Mua một franchise từ một franchise
lượt xem 36
download
Mua lại một doanh nghiệp khác với hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchise) là một trong những cách nhanh nhất để khởi nghiệp. Một trong những lý do để bạn mua một franchise (quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết kinh doanh…) là nó được chào bán kèm theo những quyền độc quyền bán sản phẩm dịch vụ trong một khu vực địa lý được xác định. Được trang bị với một hợp đồng nhượng quyền, bạn cảm thấy yên tâm rằng địa điểm của bạn an toàn trước sức ép cạnh tranh từ những franchisee khác – ít nhất là trong lĩnh vực trực tiếp......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mua một franchise từ một franchise
- Mua một franchise từ một franchise Mua lại một doanh nghiệp khác với hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchise) là một trong những cách nhanh nhất để khởi nghiệp. Một trong những lý do để bạn mua một franchise (quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết kinh doanh…) là nó được chào bán kèm theo những quyền độc quyền bán sản phẩm dịch vụ trong một khu vực địa lý được xác định. Được trang bị với một hợp đồng nhượng quyền, bạn cảm thấy yên tâm rằng địa điểm của bạn an toàn trước sức ép cạnh tranh từ những franchisee khác – ít nhất là trong lĩnh vực trực tiếp của bạn. Bạn có cơ hội mua một franchise đang tồn tại từ một chủ sở hữu là một franchisee, vậy bắt đầu bằng việc mua một franchise đang tồn tại khác biệt như thế nào so với việc bắt đầu bằng một franchise mới? Xu hướng này đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên có một vài sự khác biệt quan trọng và cả những thuận lợi khi mua một franchise đang tồn tại. Nó đang tồn tại: Thay vì bắt đầu bằng việc tìm kiếm một địa điểm, xây dựng, mua sắm trang thiết bị cần thiết, tìm kiếm nhà cung cấp và mua hàng hóa để dự trữ, tìm kiếm nhân viên, thuê họ và huấn luyện họ - thì mọi thứ đã có sẵn. Có kinh nghiệm: Khi công việc kinh doanh đã tồn tại rồi, thì nó đã đã có tiếng tăm trong thị trường và đã tồn tại các khách hàng của riêng nó. Bạn có thể thấy tất cả những khía cạnh về công việc kinh doanh mà nó đã có trong quá trình hoạt động như, nó kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, nó cho bạn thấy bạn cần bao nhiêu vốn, hiểu biết về thời vụ của công việc kinh doanh và khuynh hướng hoạt động của nó. Bạn biết các chi phí kinh doanh: Khi mua một franchise đang hoạt động, người mua mua công việc kinh doanh dựa trên một mức giá đã được thương lượng, giá này có thể dựa trên những tài sản mà công việc kinh doanh đang có, lưu lượng tiền mặt của nó hay những thỏa thuận khác bằng các điều kiện, điều khoản. Thông tin được franchisor cung cấp trong UFOC của họ có thể chỉ cung cấp cho bạn; sự đánh giá, ước lượng các chi phí phát triển công việc kinh doanh mới. Lợi nhuận từ đầu tư: Với một địa điểm mới, ngay cả khi bạn được một franchisor có kinh nghiệm cung cấp sự hướng dẫn, những nghiên cứu có giá trị thì nó vẫn chỉ mang tính suy đoán mà thôi. Một địa điểm mới không có thực tế để chứng minh lợi nhuận nó đem lại cho nhà đầu tư. Dễ dàng hơn về tài chính: Các ngân hàng thích thực tế, nền tảng để họ ra quyết định cho vay không chỉ dựa trên danh tiếng của hệ thống nhượng quyền và các báo cáo của bạn mà còn phải dựa vào hiện thực của một một vị trí đang hoạt động.
- Bạn vẫn phải làm công việc của riêng mình tại nhà khi mua một franchise đang tồn tại. Ngay cả khi các thông tin trong quá khứ của franchise bạn định mua trông có vẻ đáng tin cậy, bạn cần đào bới để có thêm nhiều thông tin hơn. Phải tìm ra lý do, tại sao franchsee rời bỏ công việc kinh doanh (bán lại cho bạn) Tìm hiểu xem, nếu đội ngũ nhân viên và quản lý hiện tại ở lại với bạn, nếu bạn đang hy vọng có những nhân viên này và họ đã được huấn luyện rồi, bạn cần đảm bảo rằng họ sẽ ở lại với bạn. Hãy tìm hiểu về điều này; công việc kinh doanh có xu hướng tốt đẹp như trong quá khứ?, Thị trường đang khô cạn? Những vị trí lân cận đang thay đổi? Các đối thủ cạnh tranh của họ đang tiến vào thị trường, điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong tương lai? Hãy đảm bảo rằng bạn tìm kiếm một công việc kinh doanh như thể là bạn đang bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Cuối cùng, nếu công việc kinh doanh đã từng có sự duy giảm trong vài tháng hoặc năm trong khứ, không có sự đảm bảo bạn sẽ vực dậy được nó. Đững mắc phải sai lầm vì quá tự tin bởi vì, bạn nghĩ bạn làm việc nhiệt tình hơn và khéo léo hơn những người chủ của nó do đó, bạn kinh doanh tốt hơn. Là một franchisee mới bạn có thể nhận được từ frạnchisor một bản copy các tài liệu giới thiệu về nhượng quyền mà họ cũng phải cung cấp tới các franchisee khác. Điều này có thể không xảy ra trong trường hợp bạn mua franchise từ một franchisee đang hoạt động và bạn phải thược hiện thay franchisee đó thực hiện một hợp đồng đã được ký kết với franchisor mà không có sự thay đổi, cải biến nào cả. Hợp đồng bạn sẽ thực hiện đơn giản là một sự chuyển giao hợp đồng của người bán (franchisee bán công việc kinh doanh cho bạn), franchisor không bắt buộc phải cung cấp cho bạn các tài liệu mà họ phải cung cấp cho một franchisee mới. Bởi vậy, nếu hợp đồng nhượng quyền mà franchisor đang đề nghị ký kết với bạn có sự khác biệt so với hợp đồng nhượng quyền của franchisee đang muốn bán công việc kinh doanh cho bạn, bạn có thể trông đợi vào việc nhận được tài liệu giới thiệu từ franchisor. Hãy đọc hợp đồng nhượng quyền và các tài liệu giới thiệu mới một cách cẩn thận bởi vì nó có thể bao gồm các khoản phí và những điều kiện rất khác biệt so với hợp đồng đã được ký bởi franchisee bán công việc kinh doanh cho bạn và những thay đổi đó có thể có sự tác động đến bạn trong việc đánh giá xem công việc kinh doanh bạn mua có đáng giá bao nhiêu. Điều quan trọng, như với tất cả mọi vấn đề cần giải quyết khác, bạn phải có một luật sư am hiểu về các nguyên tắc nhượng quyền. Bạn có thể trông đợi họ cung cung cấp sự hướng dẫn. Mua một franchise từ một franchisee có thể là một cơ hội tốt nhưng hãy nhớ rằng bạn vẫn phái làm những công việc cần thiết trước khi bạn thực hiện việc mua bán. Nhận dạng mối quan hệ nhượng quyền
- Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng mới được đưa vào nội dung của Luật Thương mại sửa đổi. Trong thời gian sắp tới, các quy định này sẽ là cơ sở pháp lý chính thức tạo lập nên một sân chơi chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ Mỹ và các nước phát triển cách đây 150 năm. Với những ưu điểm nổi trội, hình thức kinh doanh này đã phát triển một cách hết sức nhanh chóng. Tính đến nay, trên thế giới đã có tới hơn ngàn hệ thống nhượng quyền với hành triệu cơ sở kinh doanh đang hoạt động. Chỉ riêng ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền đã chiếm tới 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được hơn hàng triệu lao động và bình quân cứ 12 phút lại có 1 franchising mới ra đời. Tuy vậy, dù nói thế nào thì nhượng quyền thương mại vẫn còn là một hình thức kinh doanh hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Hơn thế nữa, duy trì một mối quan hệ tích cực và phát triển giữa doanh nghiệp được nhượng quyền và nhà nhượng quyền là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nhượng quyền thương hiệu. Giai đoạn đầu tiên của quá trình này là chìa khóa then chốt cho cả hai bên trong việc xây dựng mối quan hệ nhượng quyền. Điều này liên quan đến việc xin được giấy phép từ nhà nhượng quyền thương hiệu, điều cho phép doanh nghiệp được nhượng quyền, kinh doanh dưới nhãn hiệu hoặc tên tuổi thương mại của họ. Những doanh nghiệp được nhượng quyền cũng được huấn luyện lúc ban đầu và được hỗ trợ trong suốt giai đoạn khởi đầu công việc kinh doanh. Sức hút chủ yếu của một hệ thống nhượng quyền đối với nhà đầu tư đó là một mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng, thông qua nhiều năm hoạt động trên thị trường. Bất cứ ai sắp tham gia vào một hệ thống nhượng quyền nên hiểu rằng hệ thống hoạt động của nhà nhượng quyền đã được chứng minh trước đó và đã đạt được thành công là rất quan trọng, khả năng thành công sẽ được tối đa hóa khi hệ thống đó được tuân thủ. Những doanh nghiệp được nhượng quyền sẽ có xu hướng kinh doanh trái ngược với những nhà kinh. Những doanh nghiệp được nhượng quyền chuyển năng lượng của họ vào kế hoạch chứ không phải tái phát minh ra một cái mới.” Từ viễn cảnh của những nhà nhượng quyền thương hiệu, sự thiết lập, xây dựng các biện pháp kiểm soát, điều khiển hệ thống là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của dịch vụ hoặc sản phẩm mà họ đưa ra trên toàn mạng lưới của mình. Điều này cho phép họ bảo vệ thương hiệu và theo đó, làm lợi cho những doanh nghiệp được nhượng quyền trong mạng lưới đó.
- Bản chất của mối quan hệ nhượng quyền chính là những yếu tố nhận dạng “thế nào là nhượng quyền thương mại” Công việc đào tạo nhượng quyền thương hiệu đi xa hơn ý nghĩa của việc “làm kinh doanh như thế nào” bao quát sự cải tiến của quá trình đào tạo phát triển để có thể được nhìn nhận như việc “làm thế nào để kinh doanh tốt hơn.” Nhượng quyền thương hiệu thì sự hỗ trợ là yếu tố chính trong quyết định của ông khi đầu tư vào một doanh nghiệp nhượng quyền. Sau khi xem xét nhiều sự lựa chọn, một điều rõ ràng là trở thành một doanh nghiệp được nhượng quyền thương hiệu là một quyết định đúng đắn. Bởi vì tất cả những hệ thống hỗ trợ đã theo tôn ti trật tự, người sở hữu những doanh nghiệp này nên thực hiện hết sức mình. Sự nhận thức rõ bản chất mối quan hệ giữa nhà nhượng quyền thương hiệu và doanh nghiệp được nhượng quyền là điều rất quan trọng đối với cả hai bên để họ tập trung vào xây dựng mối quan hệ này, và tập trung vào công việc của mình hơn là đi tìm hiểu nhượng quyền là gì. Một điều quan trọng cũng nên nhớ đó là đối với một vài cá nhân, nhượng quyền thương hiệu có thể không phải là một cách thích hợp cho việc kinh doanh. Bằng cách khám phá chiều sâu bản chất thực sự của mối quan hệ nhượng quyền thương hiệu, những người nghĩ đúng về nhượng quyền thương hiệu sẽ có thể nhận ra lợi ích trọn vẹn mà hệ thống đó mang lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn biết gì về franchising? (Tiếp theo và hết)
6 p | 174 | 46
-
Hợp đồng franchise (Hợp đồng nhượng quyền thương mại)
6 p | 225 | 45
-
Bạn biết gì về franchising? phần 1
7 p | 150 | 40
-
Mười điều một nhà đầu tư cần biết về mua một franchise
2 p | 155 | 40
-
Bạn cần biết gì về franchising? (Phần 1)
11 p | 156 | 33
-
Bạn biết gì về franchising? (Phần 1)
12 p | 167 | 32
-
Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp VN đương đại-chương 2
15 p | 111 | 23
-
Tìm mua NQTM ở đâu ? C
4 p | 89 | 13
-
Mười điều các franchisee phải cân nhắc trước khi mua một franchise
3 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn