intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một ý kiến nhỏ về cách ghi dấu thanh trên văn bản tiếng Việt

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Những nguyên tắc chung Vấn đề cải cách giáo dục, sự phát triển của tin học… trong những năm gần đây yêu cầu phải có sự nhất quán ngày càng cao trong viết lách cũng như trong in ấn. Một trong những yêu cầu đó là cách ghi dấu thanh của tiếng Việt. Dấu thanh và thanh điệu có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chữ viết nói chung và dấu thanh nói riêng cũng có những nguyên tắc riêng và độc lập nhất định của nó. Vị trí của các dấu thanh ghi trong chữ viết của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một ý kiến nhỏ về cách ghi dấu thanh trên văn bản tiếng Việt

  1. Một ý kiến nhỏ về cách ghi dấu thanh trên văn bản tiếng Việt 1. Những nguyên tắc chung Vấn đề cải cách giáo dục, sự phát triển của tin học… trong những năm gần đây yêu cầu phải có sự nhất quán ngày càng cao trong viết lách cũng như trong in ấn. Một trong những yêu cầu đó là cách ghi dấu thanh của tiếng Việt. Dấu thanh và thanh điệu có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chữ viết nói chung và dấu thanh nói riêng cũng có những nguyên tắc riêng và độc lập nhất định của nó. Vị trí của các dấu thanh ghi trong chữ viết của các ngôn ngữ có thanh điệu đều mang tính quy ước của từng hệ thống chữ viết. Tuy nhiên, tính quy ước này, theo chúng tôi, không phải là tuỳ tiện, mà dựa trên một số nguyên tắc nhất định của chữ viết như: 1.1. Nguyên tắc biểu trưng ngữ âm (1) Nếu hệ thống chữ viết dùng các dấu phụ để biểu thị thanh điệu, thì vị trí của các dấu thanh thường được đặt ở trên hoặc dưới yếu tố đỉnh âm tiết, tức là nguyên âm hay âm hạt nhân. Sự định vị đó chính là xuất phát từ nguyên tắc biểu trưng ngữ âm, bởi lẽ nguyên âm là yếu tố mang những đặc trưng ngữ âm cơ bản của thanh điệu trong âm tiết. Ví dụ: gà, ngã, đặc, tính… 1.2. Nguyên tắc hợp lí Xuất phát từ đặc điểm riêng, mỗi ngôn ngữ có một cách thể hiện thanh điệu khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng H'mông, do âm tiết hầu nh ư chỉ có cấu trúc mở nên các chữ cái được dùng để thể hiện thanh điệu, và được đặt ở cuối âm tiết (2) nhằm, một mặt tránh lầm lẫn với các tổ hợp phụ âm đầu, mặt khác, đảm bảo cho thao tác viết và đánh máy cũng như in ấn được thuận lợi. Tiếng Việt thì khác, âm tiết ngoài
  2. cấu trúc mở còn có cấu trúc không mở, cho nên, nếu dùng chữ cái để thể hiện thanh điệu như tiếng H'mông thì sẽ gây nhầm lẫn với các phụ âm cuối, bởi vậy, để hợp lí và thuận lợi cho viết lách, in ấn, tiếng Việt đã dùng các dấu phụ để thể hiện thanh điệu… 1.3. Nguyên tắc thẩm mĩ Chính là cách ghi dấu thanh sao cho cân đối, thuận mắt. Chẳng hạn, c ùng một nguyên âm đôi nhưng dấu thanh có thể được đánh khác nhau: mía – miến; chúa – chuối. Thậm chí, có nhiều trường hợp, vì lí do cân đối, dấu thanh lại không nhất thiết đánh ở đỉnh âm tiết. Ví dụ: khỏa, húy, xòe… Sự cân đối này cũng có mức độ và theo những nguyên tắc khác nhau trong việc ghi dấu thanh: - Hoặc thuần tuý dựa vào trật tự của các con chữ, đánh dấu vào chữ cái ở giữa của các âm tiết kiểu: ÂĐ + NÂ đôi. Ví dụ: thìa,lựa…(3) - Hoặc theo cả hai nguyên tắc cân đối và biểu trưng ngữ âm, dấu thanh đ ược đánh ở nguyên âm trong những âm tiết kiểu: ÂĐ + NÂ đơn + ÂC. Ví dụ: nhẵn, tép, sỏi… - Hoặc dấu thanh được đánh ở con chữ thứ 2 trong tổ hợp chữ cái ghi nguyên âm đôi trong các âm tiết không mở: ÂĐ + NÂ đôi + ÂC. Ví dụ: thiền, lưỡi, cuống… - Hoặc dấu thanh được đánh ở nguyên âm trong các âm tiết bắt đầu bằng âm đệm: Bán NÂ + NÂ đơn + ÂC. Ví dụ: uế, oản, uất…
  3. 2. Tình hình dấu thanh trong cách viết hiện nay Qua tìm hiểu "Từ điển chính tả tiếng Việt" (4) (TĐCTTV) và Từ điển tiếng Việt (TĐTV) chúng tôi thấy, các dấu thanh thường được định vị như sau: 2.1. Trong TĐCTTV và TĐTV, vị trí của các dấu, về cơ bản, được đặt ở nguyên âm,tức đỉnh âm tiết. Ví dụ: gà, nhỡ, bảng, nhíp, mận… Nếu đỉnh âm tiết là một nguyên âm đôi được biểu hiện bằng các con chữ ia, ưa, uahay iê, ươ, uô thì dấu thanh được đặt ở những vị trí khác nhau, hoặc ở yếu tố đầu (đối với âm tiết mở) hoặc ở yếu tố thứ hai (với các âm tiết không mở). Ví dụ: mía – miến; bùa – buồng; lựa – lượt 2.2. Nếu nguyên âm của âm tiết biểu hiện bẳng chữ "ă" thì TĐCTTV và TĐTV đều đặt tất cả các dấu trên dấu phụ "˘", dấu nặng dưới chữ cái mang dấu phụ "˘". Nhưng nếu nguyên âm của âm tiết được biểu hiện bằng chữ cái có dấu phụ, thường được gọi là dấu mũ "^" thì: - TĐCTTV đánh dấu huyền, dấu hỏi bên trái dấu mũ, dấu sắc đánh bên phải dấu mũ, dấu ngã đánh ở đỉnh dấu mũ, dấu nặng đánh dưới chữ cái mang dấu mũ. Ví dụ: … - TĐTV đánh dấu huyền bên trái dấu mũ, dấu sắc bên phải dấu mũ, dấu hỏi và dấu ngã đánh ở đỉnh dấu mũ, dấu nặng đánh dưới chữ cái mang dấu mũ. Ví dụ:lần, lẩn, lấn, lận…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0