intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vùng đất còn nhiều dấu vết lịch sử

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

107
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nằm hai bên bờ sông Lam, chiều dài không quá 10 km mà hội tụ biết bao nhiêu yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế… để tạo nên vùng đất văn vật. Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở đây lại tự hào bằng một sự so sánh: “Nhất kinh kỳ, nhì Dừa Lạng”. Nằm hai bên bờ sông Lam, chiều dài không quá 10 km mà hội tụ biết bao nhiêu yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế… để tạo nên vùng đất văn vật. Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vùng đất còn nhiều dấu vết lịch sử

  1. Một vùng đất còn nhiều dấu vết lịch sử Nằm hai bên bờ sông Lam, chiều dài không quá 10 km mà hội tụ biết bao nhiêu yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế… để tạo nên vùng đất văn vật. Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở đây lại tự hào bằng một sự so sánh: “Nhất kinh kỳ, nhì Dừa Lạng”. Nằm hai bên bờ sông Lam, chiều dài không quá 10 km mà hội tụ biết bao nhiêu yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế… để tạo nên vùng đất văn vật. Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở đây lại tự hào bằng một sự so sánh: “Nhất kinh kỳ, nhì Dừa Lạng”. Địa uất kỳ quan danh Nghệ Tĩnh Thiên phô quang cảnh đối kinh kỳ (Câu đối ở đình làng Phúc Điền) Tạm dịch: Đất chứa kỳ quan nổi danh Nghệ Tĩnh Trời khoe quang cảnh đối sánh kinh kỳ Dừa Lạng xưa bao gồm các xã Hùng Sơn, Đức Sơn, Tường Sơn, Hoa Sơn, Hội Sơn thuộc huyện Anh Sơn ngày nay, một vùng đất phong phú, đa dạng những núi non, hang động, khe suối, ao hồ… mà người dân trong vùng coi như những “kiệt tác thiên công”. Nào là: Lèn Thung có động hang Tiên Đá xanh thạch nhũ buông rèm màu lam Rồi nào là Ao Sen (Liên Trì), Hồ Nghiên, lèn Bút (Bút nhạc), Lam giang… Hồ Nghiên nét Bút ghi thiên sử …Liên Trì, Bút Nhạc rõ ràng
  2. Lam Giang soi bóng ngô vàng đẹp thay! Nào là núi Động Bàn, hang Động Bàn, già Ao Các… Hang đá lô nhô xem cũng lạ Khen ai khéo tạc cảnh trần gian Nào là Tượng Lĩnh (lèn Voi) trầm mặc, uy nghiêm Sài Nham Tượng Lĩnh bồi nhân mạch Hoàn nhiễu Lam giang dụ phúc nguyên (Câu đối ở nhà thờ họ Bùi) Tạm dịch: Tài nguyên lèn Voi bồi mạch nhân Sóng nước sông Lam tắm nguồn phúc Ở đây còn nhiều thắng cảnh do con người tạo nên, đó là cảnh phố, chợ, thuyền, đò: Dưới đò, trên chợ rập rình Phố Tây, phố Khách xây thành hai bên Cảnh đền đài: Trước tòa điện ngói, voi ngà đôi bên Cảnh nhà thờ Thiên chúa giáo: Lèn xanh, cột tháp giăng hàng Điện vàng Chúa ngự rõ ràng ba ngôi Không chỉ có vậy, Dừa Lạng còn là vùng đất lưu giữ nhiều dấu vết lịch sử cần được bảo tồn, phát huy để trở thành điểm du lịch lịch sử văn hóa kết hợp du lịch sinh thái trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát.
  3. Nằm ở vị trí quan trọng trên các mạch giao thông lại có nhiều rừng cây, núi đá, hang động, Dừa Lạng trở thành địa thế lợi hại về mặt quân sự. Có sông Lam, có quốc lộ số 7 chạy qua, lại cách điểm hợp lưu giữa sông Cả và sông Con khoảng 10 km, Dừa Lạng rất thuận tiện trong việc giao lưu: có thể đi Lào, xuống Vinh, sang các huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp để ra Thanh Hóa bằng cả đường thủy và đường bộ. Những dãy núi đá vôi có nhiều hang động đã trở thành những căn cứ quân sự lợi hại, những kho cất dấu quân khí, quân dụng chắc chắn. Có hang như hang Thung có thể chứa được một lúc mấy chiếc máy bay quân sự của không quân ta thời chống Mỹ cứu nước. Những lợi thế đó đã khiến cho vùng này trở thành vùng đất lịch sử đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều di tích, dấu vết. Kết quả các cuộc khai quật của Viện Khảo cổ ở lèn Trương, nhất là cuộc khai quật gần đây (năm 2003) với hàng nghìn chi tiết, hiện vật, mộ táng đã chứng tỏ người Việt cổ đã từng sinh sống ở đây từ rất xa xưa. Qua các truyền thuyết về đền Hồ Quý (Voi Mẹp), về những bụi tre mọc ngược (tre vang) rải rác trong vùng, nhất là từ Lạng Điền lên Mặc Điền còn lưu dấu tích của Uy Minh hầu Lý Nhật Quang, con thứ tám của vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) từ lị sở Bạch Đường (Bạch Ngọc - xã Bồi Sơn ngày nay) trên đường hành quân qua Tào Điền, Yên Lương, Tuần Mặc, Lạng Điền, Mặc Điền lên Trà Lân (Tương Dương) để dẹp giặc ở biên giới miền Tây. Làng Mặc Điền xưa gọi là Kẻ Mực, từng là nơi tụ nghĩa thời Trần Quý Khoáng và Dừa lúc ấy đã thành nơi liên lạc, đi về của những người nghĩa khí. Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi, Dừa Lạng trở thành một cứ địa quan trọng góp phần không nhỏ vào chiến thắng: “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Lúc bấy giờ, giặc Minh đóng ở thành Trà Long (nay thuộc huyện Con Cuông, xưa kia là phủ Trà Lân - Tương Dương) do tướng Cầm Bành chỉ huy. Dừa Lạng chỉ cách Trà Long 15 km đã thành chỗ dựa của nghĩa quân để bao vây, đánh thành Trà Long khiến cho tướng Cầm Bành phải bỏ chạy thục mạng về thành Nghệ An. Sau đó, quân Minh từ thành Nghệ An kéo lên phản kích hòng chiếm lại
  4. thành Trà Long nhưng quân ta đã đoán được ý đồ của chúng nên sẵn sàng đón lõng, phục kích ở Bù Ải (Bồ Ải), một ngọn núi hiểm yếu ở Lạng Điền, Khả Lưu ở Mạc Điền và bên kia sông là các điểm: núi Nhất Tự, Động Đá, Chọ Chai…ở làng Yên Phúc, Đà Cụ, Sở (Sớ) Hói Quẩn (Hội Quần)… Lê Lợi đích thân chỉ huy ở điểm Bồ Ải. Quân ta đã đánh cho quân viện binh của giặc Minh một trận “thất điên bát đảo” làm nên chiến thắng Khả Lưu - Bồ Ải được lưu mãi trong sử sách. Đến nay, dân làng trong vùng vẫn còn truyền tụng câu ca: Trèo lên đỉnh núi Kim Nham Quân reo Bồ Ải, sóng tràn Khả Lưu Vùng đất Dừa Lạng hiện vẫn còn nhiều dấu tích của cuộc kháng chiến chống giặc Minh như lũy đá và Cửa Lũy với đền Cửa Lũy thờ 12 cô gái trong hàng ngũ nghĩa quân, bãi Phụ Mã (Cồn Ngựa) nơi giữ ngựa và luyện tập của kị binh. Thời Tây Sơn, khi Quang Trung - Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh dừng lại ở Nghệ An để tuyển mộ thêm binh lính, dân Dừa Lạng đã hưởng ứng tích cực. Đặc biệt có gia đình Lê Quốc Cầu hăng hái tích nhập ngũ. Trong chiến đấu, ông là người dũng cảm, mưu trí từng được giữ chức cai cơ, sau thăng lên chức chỉ huy sứ tước bá (Anh liệt tướng quân chỉ huy sứ Cầu Võ bá). Sau khi vua Quang Trung mất, mấy cha con, anh em, bác cháu ông lại ra sức giúp vua Cảnh Thịnh. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796), 4 người trong gia đình ông đều được phong tước. Lê Quốc Cầu được phong là Vệ quốc quân đô đốc Cầu Ngọc hầu, con Lê Quốc Lý được phong là Hùng liệt tướng quân đô tư Lý Nghĩa hầu, em Lê Quốc Trân được phong là Hùng liệt tướng quân quản quân Trân Ngọc hầu, cháu con ông Trân là Lê Quốc Đạm là Anh liệt tướng quân chỉ huy sứ Đạm ngọc bá. Đến nay, con cháu dòng họ Lê Quốc vẫn còn giữ được những sắc phong đó và nhà thờ họ Lê Quốc ở Dừa cũng được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Thời kỳ Cần Vương chống Pháp, Dừa Lạng lại một lần nữa đi vào lịch sử mà đến nay, nhiều dấu tích của một thời đau thương và anh dũng của dân tộc vẫn còn
  5. lưu lại. Lúc bấy giờ, để chuẩn bị cho việc chống Pháp lâu dài, vua Hàm Nghi đã sai quan Thượng Chuẩn đến làng Mặc Điền (nay là xã Hùng Sơn) lập đồn sơn phòng: Hàm Nghi dựng lũy bàu Mây Đò Rồng vực thẳm dựng cây gươm thần Và cử tiến sĩ Nguyễn Tài Tuyển, người Thanh Chương đến cai quản. Khi Nguyễn Tài Tuyển chết, ở đây từng có đôi câu đối viếng: Hạt hạ nhung trù phương tiếp võ Sơn tiền nho tướng dị tu văn Tạm dịch: Dưới trướng quân buồn hội nhau việc quân Trước mồ nho tướng tu học chuyện văn Sau khi Nguyễn Tài Tuyển mất, triều đình đã điều cử nhân Nguyễn Thức Tự, người Nghi Lộc đang cai quản Sơn phòng ở Hà Tĩnh về thay. Sau đó, triều đình lại cử phó bảng Lê Doãn Nhã, người Yên Thành đến cai quản. Hiện nay, ở vùng này vẫn còn di tích của Sơn phòng, những địa danh: Hoàng Điện, bến Ngự, đò Rồng, bàu Mây, bãi Mõ… với những dấu vết: thành, lũy, ao tắm, cột cờ… Dẫu Hàm Nghi trên đường từ Quảng Bình đi ra, chưa đến Dừa Lạng đã bị giặc Pháp bắt, nhưng ở đây, đến nay vẫn còn: Thoảng đâu đó dấu chân Hoàng hạc Của một thời hoang mạc nguyên sơ Vẫn còn đây: Đò Rồng trông thấy đó kìa Vựa kia còn ẩn đợi bề gió mây Vẫn còn đây: Dấu sơn phòng rêu in Kẻ Mực
  6. Chí anh hùng bất khuất chưa nguôi Sao dời, vật đổi đã rồi Cộc tre bãi Mõ lên chồi sẽ hay… Vùng này mãi mãi còn ghi nhớ chiến công của Lê Doãn Nhã trong chiến thắng đồn Dừa. Lúc bấy giờ, quân Pháp đóng ở đồn Dừa, Lê Doãn Nhã ở đồn Sơn phòng Mặc Điền đã đem quân phối hợp với quân của Nguyễn Nguyên Thành ở Đô Lương, quân của Nguyễn Mậu ở Diễn Châu, khống chế đường từ Diễn Châu đến Con Cuông. Ông còn giác ngộ được Lang Văn Út (tức Quản Bông) và cháu là Quản Thế (họ đều là người dân tộc Thái) phối hợp với quân của Đinh Công Tráng, Bùi Công Lữ dùng kế hỏa công tiêu diệt đồn Dừa: Quan tướng cả sơn phòng Tiếng đồn nhất thiên hạ Tả hữu tướng tá Có quản Ót, quản Bông Có quản Sá, quản Khòng Cùng đồng tâm như nhất… …Chia quân ra mười vệ Kéo thẳng đến vùng Dừa Quan tướng Cả vừa ra Lính trèo thành ra rả… Đó chính là: Năm Ất Dậu mùa Xuân Sơn phòng quan chánh khởi quân đồn Vàng
  7. Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Dừa Lạng là nơi diễn ra nhiều sự kiện đáng nhớ. Núi Lưới Mèo, đền Đa Cát, đền Giám ở Lạng là nơi diễn ra các cuộc biểu tình, tập trung để kéo về Đô Lương biểu tình. Đình làng Phúc Điền là nơi diễn ra cuộc biểu tình lớn do Liên xã bộ Quan Lạng, Lạng Điền, Hội Tiên tổ chức vào ngày 13/3/1931. Khi Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp đàn áp dã man, Dừa Lạng cũng là nơi chịu nhiều đau thương. Có nhiều chiến sỹ cách mạng bị đánh đập, tra tấn đến chết; có người bị phát vãng tới Phe Phô (Hội An), bị đày tới Buôn Ma Thuật… Nhà thờ quan Án Bùi Hùng bị biến thành nơi tra tấn, kìm kẹp các chiến sỹ cách mạng. Máu của bao con em Dừa Lạng đã đổ nơi đây. Khi Xô Viết Nghệ Tĩnh thoái trào, Tỉnh ủy Nghệ An rút về Anh Sơn thì Dừa Lạng lại là nơi đi về của các chiến sỹ như các đồng chí Tôn Thị Quế, Chắt Lữ… Dừa Lạng còn là vùng đất có nhiều đóng góp quan trọng hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ từ tuần lễ vàng, phong trào nuôi quân, đón thương binh về làng đến việc đón các xưởng quân giới, là cơ sở của Chính phủ cách mạng Lào và Chủ tịch Xu-pha-nu-vông, là trạm trung chuyển của bộ đội, dân công trong chiến dịch Thượng Lào. Chợ Dừa từng phải chịu đựng trận oanh kích ác liệt của máy bay giặc Pháp năm 1952. Trong thời chống Mỹ cứu nước, Dừa có sân bay quân sự và hàng chục hang động trở thành kho quân khí, quân lương, kho chứa máy bay chiến đấu. Sân bay Dừa là nơi xuất kích của những chiếc máy bay Mic vượt vĩ tuyến 17 hay biên giới Việt Lào để trừng trị quân địch. Và Dừa cũng từng chịu đựng những trận oanh kích dữ dội của máy bay Mỹ nhưng quân dân ta đã đánh trả kiên cường. Sau này, xã Tường Sơn đã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Hiện nay, Dừa Lạng đã có những di chỉ được khai quật, có những di tích được xếp hạng, nhưng vẫn còn nhiều tên đất, tên người có dính dáng đến lịch sử, có ảnh hưởng đến văn hóa chưa được xác định, thống kê, phân loại.
  8. Đã đến lúc các cơ quan chức năng của địa phương cần có kế hoạch điều tra, khai thác, bảo tồn, phát huy khu di chỉ lèn Trương đã được khai quật, nhất là khu du lịch sinh thái Pù Mát đã được hoạch định và đi vào hoạt động thì ở đây cũng có thể hình thành cụm du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa Anh Sơn mà Dừa Lạng là một trong những vùng có nhiều dấu vết lịch sử văn hóa cần được bảo tồn và phát huy hơn nữa./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1