101. Làm thế nào để việc kiểm tra<br />
bệnh định kì ít tốn kém nhất?<br />
Ở một số nước có nền y học tiên tiến thường có việc kiểm tra<br />
định kì một số bệnh xã hội. Một phương pháp kiểm tra bệnh thông<br />
thường là phương pháp thử máu. Thông qua việc thử máu có thể phát<br />
hiện sớm các loại bệnh viêm gan, tả, nhiễm trùng máu và nhiều bệnh<br />
khác, nhờ đó có thể chẩn đoán và chữa trị bệnh sớm.<br />
Phương pháp thực hiện kiểm tra thường là: Các nhân viên y tế<br />
đến các điểm kiểm tra gọi mỗi người lấy một ít máu, ghi phiếu, nhân<br />
viên y tế đem về cơ quan kiểm tra, nghiên cứu, cuối cùng thông báo<br />
kết quả kiểm tra cho từng người được kiểm tra. Phương pháp kiểm<br />
tra này có hiệu quả, tuy nhiên quá trình kiểm tra khá tốn công sức.<br />
Liệu có phương pháp nào tiết kiệm được sức lực hay không? Câu trả<br />
lời là có. Chúng ta nêu lên một ví dụ để thuyết minh vấn đề này.<br />
Ở một thành phố lớn nọ người ta lấy được một số lượng lớn mẫu<br />
máu trong một cuộc kiểm tra định kì. Để xử lí số lượng mẫu máu rất<br />
lớn này có thể có hai phương án: Phương án thông thường là tiến<br />
hành nghiên cứu từng mẫu máu. Phương án khác chia các mẫu máu<br />
thành từng nhóm, mỗi nhóm 100 mẫu. Sau đó từ mỗi nhóm lấy mỗi<br />
mẫu một lượng nhỏ máu (số lượng máu ít) đem trộn lẫn với nhau,<br />
sao đó tiến hành kiểm tra hỗn hợp máu đã trộn. Nếu kết quả kiểm tra<br />
trong mẫu hỗn hợp này là âm tính, chứng tỏ ở 100 mẫu máu vừa xét<br />
là không có mầm bệnh. Nếu kết quả kiểm tra mẫu máu hỗn hợp là<br />
dương tính (ví dụ bệnh viêm gan) thì trong nhóm máu đã chọn mẫu<br />
hỗn hợp ít nhất có một mẫu máu có mầm bệnh. Để kiểm tra mẫu máu<br />
nào có mầm bệnh trong 100 mẫu máu này phải tiến hành kiểm tra cụ<br />
thể từng mẫu máu trong nhóm này. Thế dùng phương án kiểm tra<br />
nào thì tốt hơn?<br />
Nếu dùng phương án thứ nhất, phải thực hiện 100 lần kiểm tra<br />
cho mỗi nhóm mẫu máu; nếu dùng phương án hai thì có khả năng chỉ<br />
tiến hành một lần kiểm tra, hoặc có thể có khả năng phải làm 101 lần<br />
kiểm tra. Để làm phép so sánh, cần phải xem xét số lần trung bình cần<br />
tiến hành kiểm tra cho mỗi nhóm mẫu máu, nhờ đó mà trong hai loại<br />
phương án thì phương án nào phải thực hiện số lần kiểm tra nhiều<br />
<br />
hơn và nhiều hơn bao nhiêu lần?<br />
Dựa vào số liệu kiểm tra sơ bộ trước đó (trước khi làm kiểm tra<br />
đại trà phải làm thí nghiệm kiểm tra cho một phạm vi nhỏ) và nhận<br />
được tỉ lệ viêm gan trung bình là 0,1%, tức cứ 1000 người có một<br />
người bị lây nhiễm bệnh viêm gan, hoặc có thể nói ở mỗi nhóm mẫu<br />
máu khả năng có 0,1% số mẫu máu có bệnh viêm gan. Vì vậy ở mỗi<br />
nhóm 100 mẫu máu khả năng để một mẫu máu không mang bệnh là:<br />
(1 - 0,1%)100 ≈ 90,48%.<br />
và khả năng có mẫu máu mang bệnh là<br />
1- 90,48% = 9,52%.<br />
Vì vậy nếu dùng phương án kiểm tra hai thì số lần trung bình cần<br />
thực hiện cho một nhóm máu là:<br />
1 x 90,48% + 101 x 9,52% = 10,52 lần.<br />
So với phương án đầu thì tiết kiệm được 89,48%. Nếu mỗi lần<br />
thử máu cần 10.000 đ thì để thử một triệu mẫu máu theo phương án<br />
một phải tốn đến 1,4 tỉ đồng, trong khi dùng phương án hai chỉ tốn<br />
1.472.800 đ, như vậy so với phương án một thì tiết kiệm đến hơn 10<br />
triệu đồng.<br />
Trong thực tế, khi xét nghiệm máu theo phương án hai không<br />
nhất thiết phân chia thành nhóm 100 mẫu máu, mà có thể chia thành<br />
nhóm, mỗi nhóm có 50 mẫu, 150 mẫu tuỳ số lượng mẫu máu đã thu<br />
thập được. Các bạn thử tính xem so với phương án một thì phương<br />
án hai tiết kiệm được bao nhiêu nếu số mẫu máu là 10.000 mẫu.<br />
<br />
102. Làm thế nào để tính số lượt trận<br />
đấu cho thể thức thi đấu loại trực<br />
tiếp?<br />
Giả sử ở trường bạn đang tổ chức một cuộc thi đấu cờ theo thể lệ<br />
đấu loại trực tiếp, ví dụ số người ghi tên thi đấu là 50, bạn có thể tính<br />
<br />
được số trận đấu để dựa vào đó bố trí lịch thi đấu, số đấu trường. Nếu<br />
bạn được giao tổ chức cuộc thi đấu, bạn có tính được không?<br />
Bởi vì trận đấu chung kết chỉ xảy ra giữa hai người cuối cùng, hai<br />
người này lại chọn từ 22 = 4 người trong trận đấu trước đó, mà bốn<br />
người này lại được chọn trực tiếp từ 33 = 8 người trong cuộc đấu<br />
trước đó... Nếu số người ghi tên đúng bằng các luỹ thừa của 2 như 2,<br />
4 (22), 8 (23), 16 (24), 32 (25)...thì chỉ cần theo số người ghi tên thành<br />
nhóm tiến hành thi đấu cho từng nhóm, sau đó loại dần từng bước là<br />
được. Giả sử số người ghi tên không đúng bằng luỹ thừa nguyên của<br />
2 thì trong thi đấu có vòng được miễn. Nếu ta xếp 2 người một thi<br />
đấu ngay từ đầu thì sẽ có một số vòng được miễn thi đấu ở giai đoạn<br />
giữa hoặc giai đoạn cuối, mà các trận đấu ở giai đoạn này thường khá<br />
căng thẳng vì các đấu thủ ngày càng mạnh, cơ hội được miễn hay<br />
không, rõ ràng không bình đẳng. Để cho cơ hội tương đối đồng đều<br />
khiến thi đấu ngày càng sôi nổi, nói chung người ta thường miễn thi<br />
đấu ở vòng một. Vì 50 là trung gian giữa 32 (25) và 64 (26) mà 50 - 32<br />
= 18 nên vòng đầu cần loại 18 đấu thủ, tức cần tiến hành thi đấu 18<br />
trận đấu cho vòng đầu tức có 36 người tham gia thi đấu và 14 người<br />
miễn thi đấu. Sau loạt trận thi đấu ở vòng một sẽ loại 18 đấu thủ và<br />
còn lại 32 người. Từ vòng đấu thứ hai sẽ không còn trường hợp miễn<br />
thi đấu nữa. Và ở vòng hai sẽ có 16 trận đấu, vòng thứ ba có 8 trận<br />
đấu, vòng đấu thứ tư có bốn trận đấu, vòng đấu thứ năm sẽ có hai<br />
trận đấu. Vòng đấu thứ sáu sẽ là trận chung kết để giành chức vô địch.<br />
Vậy tổng cộng số các trận đấu sẽ là 18 + 16 + 8 + 4 + 2 + 1 = 49 trận so<br />
với số đấu thủ 50 thì nhỏ hơn 1.<br />
Ta lại xét ví dụ về trận thi đấu quốc tế về bóng đá năm 1998 ở<br />
Pháp, tổng số có 32 đội bóng đá tham gia vòng chung kết giải bóng đá<br />
thế giới năm 1998. Phương thức thi đấu ở vòng chung kết chia làm<br />
hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chia bảng, đấu vòng tròn tính điểm, sau<br />
đó theo thể thức đấu loại trực tiếp. Nếu tiến hành thi đấu theo thể<br />
thức đấu loại trực tiếp ngay từ vòng đầu thì phải xếp bao nhiêu trận<br />
đấu? Vì 32 chính bằng 25 nên tổng số các trận đấu theo thể thức đấu<br />
loại trực tiếp sẽ là 16 + 8 + 4 + 2 + 1 = 31 trận, ít hơn số đội tham gia<br />
là 1.<br />
Bây giờ ta xét trường hợp chung có M người tham gia thi đấu. Giả<br />
sử M lớn hơn 2n và nhỏ hơn 2n+1, thế thì cần n + 1 vòng thi đấu, trong<br />
đó số vòng thi đấu đầu tiên sẽ là M - 2n. Sau vòng đầu, số người còn<br />
<br />
chưa thi đấu sẽ là M -(m - 2n) = 2n. Trong n vòng thi đấu tiếp sau,<br />
tổng số các trận thi đấu sẽ là:<br />
2n-1 +2n-2 + 2n-3 +...+23 + 22 + 2 + 1<br />
= (2n-1 +2n-2 + 2n-3 +...+23 + 22 + 2) + 1 x (2 - 1)<br />
= (2n + 2n-1 + 2n-2 + ... +23 + 22 + 2) - (2n-1 + 2n-2 + 2n-3 +...+23 +<br />
22 + 2 + 1) = 2n-1<br />
Và tổng số các trận thi đấu sẽ là:<br />
(M - 2n) + 2n -1 = M - 1<br />
Nghĩa là ít hơn số đội tham gia là 1.<br />
Thực ra, trong mỗi trận thi đấu sẽ loại bỏ một đấu thủ. Trong M<br />
người tham gia thi đấu sẽ chọn được 1 vô địch và loại bỏ M - 1 đấu thủ<br />
vì vậy số trận thi đấu là M - 1. Bạn hãy theo cách trình bày, tính số<br />
trận thi đấu bóng bàn có 158 đấu thủ nam và 96 đấu thủ nữ tham gia.<br />
Từ khoá: Thể thức đấu loại.<br />
<br />
103. Tính số trận thi đấu theo thể thức<br />
thi đấu vòng tròn một lượt như thế<br />
nào?<br />
Dùng thể thức đấu loại trực tiếp số trận thi đấu tương đối ít, thời<br />
gian thi đấu ngắn. Khi số người ghi tên thi đấu nhiều thường dùng<br />
thể thức này. Thế nhưng thể thức thi đấu này có nhược điểm là nếu<br />
muốn đạt chức vô địch thì không được phép có trận thua giữa chừng.<br />
Vả lại nếu có trường hợp do bốc thăm, các đấu thủ mạnh gặp nhau<br />
trực tiếp quá sớm một số đội mạnh có thể bị loại quá sớm, nên làm<br />
cho á quân và các thứ bậc tiếp sau có khi có trình độ chưa phù hợp<br />
với trình độ thực tế. Vì vậy trong một số cuộc thi đấu giải đồng đội, số<br />
đơn vị ghi tên thi đấu không nhiều, người ta thường không dùng thể<br />
thức đấu loại trực tiếp mà dùng thể thức thi đấu khác: thể thức thi<br />
<br />
đấu vòng tròn.<br />
Làm thế nào để tính số trận đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn?<br />
Dưới đây ta sẽ xem một ví dụ, ví dụ ở một trường học có 15 lớp, mỗi<br />
lớp có một đội bóng tham gia thi đấu, nếu cuộc thi đấu được thi đấu<br />
theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt, xem xét cần tiến hành tổ<br />
chức bao nhiêu trận đấu?<br />
Nếu dùng thể thức thi đấu vòng tròn một lượt, mỗi đội sẽ lần lượt<br />
thi đấu một trận với một đội khác. Nếu có 15 đội thi đấu, mỗi đội phải<br />
thi đấu với 14 đội khác, nên với 15 đội thi đấu sẽ có 15 x 14 trận đấu.<br />
Nhưng mỗi trận có hai đội thi đấu với nhau nên số trận đấu chỉ còn<br />
một nửa nên số trận đấu thực tế sẽ là (15 x 14)/2 = 105 trận.<br />
Ta lại xét số trận đấu trong giải vô địch bóng đá thế giới năm 1998<br />
ở Pháp. Vòng chung kết này có 32 đội tham gia. Nếu suốt từ đầu đến<br />
cuối đều thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn thì số trận đấu phải<br />
tổ chức là (32 x 31)/2 = 496 trận.<br />
Nói chung nếu cuộc thi đấu vòng tròn một lượt tính cho n đội<br />
tham gia thì số trận thi đấu sẽ là n x (n-1)/2.<br />
Như vậy số trận thi đấu sẽ rất nhiều, thời gian thi đấu sẽ rất dài.<br />
Vì vậy nhiều cuộc thi đấu thường tổ chức thi đấu kết hợp giữa hai thể<br />
thức: thi đấu vòng tròn và đấu loại trực tiếp. Giai đoạn đầu chia bảng<br />
đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn cho từng bảng, sau đó ở giai đoạn<br />
hai người ta cho tiến hành thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp.<br />
Nếu với 15 đội thi đấu ta chia làm ba nhóm, mỗi nhóm năm đội.<br />
Trong từng nhóm sẽ tổ chức thi đấu vòng tròn. Ta thử xem ở giai<br />
đoạn này cần phải tiến hành bao nhiêu trận đấu?<br />
Từ ba nhóm thi đấu vòng tròn sẽ tìm được ba đội đầu bảng, ba<br />
đội đầu bảng này sẽ tiếp tục thi đấu vòng hai để chọn các á quân. Như<br />
vậy:<br />
Trong vòng 1: 5 x 4/2 + 5 x 4/2 + 5 x 4/2 = 30 trận.<br />
<br />