intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mục tiêu phát triển đất nước trong Văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng và vận dụng vào giảng dạy môn Kinh tế chính trị

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mục tiêu phát triển đất nước trong Văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng và vận dụng vào giảng dạy môn Kinh tế chính trị" tập trung làm rõ vì sao Đảng ta lại đưa ra mục tiêu phát triển mới cho đất nước trong đại hội Đảng lần thứ XIII, phân tích các nguy cơ, thách thức mà nước ta phải đối mặt đồng thời lồng ghép nội dung này vào giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác-Lênin. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mục tiêu phát triển đất nước trong Văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng và vận dụng vào giảng dạy môn Kinh tế chính trị

  1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Lê Tuấn Anh1 1. Email: anhlt80@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (1/2021) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, Đại hội đã đặt ra mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Đây là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng, định hướng cho quá trình phát triển của nước ta đến giữa thế kỷ XXI. Để hoàn thành mục tiêu này, bên cạnh những mặt thuận lợi thì những nguy cơ, thách thức đặt ra cho nước ta là rất lớn. Bài viết tập trung làm rõ vì sao Đảng ta lại đưa ra mục tiêu phát triển mới cho đất nước trong đại hội Đảng lần thứ XIII, phân tích các nguy cơ, thách thức mà nước ta phải đối mặt đồng thời lồng ghép nội dung này vào giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác-Lênin. Từ đó, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và giúp sinh viên thấy được trách nhiệm của bản thân để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ khóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước phát triển, thu nhập cao. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm suốt trong thời kỳ quá độ trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng. Tại hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (29/9/1975), Đảng ta xác định: “Phấn đấu trong vòng 15-20 năm, hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta” (Đặng Phong và nnk, 2012). Như vậy, Đảng ta đã đưa ra mục tiêu trong vòng 20 năm (đến năm 1995) sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ từ 1960-1986, tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và mọi nguồn lực đều dồn vào để phát triển công nghiệp nặng với các ngành như điện lực, cơ khí, hóa chất, xây dựng, thép,…dẫn đến nền kinh tế mất cân đối nặng nề. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng. Vì vậy, mục tiêu trong vòng 15-20 năm hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội khó trở thành hiện thực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, vì vậy các mục tiêu và bước đi của công nghiệp hóa cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Mười năm sau đại hội VI, nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội và chuẩn bị các tiền đề cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tháng 6/1996, chủ 157
  2. trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời đưa ra mục tiêu phấn đấu: “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 55, 2015) Trong các Đại hội tiếp theo (đại hội IX, X, XI ) Đảng ta đều khẳng định mục tiêu: phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) có điều chỉnh lại mục tiêu: sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên thực tế trong hơn 35 năm qua mặc dù toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu để thực hiện mục tiêu này nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên mục tiêu này đã không hoàn thành. Mặc dù mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã không hoàn thành nhưng những quan điểm, chủ trương về mục tiêu phát triển đất nước của các Đại hội trước đây đã tạo cơ sở nền tảng để đại hội XIII kế thừa, bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (01/2021) đã thông qua các văn kiện quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, Đảng đã đề ra mục tiêu mới cho sự phát triển của đất nước: phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 chứ không phải là nước công nghiệp hay cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như trong văn kiện các Đại hội Đảng trước đây. Đại hội lần thứ XIII đã cụ thể hóa từng bước đi, từng chặng đường của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ đây đến giữa thế kỷ XXI, gắn với các mốc kỷ niệm có ý nghĩa đối với lịch sử của đất nước, của Đảng và của dân tộc. Bài tham luận tập trung làm rõ nguyên nhân vì sao Đảng lại đưa ra mục tiêu mới cho sự phát triển của đất nước tại đại hội Đảng lần thứ XIII đồng thời nêu lên các nguy cơ, thách thức mà nước ta phải đối mặt trong thời gian sắp tới. Từ đó, vận dụng nội dung này vào giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác-Lênin (Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam) nhằm giúp thấy được mục tiêu phát triển mới của đất nước đến giữa thế kỷ XXI thông qua đó giúp thấy được trách nhiệm trong việc góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, lịch sử và phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích trong nội dung bài viết. 3. NỘI DUNG 1. Những căn cứ đề ra mục tiêu phát triển mới cho đất nước tại Đại hội Đảng lần thứ XIII Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021), trên cơ sở tổng kết lý luận, thực tiễn, có tham khảo thông lệ của quốc tế và trên cơ sở kế thừa, phát triển những quan điểm của Đảng trong các đại hội trước. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra mục tiêu mới cho quá trình phát triển của đất nước: “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, 2021). Điểm mới ở đây chính là “nước ta trở thành nước phát triển” chứ không phải là nước công nghiệp hay cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như trong các văn kiện của các Đại hội Đảng trước đây. 158
  3. Đồng thời, đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho quá trình phát triển của đất nước như sau: - Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. - Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. - Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, 2021) Cho đến nay, tiêu chí xác định như thế nào là nước công nghiệp, như thế nào là nước công nghiệp theo hướng hiện đại vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trên thế giới hiện nay, chỉ có Tổ chức Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) phân chia các nước thành nước đã công nghiệp hóa và nước chưa công nghiệp hóa hoặc đang trong quá trình công nghiệp hóa, còn hầu hết các nước, các tổ chức quốc tế khác không sử dụng cách phân loại này. Các nước, các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, ...) đều đánh giá, phân loại các nước thành 03 loại: nước phát triển, nước đang phát triển, nước kém phát triển. Nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc sử dụng cách thức phân loại theo thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết nhằm thuận lợi cho quá trình phân tích, đánh giá và so sánh quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định mục tiêu phát triển của đất nước đến giữa thế kỷ thứ XXI dựa theo cách phân loại này. Trong cách phân loại này, căn cứ chính để phân loại các nước là thu nhập bình quân đầu người theo số liệu được Ngân hàng thế giới công bố hằng năm. Tháng 7/2020, Ngân hàng thế giới công bố tiêu chí phân loại các nước theo thu nhập bình quân đầu người như sau: - Nước có thu nhập thấp là nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.036 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là 1.026 USD/năm); - Nước có thu nhập trung bình thấp là nước có thu nhập bình quân đầu người từ 1.036 đến dưới 4.045 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là từ 1.026-3.395 USD/năm); - Nước có thu nhập trung bình cao là nước có thu nhập bình quân đầu người từ 4.045 đến dưới 12.535 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là 8.395-12.375 USD/năm). - Nước có thu nhập cao là nước có thu nhập bình quân đầu người trên 12.535 USD/năm. (Những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, 2021) Theo cách phân loại này, những nước kém phát triển cũng là nước có thu nhập thấp; những nước đang phát triển bao gồm những nước có thu nhập trung bình thấp và nước có thu nhập trung bình cao; những nước phát triển là nước có thu nhập cao. Năm 2008, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, có thu nhập thấp trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp (theo số liệu của Ngân hàng thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 là 1.149 USD ). Năm 2020, nước ta đã có thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD (Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, 2021), vẫn là nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Dự kiến đến năm 2025, GDP bình quân đầu người nước ta ước đạt 4.700-5.000 USD/năm) (Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, 2021). Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người ước đạt 159
  4. khoảng 7.500 USD/năm) (Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, 2021). Đến năm 2045, GDP bình quân đầu người phải đạt trên 12.535 USD/năm. Như vậy, trên cơ sở vừa kế thừa những mục tiêu của các Đại hội trước, vừa tiếp thu các tiêu chí theo thông lệ quốc tế, vừa tổng kết lý luận và thực tiễn. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra các mục tiêu mới cho sự phát triển đất nước phù hợp với tình hình mới. Thể hiện tính khoa học, tính kế thừa và phát triển của Đảng ta về các mục tiêu phát triển của đất nước đến giữa thế kỷ XXI. 3.2. Những nguy cơ mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian sắp tới Trong báo cáo chính trị đại hội XIII, Đảng ta đã chỉ rõ bên cạnh những mặt thuận lợi thì những nguy cơ, thách thức mà nước ta phải đối mặt trong thời gian sắp tới là rất lớn: “Xu hướng già hóa dân số nhanh,… Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn.” Bên cạnh những thách thức khác như tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá tăng mạnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,... ngày càng tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước. Trong bài tham luận này tập trung làm rõ 03 nguy cơ, thách mà nước ta phải đối mặt trong thời gian sắp tới đó là xu hướng già hóa dân số nhanh, nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Thứ nhất, xu hướng già hóa dân số nhanh. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, tốc độ già hóa dân số Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Trước giai đoạn già hóa dân số là giai đoạn “dân số vàng” nghĩa là tỷ lệ của người thuộc độ tuổi lao động trong tổng dân số tiếp tục tăng. Các nước đang phát triển cần tận dụng giai đoạn dân số vàng này để phát triển trước khi chuyển sang giai đoạn già hóa dân số. Khi đến giai đoạn già hóa dân số thì tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động giảm dần và số người ngoài độ tuổi lao động tăng cao, sẽ trở thành gánh nặng đè lên vai những người trong độ tuổi lao động. Theo các phân tích về cơ cấu dân số, giai đoạn dân số vàng của Việt Nam kéo dài từ năm 1970 đến năm 2025. Nhìn lại hơn 50 năm của giai đoạn dân số vàng, Việt Nam đã đánh mất phần lớn thời cơ phát triển. Giai đoạn 1970-1975, là giai đoạn chiến tranh; Giai đoạn 1975- 1985, là thời kỳ nước ta thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập trung, kinh tế hầu như không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng rất thấp. Giai đoạn (1986-1995), nước ta chỉ tập trung phục hồi sản xuất nông nghiệp, bắt đầu xây dựng những tiền đề về thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Những năm sau đó (1996-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh (gần 7%) nhưng chưa mạnh mẽ (Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản trong giai đoạn dân số vàng tốc độ tăng trưởng kinh tế là 9-10%/năm)(Trần Văn Thọ, 2006). Nước ta chỉ còn khoảng gần 5 năm nữa là kết thúc giai đoạn dân số vàng và chuyển sang giai đoạn già hóa dân số. Đến năm 2025 (kết thúc thời kỳ dân số vàng) thu nhập bình quân đầu người dự kiến của Việt Nam là 4.700-5.000 USD/năm. Trong khi đó, các nước NICS đã tận dụng rất tốt giai đoạn “Dân số vàng” của nước mình để tăng tốc phát triển. Khi chấm dứt thời kỳ dân số vàng, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản (1992) là 30.000 USD ( tính theo giá 2005 ), của Hàn Quốc là 20.000 USD), Việt Nam chỉ bằng 1/6 Nhật Bản và ¼ Hàn Quốc thời điểm tương ứng) (Trần Văn Thọ, 2006). Như vậy, qua các số liệu như trên, nước ta đã không tận dụng được giai đoạn “dân số vàng” để đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nước và đang chuẩn bị đi vào giai đoạn “già hóa dân số”. 160
  5. Thứ hai, nguy cơ tụt hậu về kinh tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới, trải qua 35 năm đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước từ nước kém phát triển, thu nhập thấp lên thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng so với kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonexia,…Những thành tựu đạt được của Việt Nam là còn khiêm tốn so với tiềm năng, vị thế của đất nước. Việt Nam ngày càng thua kém, tụt hậu với các nước trong khu vực trên nhiều mặt. Theo số liệu của ESCAP (Ủy ban Liên Hiệp Quốc về kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương ) thì vào năm 1954, thu nhập bình quân đầu người của miền Nam Việt Nam là 117 USD, xấp xỉ Thái Lan và cao hơn Indonesia (Thái Lan là 108 USD và Indonexia là 88 USD) nhưng đến năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã gấp 2,3 lần Việt Nam; Indonesia gấp 1,5 lần; Malaysia gấp 3,5 lần và Philippines gấp 1,1 lần. Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam xếp thứ 120/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1993; Thái Lan năm 2003; Indonesia năm 2010; Hàn Quốc thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 2019, năng suất lao động của Singapore gấp 11,9 lần Việt Nam; Malaysia gấp 4,32 lần; Thái Lan gấp 2,4 lần; Indonesia gấp 1,8 lần; Philippines gấp 1,59 lần. Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,8 lần)(Thế nào bẫy thu nhập trung bình,2017) Tăng trưởng GDP Việt Nam đã bị chậm lại sau khi ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp. Nếu GDP tăng trưởng bình quân của thời kỳ 1991-2007 là 7,49%, thì của thời kỳ 2008-2016 chỉ còn 5,15%. Hệ số ICOR của nước ta còn cao: bình quân 2006-2015 ở mức trên 6,9 (tức là để tạo ra 1 đồng GDP phải đầu tư trên 6,9 đồng) - cao hơn thời kỳ 2001-2005 (4,88) và cao hơn Trung Quốc (6,4), Malaysia (5,4), Indonesia (4,64), Philippines (4,1)... (GDP bình quân đầu người của Việt Nam,2021) Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng vốn và tăng số lượng lao động, còn yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chiếm tỷ trọng thấp. Thời kỳ 2011- 2015, yếu tố TFP đóng góp 30,1% vào tăng trưởng GDP, năm 2016, là 35,5%, năm 2017 là 39,5% nhưng vẫn còn thấp so với nhiều nước. (Vũ Văn Thành, 2019) So với Trung Quốc, Việt Nam còn cho thấy sự tụt hậu rõ hơn. Mặc dù cùng thể chế phát triển, cùng tiến hành cải cách, đổi mới cách nhau không xa (Trung Quốc cải cách năm 1978, Việt Nam đổi mới năm 1986 ) nhưng thành tựu đạt được khác xa nhau. Trong khoảng 30 năm qua, nhất là vào những năm của thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ (bình quân giai đoạn 1980-2008 tăng trưởng 10%/năm). Việt Nam từ đổi mới đến năm 2007 tăng trưởng khoảng 7%, từ năm 2008 đến nay giảm còn dưới 6%. Trung Quốc đã thành công xưởng của thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2010. Năm 1984, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam khoảng 30% nhưng đến năm 2013 khoảng cách đó đã tăng lên gấp 3,5 lần (Trần văn Thọ, 2006). Nhìn lại quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam, chúng ta đã tiến hành công nghiệp hóa từ năm 1960 đến nay đã 61 năm nhưng vẫn là nước đang phát triển với thu nhập trung bình thấp. Các nước công nghiệp mới NICS (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông ) cũng tiến hành công nghiệp hóa vào thời điểm giống Việt Nam nhưng chỉ cần 30-40 năm đã họ đã 161
  6. hoàn thành công nghiệp hóa, trở thành các nước công nghiệp mới. Hàn Quốc bắt đầu công nghiệp hóa từ năm 1961 đến năm 1996 đã hoàn thành (chỉ mất 35 năm), Đài Loan tiến hành công nghiệp hóa từ năm 1953 đến năm 1990 cũng đã hoàn thành (mất 37 năm) và đã đi vào hàng ngũ các nước tiên tiến, phát triển (Trần Văn Thọ, 2006). Mặc dù, về mặt dân số, diện tích, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,…các nước NICS không thuận lợi bằng Việt Nam nhưng họ đã hoàn thành công nghiệp hóa trong thời gian rất ngắn. Nước ta đã mất quá nhiều thời gian, không tận dụng được cơ hội và những điều kiện thuận lợi và càng ngày càng bị các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia và Malaysia bỏ xa. Như vậy, qua các số liệu phân tích nêu trên, Việt Nam ngày tụt hậu với các nước trong khu vực trên nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực thu nhập bình quân đầu người và năng suất lao động, đòi hỏi Việt Nam phải có sự nỗ lực rất lớn mới giảm được khoảng cách tụt hậu. Thứ ba, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình Đây là là khái niệm chỉ một nước sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình (nước đang phát triển) thì phát triển trì trệ, mắc kẹt trong mức thu nhập đó (theo chuẩn của Ngân hàng thế giới năm 2020, mức thu nhập trung bình là từ 4.045 USD đến dưới 12.535 USD/năm) và không thể vượt qua mức thu nhập này để lên mức thu nhập cao ( trên 12.535 USD/người/năm) và trở thành nước phát triển. Nhìn vào quá trình phát triển của các quốc gia khác nhau trong 60 năm qua, có thể thấy, một số quốc gia thành công trong việc duy trì tăng trưởng liên tục để chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp lên nước thu nhập cao (ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore), trong khi đó, một số quốc gia khác vẫn nằm trong mức thu nhập trung bình, chưa thể lên mức thu nhập cao (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines). Sự “mắc kẹt” này có các yếu tố như: không còn lợi thế về giá nhân công rẻ như những nước có thu nhập thấp, cũng không có ưu thế về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực trình độ cao và kỹ thuật - công nghệ hiện đại như những nước có thu nhập cao. Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm 2017 cho thấy, thời gian trung bình để một quốc gia chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp lên thu nhập cao khoảng 30-40 năm. Hết “thời gian vàng” này, thu nhập không tăng lên, quốc gia đó chính thức bị coi là đang mắc bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2008 (đến nay đã 13 năm đạt mức thu nhập trung bình thấp) tuy chưa rơi vào “Bẫy thu nhập trung bình” nhưng đang đứng trước nguy cơ này. Thời gian không chờ đợi chúng ta, những nền tảng để Việt Nam thành nước thu nhập cao vẫn còn thiếu trước hụt sau, lý do như đã phân tích ở phần: nguy cơ tụt hậu ( tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại, năng suất lao động thấp, hệ số ICOR còn lớn, mô hình tăng trưởng kinh tế còn nhiều bất cập,…). Ngoài ra, đã xuất hiện một số vấn đề cản trở sự tăng bậc lên mức thu nhập cao hơn của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế sau mấy chục năm chuyển dịch tích cực nhưng trong ngành nông nghiệp vẫn còn mang nặng tình trạng manh mún và phân tán. Ngành công nghiệp vẫn mang nặng tính gia công, lắp ráp, với trên một nửa giá trị công nghiệp và gần hơn 70% xuất khẩu thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm ngành dịch vụ vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn, nên năng suất và thu nhập không cao. Những yếu tố này là nguyên nhân kìm hãm, ngăn cản Việt Nam tiến đến mức thu nhập cao hơn. 162
  7. 3.3. Vận dụng quan điểm mới của Đại hội Đảng lần thứ XIII về mục tiêu phát triển đất nước vào giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, giảng viên cần khái quát quá trình công nghiệp hóa của nước ta từ trước cho đến nay để sinh viên thấy được bước phát triển về mặt lý luận của Đảng về mô hình và nội dung công nghiệp hóa của Việt Nam qua từng giai đoạn. Giải thích lý do, hoàn cảnh vì sao nước ta lại lựa chọn các lộ trình công nghiệp hóa như vậy và sự phát triển mới về mặt lý luận của Đảng ta về mục tiêu phát triển của đất nước trong Đại hội XIII. Qua đó sinh viên sẽ thấy được để đề ra được mục tiêu nói trên, Đảng ta phải tổng kết lý luận, thực tiễn, vừa tham khảo thông lệ quốc tế, vừa kế thừa, phát triển những quan điểm chủ trương của các đại hội trước. Thứ hai, giảng viên cần chỉ rõ cho sinh viên thấy rõ những nguy cơ mà đất nước ta phải đối mặt trong thời gian tới là rất lớn như “Xu hướng già hóa dân số”, “Nguy cơ tụt hậu” và “Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình”. Ngoài những số liệu phân tích ở phần trên, giảng viên có thể đưa thêm các số liệu khác để chứng minh cho các các nguy cơ và thách thức này. Để tránh nguy cơ này, giảng viên có thể nêu lên một số giải pháp mà Việt Nam cần thực hiện, cụ thể như sau: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước nhanh, bền vững. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thống nhất và nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường các loại thị trường. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi cho phát triển. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người. Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ. Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Tăng cường đầu tư phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường trên cơ sở huy động hợp lý nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp và các cá nhân. Phát triển một số ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, trực tiếp góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách, phù hợp với điều kiện, nguồn lực của đất nước. Thứ ba, trong nội dung tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ bên cạnh các yếu tố như tư duy phát 163
  8. triển, thể chế nguồn lực, môi trường quốc tế thuận lợi, trình độ văn minh,…thì ý thức xây dựng xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu trên, nhất là kêu gọi khát vọng phát triển đất nước của mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ chức,…trong đó có học sinh, sinh viên. “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước”cũng là một trong các nội dung của chủ đề Đại hội lần thứ XIII, giảng viên cần khơi gợi được tinh thần, khát vọng phát triển đất nước của sinh viên thông qua nội dung này. Ví dụ như Hàn Quốc, trong quá trình công nghiệp hóa của mình đã có sự đồng thuận rất lớn của xã hội vì mục tiêu phát triển đất nước, phải theo kịp các nước tiên tiến, nhất là theo kịp nước Nhật (nước làng giềng, đã từng đô hộ mình). Mục tiêu phấn đấu theo kịp nước Nhật thể hiện trong tinh thần của doanh nghiệp và sinh viên Hàn Quốc. Trong chiến lược đuổi bắt công nghệ của doanh nghiệp nước này, họ đưa ra khẩu hiệu “Phải theo kịp khả năng công nghệ của công ty hàng đầu của Nhật trong ngành” (Trần Văn Thọ, 2006), với nỗ lực không ngừng nghỉ, các doanh nghiệp của Hàn Quốc dần dần đã bắt kịp trình độ tiên tiến của các công ty Nhật Bản nhất là trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp xe hơi. Những sinh viên du học của Hàn Quốc cũng rất nỗ lực trong vấn đề học tập, họ nhanh chóng nắm bắt những thành tựu khoa học tiên tiến nhất của các nước phát triển trở về phục vụ cho đất nước mình. Với những chiến lược phát triển đúng đắn, họ đã hoàn thành được quá trình công nghiệp hóa, trở thành nước phát triển. Ngày nay, người dân Hàn Quốc đã đầu tư khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Người Hàn Quốc sang Việt Nam bây giờ hầu hết là nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hoặc kỹ sư trình độ cao. Trong khi đó, người Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu là xuất khẩu lao động (đi làm thuê). Đây là hai hình ảnh hoàn toàn tương phản, phản ánh trình độ phát triển của hai nước. Mặc dù, xuất phát điểm công nghiệp hóa, trình độ phát triển của hai nước là tương đương nhau. Giảng viên có thể lấy thêm những ví dụ của các nước khác để minh họa cho nội dung này nhằm đánh thức và khơi gợi được lòng tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước của mỗi sinh viên, phấn đấu vì một nước Việt Nam phát triển. 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở kế thừa, phát triển những quan điểm, chủ trương của Đảng về mục tiêu phát triển của đất nước trong các kỳ đại hội trước và trên cơ sở tổng kết lý luận, thực tiễn, có tham khảo thông lệ quốc tế, đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Đây là mục tiêu có cơ sở khoa học, thể hiện tầm nhìn của Đảng ta và là định hướng quan trọng cho quá trình phát triển của đất nước trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh những mặt thuận lợi thì thách thức đặt ra cho nước ta rất lớn. Thách thức lớn nhất hiện nay là xu hướng già hóa dân số, nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên cơ sở phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác – Lênin, giảng viên có thể lồng vào bài giảng những quan điểm mới của đại hội XIII về mục tiêu phát triển của đất nước cho sinh viên hiểu rõ đồng thời nêu lên các nguy cơ và thách thức mà nước ta phải đối mặt trong thời gian sắp tới. Thông qua đó, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước trong bản thân mỗi sinh viên, phấn đấu vì một nước Việt Nam phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. 164
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam(2011). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH - bổ sung, phát triển năm 2011 (2011). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 2. Những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng (2021). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 3. Đặng Phong – Trần Đình Thiên (2012). Biên niên các sự kiện kinh tế Việt Nam (1975-2008). Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. 4. Lê Bàn Thạch (2006). Công nghiệp hóa ở các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Hà Nội: Nxb Thế Giới. 5. Vũ Văn Thành (2019). Năng suất lao động Việt Nam và những tác động của đổi mới sáng tạo, Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, số 3, 23. 6. Trần Văn Thọ (2006). Cú sốc kinh tế Việt Nam. Hà Nội: Nxb Tri thức. 7. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 55 (2015). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 8. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 9. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 10. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tập 1 (2021). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 11. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tập 2 (2021). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 12. Thế nào là bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ sập bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam(2017).https://baodautu.vn/the-nao-bay-thu-nhap-trung-binh-va-nguy-co-sap-bay-thu-nhap- trung-binh-cua-viet-nam-d71834.html) 13. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đi sau bao nhiêu năm so với Thái Lan, Hàn Quốc(2021).https://cafef.vn/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-viet-nam-di-sau-bao-nhieu-nam-so-voi- thai-lan-han-quoc-20210624105750243.chn. 165
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1