều tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ có cơ cấu đa dân tộc<br />
theo số liệu mà chúng tôi có được qua thống kê thì hiện nay trên địa bàn thành<br />
phố Cần Thơ có đến 27 dân tộc anh em sinh sống hòa hợp đoàn kết trên vùng<br />
đất này. Dân số chung của thành phố là 1.188.435 người (tổng điều tra dân số<br />
và nhà ở năm 2009), gồm 589.606 nam và 589.829 nữ. Trong đó, các dân tộc<br />
thiểu số là 36.133 người, chiếm tỷ lệ 3,04% dân số thành phố. Dân tộc Khmer<br />
có 5.151 hộ, có 21.414 người chiếm tỷ lệ 1,80%. Người Hoa có số dân đứng<br />
hàng thứ 2 sau đồng bào dân tộc Khmer, với 3.058 hộ, có 14.199 người, chiếm<br />
tỷ lệ 1,19%. Các dân tộc thiểu số khác như: Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng,<br />
Dao,… có 95 hộ, với 520 người, chiếm tỷ lệ 0,05%.<br />
<br />
<br />
<br />
557<br />
Người Hoa ở thành phố Cần Thơ gồm có 05 Bang: Quảng Đông, Triều<br />
Châu, Phúc Kiến (ở Cần Thơ gọi là Phước Kiến), Sùng Chính (người Hoa gốc<br />
Hẹ) và Hải Nam sống tập trung đông ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn,<br />
Thốt Nốt. Về cơ sở thờ tự của người Hoa có hơn 20 chùa, miếu, nghĩa trang. Hệ<br />
thống giáo dục của người Hoa ở Cần Thơ gồm có: Hội Bảo trợ Hoa văn,<br />
Trường Bổ túc Hoa văn, Trường Phổ thông Dân lập Việt – Hoa, Nhóm trẻ Bác<br />
ái (trực thuộc Chùa Ông Quảng Triệu Hội Quán).<br />
Về mặt tín ngưỡng người Hoa ở Cần Thơ có tín ngưỡng đa dạng và<br />
phong phú, bao gồm các hình thức thờ cúng trong gia đình, dòng tộc như: Thờ<br />
cúng tổ tiên, thờ cúng Trời (Ông Thiên), thờ Ông Địa và Thần Tài, thờ Ông<br />
Táo, thờ cúng trong Từ đường.<br />
Trong cộng đồng người Hoa tín ngưỡng thờ cúng Bà Thiên Hậu, Quan<br />
Công, thờ Ông Bổn, thờ Địa tạng Vương bồ tát, Trịnh Ân... trong năm cộng<br />
đồng người Hoa cúng cầu Bình An, cúng Đáp tạ Thần ân, Tống ôn – Tống<br />
phong, cúng Thanh Minh, Vu Lan và Trùng Cửu và các lễ, tết Nguyên đán,<br />
Trung Thu, Đoan Ngọ, Nguyên Tiêu.<br />
Về mặt tôn giáo Phật giáo của người Hoa có tín đồ người Hoa theo các<br />
tông phái Hoa Tông Chùa Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm quận Ninh Kiều. Về văn<br />
hóa dân gian, người Hoa ở Cần Thơ viết thư pháp, nhạc truyền thống Tùa Lò<br />
Cấu của người Hoa Triều Châu…<br />
Người Khmer ở Cần Thơ có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số<br />
đang sinh sống, người Khmer có 21.414 người chiếm tỷ lệ 1,80% toàn thành<br />
phố sống tập trung đông tại huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Ô Môn. Tại<br />
Cần Thơ có 12 ngôi chùa Khmer, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đóng<br />
trên địa bàn quận Ô Môn; Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước thành phố và 01<br />
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú.<br />
Về phong tục tín ngưỡng người Khmer sinh hoạt gắn với các ngôi chùa.<br />
Hàng năm đồng bào Khmer có các lễ hội truyền thống như: Bund Chôl Chhnăm<br />
Thmây (Lễ vào năm mới); Bund Sen Đôn ta (Lễ cúng ông bà); Bund Thvai Pres<br />
Khe (Lễ cúng trăng); Bund Kom SalSroc (Lễ cầu an); Bund KaThanh (Lễ dâng<br />
y cà sa); Bund BonChoốs Seima (Lễ kết giới) 1. Ngoài ra, các năm qua nhân các<br />
<br />
<br />
1<br />
. Sơn Phước Hoan ( Chủ biên) Sơn Ngọc Sang, Danh Sên (2002), Các lễ hội truyền thống<br />
của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
558<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ngày lễ hội lớn của đồng bào Khmer trong khu vực thành phố Cần Thơ cử đội<br />
ghe Ngo của thành phố cùng tranh tài tại lễ hội ở Hậu Giang, Sóc Trăng…<br />
1.2. Các chính sách dân tộc trên địa bàn thành<br />
Hiện tại Cần Thơ có rất nhiều chính sách về chăm lo cho đồng bào dân<br />
tộc thiểu số nhưng nhìn chung có xu hướng tập trung nhiều về đồng bào dân tộc<br />
Khmer. Một số chính sách đang thực hiện trên địa bàn thành phố như: Quyết<br />
định số 59/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về<br />
việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc<br />
biệt khó khăn. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ<br />
về công tác dân tộc; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng<br />
Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;<br />
Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng<br />
cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết<br />
định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt<br />
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày<br />
04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động<br />
thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2085/QĐ-<br />
TTg ngày 31 tháng10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chính sách<br />
đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn<br />
2017 – 2020; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2017 về thực<br />
hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần<br />
Thơ giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011<br />
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào<br />
DTTS và Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính<br />
phủ về phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây<br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc 1...<br />
Nhìn chung tại Cần Thơ việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa<br />
bàn thành phố các năm qua đạt kết quả tốt. Ngoài các chính sách của Trung<br />
ương về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và giảm nghèo trong đồng bào dân<br />
tộc thì các cấp chính quyền đã vận động nhiều nguồn viện trợ của các quốc gia<br />
đầu tư vào Cần Thơ như nhận nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản xây<br />
<br />
1<br />
. Báo cáo số 826/BC-BDT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ<br />
Kết quả công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm<br />
2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
559<br />
dựng 03 cầu nông thôn nơi có đông đồng bào thiểu số sinh sống. Trong cộng<br />
đồng người Hoa thì cộng đồng người Hoa có điều kiện đã hỗ trợ tiền cho các hộ<br />
người Hoa nghèo gặp khó khăn tiền xây nhà mới và sửa lại nhà...tạo được sự hỗ<br />
trợ về vật chất và tinh thần rất lớn để đồng bào phấn đấu vươn lên trong cuộc<br />
sống.<br />
<br />
<br />
2. Một vài nhận xét, đề xuất trong chính sách dân tộc ở Cần Thơ<br />
Về nhận thức chung của người dân, cán bộ làm công tác dân tộc, các nhà<br />
hoạch định chính sách dân tộc còn chưa có cái nhìn thật sự khách quan về sự<br />
phát triển thời gian qua của đồng bào dân tộc thiểu số tại Cần Thơ.<br />
2.1 Tư tưởng và nhận thức chung về người Hoa<br />
Nhận thức chung về người Hoa đa số có nhận thức người Hoa là người<br />
Trung Quốc, người Hoa nhìn chung có tính xấu có bà con họ hàng với người<br />
Trung Quốc cùng với tình hình biển Đông gần đây thì trong mắt và suy nghĩ<br />
của một bộ phận cán bộ và người dân có cái nhìn không tốt về người Hoa. Về<br />
kinh tế người Hoa rất giàu có mối quan hệ họ hàng bà con ở nhiều nước phát<br />
triển như Mỹ, Úc, Anh,…và người Hoa kinh doanh buôn bán tại các trung tâm<br />
thành phố nên đồng bào người Hoa rất giàu. Dẫn đến các hộ người Hoa nghèo<br />
không được quan tâm.<br />
Để có hướng giải quyết những hạn chế này cộng đồng và cán bộ làm<br />
công tác dân tộc phải nắm được các Chị thị, Nghị quyết của Nhà nước về công<br />
tác dân tộc. Cần phân biệt được các Khái niệm về người Hoa và Hoa kiều:<br />
"Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người thuộc dân<br />
tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá di cư sang Việt Nam và con cháu của họ<br />
sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ<br />
những đặc trưng văn hoá, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc<br />
Hán và tự nhận mình là người Hoa".<br />
Hoa kiều là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa,<br />
nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam.<br />
Những người không phải là người Hoa gồm:<br />
+ Những người thuộc các dân tộc thiểu số của Trung Quốc sang sinh<br />
sống làm ăn ở Việt Nam (chủ yếu sống xen ghép với các dân tộc thiểu số tại các<br />
tỉnh biên giới phía Bắc nước ta).<br />
<br />
<br />
560<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Người dân tộc thiểu số của Việt Nam cùng gốc dân tộc thiểu số của<br />
Trung Quốc.<br />
+ Những người có nguồn gốc là người Hán nhưng hiện nay không dùng<br />
tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán của người Hán, sống gắn bó với các dân<br />
tộc Việt Nam và đã tự nhận mình là người của một dân tộc trong các dân tộc<br />
Việt Nam 1.Qua đây mới tránh được một vài suy nghĩ kỳ thị đối với đồng bào<br />
dân tộc Hoa.<br />
Cần nắm chính xác số liệu hộ người Hoa nghèo, cận nghèo và các hộ<br />
nghèo dân tộc thiếu số khác ở Cần Thơ. Hiện nay tại Cần Thơ có số hộ cận<br />
nghèo người Hoa là 35 hộ và 3 hộ là các dân tộc thiểu số khác 2. Nắm được các<br />
số liệu trên tuy hộ cận nghèo của đồng bào Hoa là rất ít nhưng không phải<br />
không có. Nếu sơ ý là cả hệ thống cứ theo quan niệm người Hoa rất giàu, người<br />
Hoa không có hộ nghèo thì nhiều chính sách đầu tư cho người Hoa và các dân<br />
tộc thiểu số khác đôi khi không thực sự được quan tâm.<br />
2.2 Cái nhìn chung về dân tộc Khmer<br />
Đối với người Khmer có nhiều nhận thức và cái nhìn chưa chính xác về<br />
thực tế, đa phần đánh giá đa số người Khmer rất nghèo, sống trong nông thôn,<br />
trình độ học vấn rất thấp, họ không có ý thức phấn đấu cho bản thân trên con<br />
đường thoát nghèo và học hành. Luôn có ý niệm trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ<br />
từ các chính sách của Đảng và Nhà nước.<br />
Theo tôi nhận thức này ngày nay không còn, ngày nay đồng bào dân tộc<br />
Khmer chăm lo phát triển kinh tế và buôn bán kinh doanh nhỏ, nhiều cán bộ<br />
cấp cao của Nhà nước ta là người Khmer. Riêng con em đồng bào Khmer ở Cần<br />
Thơ được cử đi học Bổ túc văn hóa Pali tại thành phố Sóc Trăng. Đi học trình<br />
độ đại học về nhạc cụ dân tộc tại trường đại học Trà Vinh. Cần Thơ cũng là<br />
điểm duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long có Học viện Phật giáo Nam tông<br />
Khmer…qua một số ý nêu trên hy vọng rằng để làm tốt các chính dân tộc cho<br />
đồng bào Khmer thì chúng ta nên điển hình nhiều doanh nhân và các b ộ công<br />
chức, gương điển hình tiêu biểu để là nguồn cảm hứng cho các thế hệ con cháu<br />
phấn đấu noi theo và cụm từ “có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách và<br />
<br />
1<br />
. Chỉ thị 62/CT-TW ngày 8 tháng 11 năm 1995 của BCH Trung ương Đảng về công tác<br />
người Hoa trong tình hình mới.<br />
2<br />
. Quyết định số: 3396/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành<br />
phố Cần Thơ.<br />
<br />
<br />
561<br />
sự hỗ trỡ của Nhà nước không còn trong tư tưởng của họ”. Mà các tấm gương<br />
điển hình như: Thạc sĩ, NCS Lý Hùng hiện là trụ trì ngôi chùa Pi Tu Khô Sa<br />
Răng Sây, quận Ninh Kiều. Hay Thạc sĩ, NCS Tào Việt Thắng, hiện nay là Phó<br />
Trưởng ban Ban Dân tộc thành phố, ông Thạch Tám, Trưởng phòng Dân tộc và<br />
Liêu Tuấn Khương, Phó Trưởng phòng Phòng Dân tộc huyện Thới Lai… Cần<br />
làm tốt công tác này chúng ta mới xóa bỏ được những cái nhìn tổng quan không<br />
khách quan về đồng bào dân tộc Khmer.<br />
Một số vị sư sãi đi du học ở nước ngoài thì về cơ bản chưa có hướng dẫn<br />
và còn nhiều thủ tục chưa thống nhất nên một số vị đi học nhưng chưa được<br />
hợp pháp. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cần có sự phối hợp đồng bộ<br />
các Sở ban ngành như: Ủy ban Mặt trận tổ Quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ,<br />
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Giáo<br />
dục và Đào tạo, Công an…phối hợp cùng nhau hỗ trợ để các vị thực hiện được<br />
nguyện vọng chính đáng của mình.<br />
2.3 Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích Lịch sử<br />
văn hóa và các cơ sở thờ tự của người Hoa.<br />
Hiện nay tại Cần Thơ có 2 được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp<br />
quốc gia là Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán) đường Hai Bà Trưng, phường<br />
Tân An, quận Ninh Kiều và Hiệp Thiên Cung Cái Răng, đường Hàm Nghi,<br />
phường Lê Bình, quận Cái Răng. Hai Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp thành phố<br />
là Chùa Cảm Thiên Đại Đế, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn.<br />
Linh Sơn Cổ Miếu, khu vực Thới Hòa 1, phường Thới Long, quận Ô Môn.<br />
Nhưng về hạn chế là Linh Sơn Cổ Miếu, khu vực Thới Hòa 1, phường<br />
Thới Long, quận Ô Môn là nơi nuôi chứa, bảo vệ cán bộ hoạt động cách mạng.<br />
Vào ngày 31 tháng 3 năm 2008 được Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ công<br />
nhận là Di tích Lịch sử, văn hóa cấp thành phố 1. Nhưng hiện nay chưa phát huy<br />
được giá trị của di tích này. Trong cộng đồng người Hoa tại đây chưa phối hợp<br />
được với các cơ quan có thẩm quyền bầu lại Ban Quản lý, nên chưa phát huy<br />
được các giá trị về văn hóa của di tích, việc cúng vía và hoạt động không được<br />
diễn ra thường xuyên nên mất đi giá trị lịch sử văn hóa địa phương. Bên cạnh<br />
đó nhiều miếu của cộng đồng người Hoa chỉ hoạt động trên danh nghĩa như:<br />
Chùa Ông Vàm Đầu Sấu quận Ninh Kiều, Hiệp Thiên Cung Thạnh Mỹ quận<br />
Cái Răng và một số miếu khác ở Cần Thơ thường đóng cửa không có người mở<br />
<br />
1<br />
. Tài liệu tác giả đi điền dã tại quận Ô Môn, Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.<br />
<br />
<br />
<br />
562<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cửa để cộng đồng được vào cúng vía. Chỉ cúng vía vào các ngày cố định theo<br />
thông lệ hàng năm của miếu…từ các nguyên nhân trên mà các miếu này không<br />
được trú trọng quản lý và không có nguồn kinh phí để trùng tu bảo quản.<br />
Đề nghị các cấp có thẩm quyền phối hợp tìm ra giải pháp tối ưu để giúp<br />
Ban Quản lý Linh Sơn Cổ Miếu bầu ra Ban Quản lý và hoạt động đúng ý nghĩa<br />
của di tích cấp thành phố. Các miếu cần bố trí người trực mở cửa hoạt động liên<br />
tục thường xuyên dần dần thu hút được khách du lịch và cộng đồng đến cúng<br />
vía mới tạo được nguồn thu để trùng tu và bảo quản miếu.<br />
2.4 Về vấn đề tranh chấp đất của nghĩa trang người Hoa<br />
Về đất đai tranh chấp giữa nghĩa trang người Hoa Sùng Chính còn kéo<br />
dài chưa giải quyết dứt điểm. Trong Từ đường hiện nay đã bị người dân chiếm<br />
không cho con cháu người Hoa vào cúng vào các dịp Thanh Minh. Hiện nay về<br />
giải quyết thì có tiến bộ, nhà nước đã bố trí đất tại huyện Phong Điền, thành<br />
phố Cần Thơ cho Ban Quản lý xây dựng nghĩa trang Sùng Chính. Tuy nhiên<br />
vấn đề đất Từ đường tọa lạc tại đường 30/4 quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ<br />
còn các hủ đựng cốt và một số vật dụng thờ cúng trong Từ đường bị người<br />
chiếm không cho bà con người Hoa vào di dời. Bà con người Hoa Sùng Chính<br />
chỉ có nguyện vọng giải quyết dưt điểm tình hình trên để họ được vào Từ<br />
đường chăm sóc các hài cốt của ông bà mà không thực hiện được dù nguyện<br />
vọng thiêng liêng và chính đáng này đã kéo dài hơn 20 năm nay. Một số cô chú<br />
đi kêu gọi sự giúp đỡ của nhà nước đến nay đã lớn tuổi mà vụ việc giải quyết<br />
mấy chục năm qua chính quyền địa phương giải quyết không được ổn thỏa.<br />
Đây là vấn đề của việc không quan tâm đến cộng đồng người Hoa và thiếu sự<br />
phối hợp trong công tác dân tộc tại Cần Thơ.<br />
Tại huyện Phong Điền nghĩa địa Triều Châu Vàm Xáng chưa được chính<br />
quyền địa phương và cán bộ làm công tác dân tộc quan tâm và biết đến. Nên<br />
các ngày cúng vía và các hoạt động trong nghĩa địa là tự phát do một người<br />
Hoa đứng ra quản lý và điều hành chung. Quá đó chúng ta thấy được hệ thống<br />
làm công tác dân tộc chưa nắm sát tình hình dân tộc tại địa phương mình quản<br />
lý.<br />
Đề xuất nên có Kế hoạch hỗ trợ tiền cho người Hoa nghèo, cận nghèo<br />
nhân dịp cúng Thanh Minh hàng năm để các hộ nghèo có số tiền nhỏ để mua<br />
vật phẩm như trái cây, thịt quay và nhang đèn để họ đi cúng mộ. Vì nếu so về<br />
phong tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì người Hoa có truyền thống ngày<br />
<br />
<br />
563<br />
Thanh Minh hàng năm họ vào nghĩa trang cúng các phần mộ của ông bà cha mẹ<br />
và những người quá cố trong gia đình. Về người Khmer thì nhân dịp Lễ Sen<br />
Đônta hay còn được gọi là lễ cúng ông bà (Pi-thi-sên Đôn-Ta). Đây là lễ được<br />
tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn<br />
những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống; tụng kinh cầu<br />
siêu, cầu phước cho linh hồn thân nhân quá cố đang sống bơ vơ trên cõi trần<br />
hay nơi địa ngục để sớm được lên cõi Phật. Theo tập quán của người Khmer<br />
thường là hỏa thiêu người chết, xương tro được gởi vào đất Phật-nhà chùa, nên<br />
hàng năm nhân dịp Lễ Sen Đônta cộng đồng người Khmer tập trung tại chùa để<br />
cúng ông bà và những người thân đã quá cố. Hàng năm nhân dịp này, thành phố<br />
có Kế hoạch và tổ chức đi thăm các vị sư sãi và hộ nghèo người Khmer có tặng<br />
quà là tiền để đồng bào mua lễ vật phẩm cúng ông bà. Còn đồng bào người Hoa<br />
thì chưa có được thực hiện. Đây cũng là một phần hạn chế của việc thực hiện<br />
chính sách dân tộc ở Cần Thơ. Thời gian tới nên có Kế hoạch hỗ trợ người Hoa<br />
là hộ cận nghèo, hộ nghèo nhân dịp Thanh Minh giống như hỗ trợ người Khmer<br />
nghèo nhân Lễ Sen Đôn ta. Với những việc làm như thế này tuy nhỏ nhưng về<br />
mặt ý nghĩa ta thấy vô cùng lớn thể hiện được sự công bằng của Đảng và nhà<br />
nước trong việc thực hiện chính sách dân tộc.<br />
2.5. Quan tâm đến những cơ sở và gia đình người có công với cách<br />
mạng.<br />
Cần Thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cộng<br />
đồng người Hoa cùng nhau chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.<br />
Nhiều cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, Chùa Miếu, Hội đoàn của cộng đồng người Hoa<br />
trong kháng chiến chống ngoại xâm là nơi nuôi chứa và hoạt động cách mạng.<br />
Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán), quận Ninh Kiều là nơi hoạt động bí mật<br />
của Tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”.<br />
Về gia đình có công với cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ<br />
cứu nước ông Huỳnh Thuận phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần<br />
Thơ tham gia cách mạng, đóng góp nhiều tiền bạc, vãi. Từ năm 1959 đến năm<br />
1975 ông Huỳnh Thuận đã ủng hộ cách mạng hơn 500 cuộn vãi, hơn 50 cây<br />
vàng lúc bấy giờ. Khi đất nước thống nhất ông tiếp tục tham gia công cuộc xây<br />
dựng và kiến thiết đất nước. Vào ngày 26 tháng 7 năm 2017 Chủ tịch nước Trần<br />
Đại Quang ký Quyết định truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho ông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
564<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thuận “đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” 1.<br />
Nhưng gương điển hình của gia đình ông rất được ít người biết đến kể cả cán<br />
bộ làm công tác dân tộc ở quận và thành phố trong báo cáo “Họp mặt truyền<br />
thống cách mạng người Hoa Cần Thơ lần thứ VIII năm 2017” được thành phố<br />
tổ chức không thấy mời và nói đến gia đình Ông. Thiết nghĩ trong chiến tranh<br />
và thời bình gia đình Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và xây<br />
dựng đất nước. Mà ngày nay khi Họp mặt được thành phố 2 năm tổ chức một<br />
lần, các dịp Tết Nguyên đán, Ngày Thương binh Liệt sĩ, thành phố và các đoàn<br />
công tác của cơ Trung ương đến thăm, tặng quà chức mừng mà quên đi sự đóng<br />
góp của gia đình Ông không một lời mời, không một câu thăm hỏi… Nên cán<br />
bộ làm công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc cần tránh các trường<br />
hợp như trên. Đối với họ phần quà tuy giá trị vật chất không lớn nhưng cái lớn<br />
nhất là họ biết Đảng và Nhà nước cùng nhân dân còn nhớ đến những đóng góp<br />
của gia đình họ cho sự nghiệp cách mạng. Gia đình họ mong muốn khi thành<br />
phố có các sự kiện như Họp mặt truyền thống Cách mạng người Hoa, Ngày<br />
Thương binh Liệt sĩ họ được chính quyền địa phương đến thăm hỏi, mời tham<br />
dự…nhưng cán bộ làm công tác dân tộc không làm được điều này.<br />
2. 6. Cán bộ làm công tác dân tộc<br />
Cán bộ làm công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc hiện<br />
nay đa phần không biết nói và viết, giao tiếp bằng tiếng dân tộc (tiếng Hoa) nên<br />
có khoảng cách giữa người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc. Cán bộ<br />
trong hệ thống làm công tác dân tộc không có người dân tộc Hoa. Và đa phần<br />
không âm hiểu nhiều về phong tục tập quán tín ngưỡng của đồng bào Hoa.<br />
Thiếu đam mê và có tư tưởng không toàn tâm trong công tác dân tộc. Vì gốc độ<br />
nào đó về tâm lý được làm ở các Sở lớn thì tâm lý của cán bộ, công chức thấy<br />
thoải mái và hãnh diện hơn. Còn cán bộ làm công tác dân tộc có chúc e đè mặc<br />
cảm, thậm chí các Sở ngành của Nhà nước nhiều cán bộ công chức còn không<br />
biết Ban Dân tộc và chức năng nhiệm vụ của Ban Dân tộc. Từ đó ảnh hưởng<br />
đến niềm đam mê và tâm lý làm việc toàn tâm, toàn lực của cán bộ làm công<br />
tác dân tộc. Nên đều cần quan tâm hiện nay là công tác cán bộ, nhất là cán bộ<br />
làm công tác dân tộc phải có niềm đam mê về ngành nghề của mình và có tâm<br />
với nghề. Tâm lý và nguyện vọng của các tiền bối người Hoa ở Cần Thơ có<br />
mong muốn được một cán bộ làm công tác người Hoa am hiểu về phong tục tập<br />
<br />
<br />
1<br />
. Tài liệu tác giả đi điền dã quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.<br />
<br />
<br />
565<br />
quán và văn hóa của họ. Không nhất thiết phải là người dân tộc Hoa nhưng<br />
quan trọng phải có tâm và niềm đam mê với công tác dân tộc nhất là c ông tác<br />
người Hoa.<br />
2.7. Nhân rộng mô hình người Hoa có điều kiện chăm lo hỗ trợ người<br />
Hoa có đời sống khó khăn.<br />
Về chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư tập trung cho đồng bào Khmer<br />
đã thực hiện gần đây. Nhìn chung hiệu quả đạt nhưng chưa bền vững. Nguyên<br />
nhân là chỉ tạo được nhà ở cho đồng bào Khmer mà các vấn đề phát sinh sau đó<br />
chưa được quan tâm giải quyết như: Thu nhập hàng ngày khi về khu dân cư<br />
sống? tại các khu dân cư có thuận lợi cho bà con đi Chùa hay không? Con cháu<br />
họ có thuận lợi đến Chùa học chữ Khmer hay không? và nhiều nguyên nhân<br />
khác ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người Khmer dẫn đến<br />
một số hộ khi được bố trí vào khu dân cư không lâu họ có xu hướng về lại chổ<br />
cũ sinh sống… So với cộng đồng người Hoa họ có cách làm hay hơn k hả thi<br />
hơn là vận động người Hoa có điều kiện về kinh tế, người Hoa là chủ các doanh<br />
nghiệp, các Ban Quản lý, Ban Quản trị chùa, miếu người Hoa cùng nhau đóng<br />
góp tiền hỗ trợ cho gia đình người Hoa nghèo có đời sống khó khăn để họ sửa<br />
lại nhà, xây lại nhà mới… Với việc làm này sẽ không làm biến động lớn đến<br />
sinh hoạt đời sống hàng ngày của gia đình họ, giúp họ có niềm tin và phấn đấu<br />
hơn trong cuộc sống để vươn lên thoát nghèo. Mô hình này cần được nhân rộng<br />
ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc thì hiệu quả sẽ được nhân lên gấp<br />
bội.<br />
<br />
<br />
3. Kết Luận<br />
Cộng đồng các dân tộc thiếu số thành phố Cần Thơ đã cùng người Kinh<br />
(Việt) cộng cư, sinh sống tại vùng đất Tây Đô này họ đã tích cực tham gia vào<br />
các hoạt động văn hóa kinh tế, xã hội cùng nhau phát triển vùng đất Cần Thơ,<br />
khi có giặc ngoại xâm cộng đồng các dân tộc ở đây đoàn kết với các dân tộc<br />
anh em chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ điển hình là cuộc chiến tranh chống<br />
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.<br />
Ngày nay, với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, hỗ<br />
trợ cho cộng đồng các dân tộc thiểu số phát triển về đời sống văn hóa, kinh tế,<br />
giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, đầu tư các công trình trọng điểm như cầu,<br />
đường, trường trạm đến những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh<br />
<br />
<br />
566<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
sống ….Tuy nhiên, để việc thực hiện các chính sách chăm lo về đời sống vật<br />
chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được hoàn thiện hơn. Thì<br />
cần sự đoàn kết nhất trí cao của hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến địa<br />
phương. Cán bộ làm công tác dân tộc phải hiểu được tiếng nói chữ viết, phong<br />
tục, tập quán tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phải thường xuyên<br />
thăm hỏi trao đổi, trò truyện với họ để nắm được những tâm tư nguyện vọng<br />
chính đáng của đồng bào… Với một số ý kiến của tôi cảm nhận và nêu trên hy<br />
vọng rằng các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đến đồng bào các dân<br />
tộc thiểu số được đồng bộ và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới./.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 12 tháng 02<br />
năm 2011, về việc tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới.<br />
2. Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 18 tháng 4 năm 1991<br />
về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me<br />
3. Chỉ thị số 19-CT-TW của Ban Bí thư ngày 10 tháng 01 năm 2018 về tăng cường<br />
công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me trong tình hình mới.<br />
4. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội.<br />
5. Huỳnh Hoàng Ba (2017), Hệ thống nghĩa trang người Hoa ở Cần Thơ- Đặc<br />
trưng và ứng xử tộc người, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường đại học Trà<br />
Vinh.<br />
6. Sơn Phước Hoan (Chủ biên) Sơn Ngọc Sang, Danh Sên (2002), Các lễ hội<br />
truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục.<br />
7. Báo cáo số 826/BC-BDT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Ban Dân tộc<br />
thành phố Cần Thơ Kết quả công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc<br />
năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.<br />
8. Báo cáo 71/BC-BDT ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Ban Dân tộc thành<br />
phố Cần Thơ Truyền thống Cách mạng người Hoa Cần Thơ lần thứ VIII năm<br />
2017. Kết quả thực hiện công tác người Hoa.<br />
9. Huỳnh Minh (2001), Cần Thơ xưa, NXB Thanh Niên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
567<br />