intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Muốn khoẻ mạnh, hãy bổ sung khoáng chất

Chia sẻ: Pepo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ thể con người cần nhiều loại khoáng chất khác nhau để duy trì trạng thái khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi loại khoáng chất lại có tác dụng đặc biệt không thể thiếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Muốn khoẻ mạnh, hãy bổ sung khoáng chất

  1. Muốn khoẻ mạnh, hãy bổ sung khoáng chất Cơ thể con người cần nhiều loại khoáng chất khác nhau để duy trì trạng thái khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi loại khoáng chất lại có tác dụng đặc biệt không thể thiếu. 1. Magie – Cải thiện chức năng thần kinh Magiê là một loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Trong cơ thể, magiê tồn tại với số lượng nhỏ, khoảng 30g với cơ thể nặng 60kg, chúng có tác dụng điều hòa các chức năng khác nhau cũng như các quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Magiê cũng là thành phần quan trọng trong quá trình tạo xương các mô mềm, hệ cơ, do đó nó có ảnh hưởng cực lớn đến tính bền vững dẫn truyền thần kinh và sự co cơ. Nếu thiếu magie, không thể đảm bảo hoạt động chính xác của hệ cơ bắp. Bên cạnh đó, magie còn phát huy tác dụng an thần không thể thiếu đối với hệ thần kinh trung ương. Do đó, nếu bạn bị các triệu chứng dưới đây, hãy nhanh
  2. chóng tìm gặp các bác sĩ dinh dưỡng để tìm hiểu xem mình có thiếu hụt magie hay không: - Tay chân run - Thường xuyên bị căng thẳng thần kinh - Thường xuyên khó tập trung tư tưởng - Dễ bùng phát các cơn nóng giận. 2. Canxi – Hệ xương chắc khoẻ Cùng với phốt-pho, canxi đảm bảo hệ xương, răng chắc khoẻ. Ngoài ra, canxi còn là nhân tố đảm bảo hoạt động bình thường của tim, tác động tích cực lên hệ thần kinh trung ương, ngăn ngừa rối loạn mất ngủ. Canxi còn kích thích khả năng đề kháng của cơ thể, phòng ngừa chứng cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Khi nào cơ thể thiếu canxi? Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau thì cần phải lưu ý bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày: - Thường xuyên ăn chay - Thường xuyên bị đau lưng, nhức mỏi xương khớp
  3. - Chân thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm - Thường xuyên bị gẫy móng tay, gẫy tóc - Thường xuyên bị chảy máu chân răng. 3. Sắt – Giải phóng năng lượng Công dụng: Chất sắt giúp máu và các cơ vận chuyển ôxy cung cấp cho các tế bào. Bằng cách này, sắt tác động tích cực đến quá trình tư duy trừu tượng, ghi nhớ và giải phóng năng lượng. Sắt còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, rất tốt cho sự phát triển của não và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Sắt còn giúp tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch, tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các tác nhân từ bên ngoài. Dấu hiệu cơ thể bạn thiếu sắt rõ nét nhất là: - Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt trong thời gian ngắn - Cảm giác buồn bực, chán nản, dễ mệt mỏi thường trực - Nước da nhợt nhạt, xám xỉn, nhăn - Thường xuyên lãng quên và khó có khả năng tập trung suy nghĩ. 4. Kali – Ổn định huyết áp Kali là nguyên tố không thể thiếu của quá trình chuyển hoá bên
  4. trong cơ thể người. Kali giúp đào thải lượng nước dư thừa ra khỏi tế bào, cải thiện việc cung cấp oxy cho não, tham gia hệ thống điều hoà pH của tế bào. Vì vậy, kali có vai trò điều hoà cân bằng nước và điện giải của cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hoá và tiết niệu. Đối với hệ thần kinh, kaly có tác dụng đảm bảo quá trình truyền phát tín hiệu thần kinh diễn ra chuẩn mực, cơ bắp hoạt động bình thường. Riêng đối với bệnh huyết áp, các nhà khoa học Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu đã khẳng định việc tăng cường ăn những chất chưa kali hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân huyết áp cao giảm tới 10% áp lực đối với mạch máu. Do đó, kali đặc biệt cần thiết đối với sức khoẻ trái tim. Nếu có các dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đang thiếu kali: - Thường xuyên bị loạn nhịp tim - Hay bị mụn nhọt không rõ nguyên nhân - Cơ bắp thường kém phản xạ, suy nhược, khó điều khiển chính xác.
  5. 5. Kẽm – Tăng cường trí tuệ và miễn dịch Kẽm (Zn) đóng vai trò sinh học không thể thiếu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ miễn dịch do nó tham gia vào hầu hết các quá trình sinh hoá trong cơ thể. Đặc biệt, kẽm có vai trò sinh học rất quan trọng là tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein- những thành phần quan trọng nhất của sự sống. Vì vậy các cơ quan như hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tuần hoàn.. rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Kẽm tập trung cao trong não, đặc biệt là vùng hải mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu. Nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh, có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn thần kinh và có thể là yếu tố góp phần phát sinh bệnh tâm thần phân liệt. Ngược lại, nếu lượng kẽm vừa đủ, trí tuệ được củng cố minh mẫn hơn. Kẽm còn có tiếng nói quyết định đến khả năng hoạt động nhạy
  6. bnes của thính giác, khứu giác. Đối với diện mạo cơ thể, kẽm tác động trực tiếp đến độ láng mịn và vẻ đẹp của làn da. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có khả năng thiếu kẽm: - Thường xuyên bị cảm lạnh, viêm họng - Hay bị phân tán tư tưởng - Rất chậm lành vết thương - Thường xuyên bị mụn nhọt và gặp trục trặc nhiều về sức khoẻ làn da. Lưu ý: Nếu cơ thể bạn thiếu các khoáng chất trên, bạn không cần phải lo lắng quá. Ngoài việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể tăng cường khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. - Magiê có nhiều trong cacao, sô-cô-la, chuối, đậu nành, các loại hạt ngũ cốc - Canxi có nhiều trong sữa bò, sản phẩm của sữa, đậu, đỗ, bông cải xanh - Sắt có nhiều trong hải sản, chanh, mận, các loại rau xanh, lạc vừng - Kali có nhiều trong bông cải xanh, đậu Hà Lan, cà chua, khoai tây, thịt… - Kẽm có nhiều trong hải sản, đậu đỗ, gan động vật, thịt gà, pho- mats, hạt bí...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2