MỸ THUẬT VỚI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
lượt xem 7
download
Có thể nói 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là chủ đề được nhiều họa sĩ khai thác, mà chủ yếu là phản ánh sự kiện đấu tranh kiên cường của quân dân ta chống thực dân xâm lược bảo vệ hạnh phúc và độc lập toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh những bức tranh, những pho tượng, phù điêu hoành tráng còn có những tác phẩm miêu tả về chân dung anh hùng dân tộc, nhà văn hóa, những bà mẹ vệ quốc, những chiến sĩ vì nước, vì dân mà đấu tranh anh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỸ THUẬT VỚI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
- MỸ THUẬT VỚI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ HOÀNG HOA MAI - Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ - Sầm Sơn. Sơn dầu Có thể nói 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là chủ đề được nhiều họa sĩ khai thác, mà chủ yếu là phản ánh sự kiện đấu tranh kiên cường của quân dân ta chống thực dân xâm lược bảo vệ hạnh phúc và độc lập toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh những bức tranh, những pho tượng, phù điêu hoành tráng còn có những tác phẩm miêu tả về chân dung anh hùng dân tộc, nhà văn hóa, những bà mẹ vệ quốc, những chiến sĩ vì nước, vì dân mà đấu tranh anh dũng hy sinh, vì độc lập dân tộc và vì hạnh phúc của nhân dân. Những biểu tượng ấy chính là đề tài lịch sử. Như vậy, khái niệm sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử là như thế nào? Có ý kiến cho rằng chỉ cần tạo ra những hình tượng bằng những mảng màu, đường nét, tạo dấu ấn về một vấn đề nào đó của xã hội,… Có ý kiến đưa ra thể loại mỹ thuật đồng nhất với sáng tác mỹ thuật lịch sử. Lại có ý kiến gộp cả tính lịch sử về phát triển mỹ thuật đồng nhất với mỹ thuật sáng tác chủ đề về lịch sử… Những ý kiến khác nhau đó dẫn đến khái niệm, định nghĩa sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử đến “vô cùng” và “trừu tượng”, không có giới hạn mang tính đặc thù, “biểu cảm, mô tả” thế
- nào cũng được. Trong thực tế, những khái niệm, những định nghĩa bao giờ cũng cụ thể và hiểu theo nghĩa tương đối về nội dung của khái niệm. Lịch sử là cái gì đã qua. Nó là quá khứ nhưng phải là một quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người trong quá trình đấu tranh để tồn tại. Với ý nghĩa đó trên một tư duy mới, cụm từ lịch sử là cả một quá trình vận động của con người từ xưa tới nay bao gồm cả lịch sử cổ đại, lịch sử phong kiến và lịch sử cách mạng. Nhiều ý kiến của các nhà phê bình mỹ thuật thì sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử là phản ánh lại những sự kiện, những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến xã hội mà nhân dân yêu cầu. Theo tôi khái niệm đó là chặt chẽ, sát thực và tương đối đầy đủ. Nó phản ánh một phương pháp luận có ý nghĩa thực tiễn nhưng đồng thời cũng rất cụ thể cho một thực tế vận động của xã hội mà các nghệ sĩ tạo hình đã và đang sáng tạo. Khái niệm đó loại trừ được tính trừu tượng, lý luận vô cùng của quá trình sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử trong một nội hàm nhất định. Dưới chế độ nhà nước phong kiến, nhu cầu về tranh lịch sử để trang trí ở cung điện, cũng như các nước tư bản như Hoàng gia Anh, văn phòng đối ngoại Italia,… người ta trang trí những tác phẩm hội họa nói về sự kiện lịch sử cũng như chân dung nguyên thủ quốc gia qua các thời kỳ. Lịch sử mỹ thuật thế giới cũng như ở Việt Nam, các nghệ sĩ đã để lại những trang sử bằng ngôn ngữ tạo hình rất ấn tượng kể cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, nhằm tôn vinh phẩm giá đích thực của con người. Các danh họa phương Tây như Leonardo da Vinci có bức tranh Buổi họp kín, David có tác phẩm
- Lời tuyên thệ của nhà Horaces, Marat bị ám sát, Repin có bức tranh Những người kéo thuyền trên sông Volga, Picasso có bức tranh Guernica, miêu tả cuộc chiến khủng khiếp ở đất nước Tây Ban Nha mà ngày nay vẫn nguyên giá trị thời đại. Trong sự nghiệp sáng tác mỹ thuật ở Việt Nam, nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã lao động sáng tác quên mình dù ở chiến trường hay ở hậu phương, bất cứ nơi nào mà nhân dân cần thì những nghệ sĩ ấy vẫn đóng góp xứng đáng những tác phẩm có giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật sâu sắc. Ví dụ như: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ - sơn mài của Nguyễn Sáng, Con trâu quả thực màu nước của Tô Ngọc Vân, Bát nước - sơn mài của Sĩ Ngọc, Võ Thị Sáu - sơn dầu của Huỳnh Văn Gấm, Tát nước đồng chiêm - sơn mài, Em Thúy - sơn dầu của Trần Văn Cẩn, Nhớ một chiều Tây Bắc - sơn mài của Phan Kế An, Thanh niên Thành Đồng - sơn mài của Nguyễn Sáng, Ghé thăm nhà - lụa của Trọng Kiêm, Kéo pháo vào Điện Biên - sơn mài của Dương Hướng Minh, Chiến lũy của Lê Anh Vân, Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ - sơn dầu của Tô Ngọc Vân, Những lời Bác Hồ dạy - sơn dầu của Mai Văn Hiến, Hoàng Lệ Kha ra pháp trường - sơn dầu của Phạm Viết Song, Dừng lại - sơn dầu của Lê Lam,... Những cụm tượng đài, tượng chân dung, phù điêu và nhất là thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, cho đến ngày nay đã để lại cho dân tộc một kho tàng văn hóa vừa mang tính vật thể vừa phi vật thể vô cùng quý giá, như Cắm thẻ nhận ruộng - thạch cao
- của Trần Văn Lắm, Vót chông - đồng của Phạm Mười,… Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập - sơn dầu của Hoàng Hoa Mai. Hòa bình lập lại thống nhất đất nước, giang sơn quy về một mối, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương sát thực, cụ thể cho văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tác văn học nghệ thuật, trong đó có đề tài lịch sử mà chủ yếu là phát huy giá trị của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta từ thời xa xưa cho đến nay. Do đó đối với nghệ thuật điêu khắc đã có nhiều tượng chân dung, nhóm tượng, đài kỷ niệm được các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam sáng tạo và xây dựng ở nhiều vùng miền của cả nước, tạo thành một kho tàng quý giá về tượng đài. Các tượng đài về đề tài Bác Hồ của Diệp Minh Châu, Trần Văn Lắm và nhiều nhà điêu khắc ở các thế hệ tiếp nối tuy có những mặt này hay mặt khác còn khiếm khuyết nhưng những đề tài mang dấu ấn lịch sử của con người Việt Nam ở trên mọi lĩnh vực. Qua một vài ví dụ trên, cho thấy rằng đặc điểm sự khác nhau về thuộc tính biểu hiện của mỹ thuật so với văn học nghệ thuật là ở chỗ: Vẽ tranh, nặn tượng... về đề tài lịch sử là rất khó, đòi hỏi nghệ sĩ phải có tay nghề vững về mỹ thuật rồi chưa đủ mà phải có kiến thức rộng về mặt xã hội, như triết học, kinh tế chính trị học, lịch sử,... để nghiên cứu xây dựng tác phẩm có chất lượng mà nhân dân yêu cầu. Như vậy, đứng ở góc độ này thì mỹ thuật có thể là
- minh họa lịch sử, đứng góc độ khác mỹ thuật lại đóng vai trò tái tạo lại hình ảnh của lịch sử, chỉ khác nhau là đề tài đó có trở thành tác phẩm mỹ thuật đích thực hay không, dù đó là điêu khắc, hội họa hay đồ họa,... kể cả về lý luận hay thực tiễn, cả trong văn học hay nghệ thuật thì tính chân thực của lịch sử vẫn là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình sáng tác. Nếu một tác phẩm mỹ thuật mà tách rời tính chân thực của lịch sử thì xã hội sẽ đào thải nó và bản thân tác phẩm đó không thể tạo ra cảm xúc về tình cảm và lý trí cho người xem. Trong nhóm tượng đài (đồng) Điện Biên Phủ của Nguyễn Hải, có thể nói đây là tượng đài gây nhiều ấn tượng về tính khái quát, ước lệ, có hư cấu một cách bài bản. Chỉ có ít nhân vật nhưng người xem vẫn cảm thấy như có một đoàn quân lớp lớp tiến lên chiến đấu và dành chiến thắng mà ở góc độ nào nhóm tượng vẫn lan tỏa ý tưởng ấy cho người xem. Nghệ thuật tạo hình cũng như văn học hay nghệ thuật khác, nếu được gọi là tác phẩm có nội dung về chủ đề lịch sử, bản thân nó phải dựa trên cứ liệu có thật trong xã hội và từ cứ liệu ấy mà nghệ sĩ mới sáng tạo thành tác phẩm có giá trị nội dung tư tưởng đích thực. “Có tích thì mới có trò” là có nghĩa như vậy. Những tác phẩm tranh tượng mang tính dân gian huyền thoại đều có tính giả sử, hoặc chính sử để khái quát thành nghệ thuật phục vụ tâm linh trong chùa chiền, hay trang trí trong nhà dân đều có ý nghĩa thỏa mãn một nhu cầu nào đó về thẩm mỹ trong dân gian.
- Đám cưới chuột là tranh dân gian có ý tưởng nhân cách hóa “nói đó mà chạnh lòng đây” rất trừu tượng, mang tính xã hội sâu sắc nhưng không phải là tranh lịch sử chính thống. Những loại tranh đó không thuộc vào loại tranh chính sử, mà nửa huyền thoại, nửa hiện thực, nửa giả sử, nửa chính sử nếu đó có cốt truyện thật nhưng vì nó đã hư cấu quá nhiều như Trạng Quỳnh là loại nửa thật nửa huyền thoại. Cũng không nên đồng nhất giữa khái niệm tranh tượng về đề tài lịch sử với lịch sử sáng tác tranh tượng. Tính trung thực trong sáng tác về đề tài lịch sử là rất quan trọng. Có nhiều họa sĩ lấy hình tượng Bác Hồ trong ảnh thời sự của các nhà nhiếp ảnh thời chống Pháp như là Bác lội suối đi công tác, Bác cưỡi ngựa ở chiến khu kháng chiến,… lồng ghép vào một không gian nào đó mà tác giả tạo ra trong tranh thế mà được giải thưởng này giải thưởng nọ, đó là điều đáng suy nghĩ. Trong thực tế có những ký họa để nghệ sĩ làm tư liệu xây dựng tác phẩm lịch sử nhưng những ký họa đó về sau nó lại trở thành bức tranh mang tính lịch sử như ký họa Con trâu quả thực của Tô Ngọc Vân là một ví dụ. Như vậy bức tranh ký họa Con trâu quả thực của Tô Ngọc Vân là một bức tranh lịch sử hầu như không hư cấu mà vẫn đạt được trình độ thẩm mỹ cao trong nghệ thuật tạo hình. Từ một vài ví dụ và cách đặt vấn đề cho một phương pháp luận logic trên, cũng cần đặt ra một vài suy nghĩ cho việc xây dựng tác phẩm mỹ thuật có chủ đề về lịch sử:
- Một là: xã hội mà cụ thể là Bộ Văn hóa, Hội Mỹ thuật Việt Nam cần chú trọng hơn nữa quan điểm đánh giá đúng mức giá trị lao động sáng tạo mỹ thuật về đề tài lịch sử kể cả việc thành lập hội đồng thẩm định tác phẩm cho đến chế độ đầu tư khen thưởng. Vì vậy thành lập hội đồng tuyển chọn xét thưởng tác phẩm mỹ thuật về đề tài lịch sử cần có những nhà khoa học xã hội nhất là chuyên ngành lịch sử trong cơ cấu hội đồng, vì đây là vấn đề khoa học và đầy nhạy cảm. Hai là: có nên khen thưởng, trao giải cao cho những tác phẩm mà lắp ghép hình ảnh (qua ảnh chụp) và thêm thắt một vài cảnh vật nào đó vào bức vẽ của mình, hay nói cách khác sao chép ảnh (đen trắng, hoặc màu) vào phối cảnh trong tranh để nói rằng đây là sáng tạo tranh lịch sử? Điều này không sai nhưng không thể coi đó là tác phẩm tuyệt đẹp được trao giải thưởng vàng. Ba là: nên khuyến khích những tác giả có công nghiên cứu để tái hiện lịch sử trong tranh tượng dù đó là thời tiền sử, cổ đại hay thời hiện đại mà những đề tài này xã hội đang có nhu cầu đòi hỏi tác giả phải đầu tư công sức khai thác nhiều tư liệu ở nhiều lĩnh vực văn hóa, dân gian, truyền miệng, thư tịch, lịch sử mới có thể sáng tác được. Bốn là: các trường đại học mỹ thuật nhất là chuyên ngành hội họa, đồ họa, điêu khắc cần có khoa riêng về sáng tác đề tài lịch sử, một chuyên ngành khó và đặc
- thù, đòi hỏi sinh viên phải học nhiều môn lý luận xã hội tổng hợp sau này mới có khả năng sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về đề tài lịch sử. Hiện nay, nhà nước chưa có chính sách khuyến khích cho việc sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử như đào tạo, đầu tư kinh phí. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, người ta đã chú trọng đến việc đào tạo sáng tác đề tài lịch sử trong chuyên ngành mỹ thuật. Và những tác phẩm có nội dung về lịch sử sẽ được nhà nước, tổ chức xã hội đặt vẽ và mua để sử dụng vào việc trang trí ngoại giao, bảo tàng, phát triển du lịch,… với giá thỏa đáng vì đây là tác phẩm rất công phu trong quá trình sáng tạo. Tuy chúng ta đã có một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình hùng hậu và chính họ đã để lại cho xã hội một kho tàng di sản về mỹ thuật có giá trị cao nhưng vẫn còn thiếu và còn nhiều đề tài chưa khai thác một cách tích cực. Vì thế nhà nước cần quan tâm đúng mức và nghệ sĩ còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, chắc chắn tác phẩm mỹ thuật vẽ đề tài lịch sử của nước ta sẽ đáp ứng được sự mong đợi của công chúng, nhất là thời kỳ hội nhập quốc tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mỹ thuật Việt Nam và những bức tranh được thế giới trả giá bạc tỷ
11 p | 146 | 21
-
Trường phái Pop Art
4 p | 119 | 21
-
Vai trò của môn lịch sử âm nhạc Phương Tây trong chương trình đào tạo Sư phạm Âm nhạc
5 p | 228 | 20
-
Ngày Tết nói về tranh Mỹ thuật Tết
7 p | 154 | 15
-
Gốm nghệ thuật Việt Nam
4 p | 145 | 15
-
Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam
8 p | 100 | 13
-
HIỆN ĐẠI - ĐƯƠNG ĐẠI VỚI TRUYỀN THỐNG DƯỚI GÓC NHÌN TRIẾT HỌC, LỊCH SỬ
9 p | 96 | 12
-
Cézanne đã thay đổi lịch sử nghệ thuật ra sao?
15 p | 86 | 11
-
TRIẾT HỌC GIÁO DỤC VỚI CON NGƯỜI VÀ NGHỆ THUẬT
8 p | 103 | 11
-
TỪ HIỆN THỰC ĐẾN SÁNG TẠO TRONG TRANH MỸ THUÂT HOÀNG HẢI THỌ
8 p | 92 | 6
-
TRÁNH NHẦM LẪN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VỚI LỊCH SỬ PHONG CÁCH TRONG NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỔ
6 p | 98 | 5
-
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
9 p | 73 | 5
-
MỸ THUẬT VIỆT: ĐANG VÀO QUỸ ĐẠO
8 p | 65 | 5
-
TEFAF: HỘI CHỢ NGHỆ THUẬT QUY TỤ NHỮNG TÁC PHẨM VĨ ĐẠI CỦA CÁC NỀN NGHỆ THUẬT NHIỀU ẢNH HƯỞNG NHẤT
4 p | 74 | 5
-
TAM BẠC VÀ PHỐ HẢI PHÒNG
4 p | 75 | 3
-
Những người đắt giá tại Louis Vuitton
4 p | 47 | 3
-
11. 5: Sinh nhật Jean-Léon Gérôme – vẽ đẹp, vẽ nhiều, thành công, nhưng vẫn muốn ra đi
7 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn