Mức độ và mục tiêu của những chuyển giao xã hội...<br />
<br />
MỨC ĐỘ VÀ MỤC TIÊU CỦA NHỮNG<br />
CHUYỂN GIAO XÃ HỘI: ĐỐI PHÓ VỚI NGHÈO ĐÓI<br />
THEO QUAN ĐIỂM TOÀN CẦU(1)<br />
TOMMY FERRARINI*<br />
KENNETH NELSON**<br />
JOAKIM PALME***<br />
<br />
Tóm tắt: Bài viết phân tích mối quan hệ giữa trợ giúp xã hội với nghèo đói<br />
toàn cầu; nghiên cứu so sánh về các nhà nước phúc lợi ở những nước phát triển<br />
với những nước có thu nhập thấp và trung bình. Các phân tích thực nghiệm<br />
được dựa trên số liệu so sánh thu nhập ở hộ gia đình tại 36 nước trong năm<br />
2005, áp dụng phương pháp mô tả và kỹ thuật hồi quy để đánh giá vai trò của<br />
bảo trợ xã hội trong nghèo đói toàn cầu.<br />
Từ khóa: An sinh xã hội, nghèo đói toàn cầu, bảo trợ xã hội.<br />
<br />
Sau hàng thập kỷ với nhiều tranh cãi,<br />
giờ đây vai trò của an sinh xã hội đối với<br />
vấn đề giảm nghèo đói trở nên rõ ràng<br />
hơn trong chương trình phát triển xã hội<br />
toàn cầu. Năm 2009, Liên Hợp Quốc<br />
phát động sáng kiến “Diễn đàn bảo trợ xã<br />
hội” nhằm tạo điều kiện cho công dân<br />
toàn cầu tiếp cận đến các dịch vụ xã hội<br />
cơ bản và đảm bảo thu nhập. Năm 2012,<br />
Ngân hàng Thế giới thông qua “Chiến<br />
lược Bảo trợ xã hội và Lao động” hoạt<br />
động trong 10 năm, kêu gọi tăng cường<br />
chương trình dịch vụ xã hội ở các nước<br />
có thu nhập thấp và trung bình. Trong<br />
khi đó, một số nước đang phát triển cũng<br />
đề ra chương trình quốc gia hướng tới<br />
phân phối lại nguồn thu nhập, thường có<br />
sự trợ giúp của nước ngoài.<br />
Mặc dù các tranh luận về bảo trợ xã<br />
<br />
hội ở các nước đang phát triển không<br />
chỉ giới hạn đối với các nước có thu<br />
nhập thấp, hiện nay trợ giúp phổ quát và<br />
các chương trình an sinh xã hội đã bao<br />
trùm cả khu vực phi chính thức và người<br />
ta vẫn quan tâm đến các nhóm đối tượng<br />
có thu nhập thấp trong chính sách bảo<br />
trợ xã hội. Độ lớn của trợ cấp theo thu<br />
(1<br />
<br />
Bài viết là một báo cáo khoa học, được thực<br />
hiện trong khuôn khổ dự án “Cơ hội cho chính<br />
sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam: Ứng phó với<br />
toàn cầu hóa, thay đổi về dân số và nghèo đói<br />
theo kinh nghiệm của Thụy Điển” (2011 2013) do Viện Nghiên cứu Tương lai (Thụy<br />
Điển) chủ trì, tổ chức với sự phối hợp của Viện<br />
Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa<br />
học xã hội Việt Nam, do SIDA tài trợ.<br />
(*), (**)<br />
Viện Nghiên cứu xã hội Thụy Điển<br />
(Swedish Institute for Social Research).<br />
(***)<br />
Trường Đại học Quốc gia Uppsala<br />
(Government Uppsala University).<br />
(1)<br />
<br />
17<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013<br />
<br />
nhập ngày càng ít được đề cập đến; đôi<br />
khi bị bỏ qua hoàn toàn. Lấy một ví dụ,<br />
trong chính sách mới của Ngân hàng<br />
Thế giới (2012) đối với bảo trợ xã hội,<br />
không một mục nào nói về độ lớn của<br />
trợ giúp trong các chương trình, trong<br />
khi đó nhu cầu tập trung trợ giúp cho<br />
các nhóm đối tượng có thu nhập thấp<br />
thường được đề cập. Việc chỉ chú trọng<br />
một phía đến các đối tượng có thu nhập<br />
thấp trong chương trình phát triển xã hội<br />
toàn cầu, nhất là khi các nhà khoa học<br />
cho thấy cần phải có cái nhìn đa chiều<br />
đối với vấn đề an sinh xã hội, cần phải<br />
được xem xét lại.<br />
Ngay từ đầu chúng tôi muốn nhấn<br />
mạnh rằng, chúng tôi không phản đối<br />
quan điểm bảo trợ xã hội có đối tượng.<br />
Ngược lại, các chương trình có đối<br />
tượng có thể giúp các gia đình nghèo đói<br />
và họ tạo thành yếu tố thiết yếu trong<br />
toàn bộ hệ thống bảo trợ xã hội. Chúng<br />
tôi cũng không muốn thách thức tầm<br />
quan trọng của trợ giúp và an sinh xã<br />
hội mang tính phổ quát đối với phát<br />
triển xã hội. Chúng tôi cho rằng các<br />
cuộc thảo luận về những mối quan hệ<br />
giữa bảo trợ xã hội với đói nghèo toàn<br />
cầu đã bỏ qua mức độ trợ giúp trong các<br />
chương trình xã hội. Chúng tôi sẽ chỉ ra<br />
mặt tốt của quan điểm đa chiều đối với<br />
bảo trợ xã hội khi gắn kết sự phân phối<br />
và mức độ trợ giúp xã hội vào một hệ<br />
thống đồng nhất. Giả thiết của chúng tôi<br />
là mức độ trợ giúp dựa theo thu nhập<br />
cũng quan trọng như phân phối trợ giúp<br />
18<br />
<br />
xã hội trong bối cảnh liên quốc gia của<br />
đói nghèo toàn cầu.<br />
Tiếp theo chúng tôi xem xét cuộc<br />
tranh luận về bảo trợ xã hội và nghèo<br />
đói trong nghiên cứu phát triển xã hội,<br />
cũng như rà soát lại công trình của các<br />
học giả liên quan đến phân phối theo thu<br />
nhập ở những nước phát triển. Dưới đây<br />
chúng tôi giới thiệu số liệu và các kết<br />
quả thực nghiệm.<br />
Bảo trợ xã hội và phát triển<br />
Tranh luận về tính đối tượng của bảo<br />
trợ xã hội là một vấn đề cũ trong nghiên<br />
cứu ở các nước phát triển, bao gồm cả<br />
những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối<br />
tính phổ quát trong lĩnh vực này. Giờ đây<br />
vấn đề này đang nổi lên trong chương<br />
trình phát triển xã hội toàn cầu. Các<br />
chính sách xã hội phổ quát được áp dụng<br />
ở các nước phương Tây sau Chiến tranh<br />
thế giới thứ II xuất phát từ sự chỉ trích<br />
các điều luật dành cho người nghèo hoạt<br />
động kém hiệu quả, nhưng phải nhiều<br />
thập kỷ sau thì các nghiên cứu so sánh<br />
mới cho thấy hạn chế của chính sách<br />
hướng về các đối tượng nhằm làm giảm<br />
nghèo đói ở các nước phát triển. Trong<br />
bối cảnh này, Korpi và Palme (1998) đã<br />
sử dụng dữ liệu từ giữa những năm 1980<br />
để cho thấy rằng, quá trình tái phân phối<br />
diễn ra chậm hơn ở những nước giàu có,<br />
nơi đó trợ giúp theo thu nhập tập trung<br />
vào nhóm có thu nhập nghèo hơn và bất<br />
bình đẳng về thu nhập cao hơn.<br />
Bảo trợ xã hội ở những nước giàu<br />
Kể từ những năm 1980, một số nước<br />
<br />
Mức độ và mục tiêu của những chuyển giao xã hội...<br />
<br />
giàu đã có những thay đổi to lớn trong<br />
hệ thống bảo trợ xã hội, thường thể hiện<br />
dưới dạng cắt giảm đối tượng được nhận<br />
hỗ trợ và đòi hỏi tiêu chí nghiêm ngặt<br />
hơn. Trong khi đó, người ta chú trọng<br />
hơn đến các hình thức trợ giúp xã hội có<br />
định hướng đối tượng. Sự tăng cường hỗ<br />
trợ cho trẻ em là một ví dụ bất ngờ, khi<br />
một loạt các nước giàu có thay thế trợ<br />
giúp phổ quát bằng tín dụng thuế cho trẻ<br />
em dựa vào thu nhập. Trợ giúp cho<br />
những đối tượng trẻ em có thu nhập thấp<br />
vẫn mang tính chủ đạo ở nhiều nước<br />
đang phát triển.<br />
Có thể còn quá sớm khi nói về sự<br />
chuyển đổi lớn lao trong các ưu tiên tái<br />
phân phối, tức là sự dịch chuyển từ các<br />
chương trình phổ quát và an sinh xã hội<br />
nổi lên cùng với sự lan tỏa của khái<br />
niệm công dân xã hội trong những thập<br />
kỷ sau chiến tranh sang việc đối phó<br />
theo đối tượng có thu nhập thấp và<br />
nghèo. Tuy nhiên, rõ ràng là, các khoản<br />
chi cho trợ giúp thông qua thẩm định tài<br />
sản đã tăng mạnh kể từ những năm<br />
1980. Ở các nước thuộc Tổ chức Hợp<br />
tác và Phát triển kinh tế (OECD), tỉ<br />
trọng của nguồn chi này trong GDP tăng<br />
gần gấp đôi từ năm 1980 đến 2000. Ở<br />
nhiều nước Châu Âu, xu thế này vẫn<br />
tiếp tục. Việc tăng cường sử dụng định<br />
hướng theo đối tượng ở các nước giàu<br />
phản ánh tác động của các tư tưởng tân<br />
tự do trong giới lập pháp và ảnh hưởng<br />
lớn hơn của xu hướng tái hàng hoá trong<br />
cải cách bảo trợ xã hội. Các động cơ<br />
<br />
tiềm tàng khác đang làm thay đổi hình<br />
thái dân số và sự quay lại của thất<br />
nghiệp hàng loạt, đặc biệt là tỉ lệ thất<br />
nghiệp dài hạn kéo dài liên tục ở nhiều<br />
nước Châu Âu sau khủng hoảng dầu mỏ<br />
những năm 1970.<br />
Tầm quan trọng của chính sách<br />
hướng tới đối tượng dường như vẫn tiếp<br />
tục tăng lên ở những nước phát triển và<br />
là một trong những hậu quả của khủng<br />
hoảng tài chính hiện nay. Trong những<br />
giai đoạn căng thẳng về tài khoá, việc<br />
thẩm tra tài sản trở thành nguyên tắc<br />
hàng đầu của cải cách chính sách xã hội.<br />
Sự phát triển ở Châu Âu cung cấp nhiều<br />
ví dụ cho thấy, các quốc gia ở đây đã<br />
củng cố nguyên tắc hướng tới đối tượng<br />
của bảo trợ xã hội, bao gồm cả các biện<br />
pháp thoát nghèo. Những cải cách xã<br />
hội này thường được khuôn trong vấn đề<br />
cải thiện hiệu quả trợ giúp xã hội. Liệu<br />
có xu hướng tăng cường định hướng đối<br />
tượng trong xoá nghèo ở các nước giàu?<br />
Rõ ràng là, khó có thể đưa ra một câu trả<br />
lời khẳng định cho câu hỏi mang tính cơ<br />
bản này. Những nghiên cứu trước đây<br />
liên quan đến cơ chế tái phân phối của<br />
nhà nước phúc lợi và hình thái nghèo<br />
trên toàn quốc đã đưa ra những nguyên<br />
nhân dẫn đến mối quan tâm về vấn đề<br />
này, nhất là từ khi tình trạng nghèo và<br />
bất bình đẳng thu nhập ở các nước giàu<br />
tăng lên cùng với việc tổ chức lại nhà<br />
nước phúc lợi.<br />
Dường như hai khuynh hướng tinh<br />
giản nhà nước phúc lợi và gia tăng bất<br />
19<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013<br />
<br />
bình đẳng không liên quan đến nhau, và<br />
có lẽ những thay đổi trong bảo trợ xã<br />
hội ở những nước giàu đã làm suy yếu<br />
mối quan hệ giữa tái phân phối theo đối<br />
tượng và tái phân phối theo thu nhập.<br />
Có lẽ sự phân biệt giữa định hướng đối<br />
tượng với tính phổ quát đã không còn<br />
được quan tâm đặc biệt trong vấn đề tái<br />
phân phối. Whiteford (2008) đang tiếp<br />
tục vấn đề này và lập luận rằng, mối<br />
liên hệ giữa bảo trợ xã hội và tái phân<br />
phối ở những nước giàu đã quay trở lại<br />
và các chương trình có định hướng đối<br />
tượng hiệu quả hơn so với những<br />
chương trình tái phân phối theo thu<br />
nhập, nhờ đó làm giảm bất bình đẳng<br />
thu nhập ở các nước OECD.<br />
Việc phân phối dịch vụ xã hội và<br />
định hướng tới nhóm đối tượng có thu<br />
nhập thấp được bảo trợ xã hội cũng<br />
được thực hiện ở cấp độ Cộng đồng<br />
Châu Âu (EU), theo đánh giá gần đây<br />
của EU về chiến lược tăng trưởng 2020.<br />
Mặc dù EU thừa nhận phải nỗ lực nhiều<br />
hơn nữa để tăng cường hiệu suất của<br />
bảo trợ xã hội thông qua nhóm đối<br />
tượng, các nước thành viên EU cũng<br />
được khuyến khích tăng mức trợ giúp ở<br />
những nơi bảo trợ xã hội kém phát triển.<br />
Khía cạnh này của chương trình phát<br />
triển xã hội trong EU rất quan trọng, bởi<br />
vì người ta ngày càng nhận thức được<br />
rằng các chương trình chỉ định hướng<br />
nhóm đối tượng thực hiện xóa nghèo<br />
kém hiệu quả và rằng mức độ trợ giúp<br />
cũng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên,<br />
20<br />
<br />
khi các học giả và những người lập chính<br />
sách chuyển mối quan tâm từ bối cảnh<br />
Châu Âu để đánh giá chiến lược giảm<br />
nghèo ở các nước có thu nhập thấp và<br />
trung bình thì quan điểm đánh giá đa<br />
chiều này đã biến mất. Phần lớn tranh<br />
luận về bảo trợ xã hội và nghèo đói ở các<br />
nước đang phát triển đều quan tâm đến<br />
các nguyên tắc thiết kế chính sách về<br />
phân phối và đối tượng hưởng dịch vụ xã<br />
hội, mà không quan tâm đến mức độ trợ<br />
giúp và độ lớn của thu nhập được hỗ trợ.<br />
Cải cách trợ giúp xã hội ở các nước<br />
đang phát triển<br />
Bảo trợ xã hội theo đối tượng là<br />
nguyên tắc hàng đầu trong cải cách<br />
chính sách xã hội ở những nước có thu<br />
nhập thấp và trung bình. Nguyên tắc này<br />
chịu tác động của kết hợp những học<br />
thuyết kinh tế vĩ mô và chính sách trợ<br />
giúp. Chương trình được biết đến nhiều<br />
nhất trong trường hợp này là hệ thống<br />
hỗ trợ bằng tiền mặt có điều kiện, được<br />
phổ biến rộng rãi ở các nước Mỹ Latinh.<br />
Hỗ trợ tiền mặt có điều kiện cho các hộ<br />
nghèo đáp ứng được các yêu cầu thường<br />
liên quan đến chăm sóc sức khoẻ trẻ em<br />
hoặc giáo dục.<br />
Những lập luận kinh tế nhấn mạnh<br />
định hướng đối tượng của bảo trợ xã hội<br />
ở những nước có thu nhập thấp và trung<br />
bình chú trọng vào tình trạng căng thẳng<br />
tài chính và coi bảo trợ xã hội có ảnh<br />
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.<br />
Về mặt viện trợ phát triển, có sự dịch<br />
chuyển từ hỗ trợ cho các nước đang phát<br />
<br />
Mức độ và mục tiêu của những chuyển giao xã hội...<br />
<br />
triển sang trực tiếp giúp người nghèo ở<br />
những nước này, cũng tức là chuyển sang<br />
giúp theo nhóm đối tượng. Đối với nhiều<br />
nước, tài trợ là vấn đề có hàm ý chính trị,<br />
thể hiện nguồn tài trợ chỉ thực sự có hiệu<br />
quả khi đến được với người nghèo. Định<br />
hướng theo đối tượng này hiện đang là<br />
mục tiêu của nhiều tranh luận.<br />
Những tranh luận về bảo trợ xã hội và<br />
nghèo đói ở những nước đang phát triển<br />
hiện đang được mở rộng ra ngoài những<br />
lợi ích của bảo trợ theo đối tượng, mặc<br />
dù phải thừa nhận rằng còn có những<br />
nguyên tắc khác có thể đóng góp cho<br />
phát triển xã hội. Sự mở rộng phạm vi<br />
có thể nhìn thấy rõ khi Ngân hàng Thế<br />
giới thông qua việc xem lại cách tiếp<br />
cận đối với bảo trợ xã hội ở những nước<br />
đang phát triển. Nhiều thập kỷ qua, cách<br />
tiếp cận này ủng hộ các chương trình hỗ<br />
trợ bằng tiền mặt có điều kiện và các<br />
hình thức khác của chương trình giảm<br />
nghèo theo đối tượng. Ngân hàng Thế<br />
giới có tầm ảnh hưởng trong giai đoạn<br />
đầu của cải cách trợ giúp bằng tiền có<br />
điều kiện ở Mỹ Latinh, cung cấp tư vấn<br />
cũng như hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.<br />
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới hiện nay<br />
dường như thừa nhận rằng, có thể cần<br />
những biện pháp bổ sung để đối phó với<br />
nghèo đói toàn cầu. Kể từ những năm<br />
1980, nghèo đói đã giảm ở một số nước<br />
có thu nhập thấp và trung bình, trong<br />
khi đó hàng triệu người tiếp cận được<br />
rất nhiều loại hỗ trợ khác nhau.<br />
Trong chiến lược mới về bảo trợ xã<br />
<br />
hội ở các nước đang phát triển, Ngân<br />
hàng Thế giới dường như đã chấp nhận<br />
một thái độ mở hơn, thừa nhận vai trò<br />
của các chương trình an sinh xã hội phổ<br />
quát. Tuy nhiên, định hướng đối tượng<br />
vẫn là chiến lược chủ đạo, chỉ có điều<br />
người ta không nhấn mạnh vào số tiền<br />
mà người nghèo thật sự được nhận. Trên<br />
thực tế, ngoài một điều khoản nhỏ liên<br />
quan đến lương hưu cho người già,<br />
chúng ta không thể tìm thấy ở đâu trong<br />
chiến lược mới của Ngân hàng Thế giới<br />
về Bảo trợ xã hội và Lao động đề cập<br />
đến vấn đề mức tiền trợ cấp. Chúng tôi<br />
tin rằng, việc không đề cập đến số tiền<br />
bảo trợ trong các chương trình trợ giúp<br />
xã hội là không hợp lý, nhất là khi<br />
chương trình hướng đến thấu hiểu mối<br />
quan hệ giữa bảo trợ xã hội và nghèo<br />
đói toàn cầu.<br />
Lựa chọn dữ liệu và phương pháp<br />
Nghiên cứu xuyên quốc gia về phân<br />
phối thu nhập đòi hỏi dữ liệu so sánh có<br />
chất lượng cao. Trung tâm dữ liệu xuyên<br />
quốc gia ở Luxembourg (LIS) là một cơ<br />
quan nghiên cứu quốc tế phỏng theo cơ<br />
sở dữ liệu thu nhập quốc gia ở quy mô<br />
nhỏ. Nghiên cứu của chúng tôi gồm 36<br />
nước với dữ liệu so sánh thu nhập quy<br />
mô nhỏ trong năm 2005: Australia, Áo,<br />
Belgium, Brazil, Canada, Colombia, Séc,<br />
Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức,<br />
Hy Lạp, Guatemala, Hungary, Ireland,<br />
Israel, Italy, Luxembourg, Mexico, Hà<br />
Lan, Norway, Peru, Ba Lan, Romania,<br />
Nga, Cộng hoà Slovak, Slovenia, Hàn<br />
21<br />
<br />