intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nấm da, nấm móng

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở người, nấm vào da qua các chỗ xây sát nhẹ như: vết gãi, rồi từ đó lan từ giữa ra xung quanh thành hình tròn. Ở da đầu, nấm chui vào sợi tóc rồi tiến dần lên. Đối với móng, thì bắt đầu từ bờ tự do hoặc bờ bên đi vào mầm móng. Nấm vùng râu (tinea barbae) Bệnh ít gặp, thường gặp ở người làm ruộng, chăn nuôi gia súc. Vị trí thường ở một bên cổ hoặc mặt. Có 2 hình thái lâm sàng: - Thương tổn mưng mủ, sâu: bệnh diễn biến chậm, có các thương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nấm da, nấm móng

  1. Nấm da, nấm móng Ở người, nấm vào da qua các chỗ xây sát nhẹ như: vết gãi, rồi từ đó lan từ giữa ra xung quanh thành hình tròn. Ở da đầu, nấm chui vào sợi tóc rồi tiến dần lên. Đối với móng, thì bắt đầu từ bờ tự do hoặc bờ bên đi vào mầm móng. Nấm vùng râu (tinea barbae) Bệnh ít gặp, thường gặp ở người làm ruộng, chăn nuôi gia súc. Vị trí thường ở một bên cổ hoặc mặt. Có 2 hình thái lâm sàng: - Thương tổn mưng mủ, sâu: bệnh diễn biến chậm, có các thương tổn mưng mủ thâm nhiễm lan rộng giống như kerion, lông rụng tại vùng tổn thương, da xung quanh viêm tấy. - Thương tổn bề mặt với các mụn mủ, vẩy tiết ở nang lông. Đôi khi thấy hiện tượng tóc gãy. Nấm vùng mặt (Tinea faciei) thương tổn da là đám đỏ da, bong vảy, ranh giới đôi khi không rõ rệt, vì vậy chẩn đoán khó. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào xét nghiệm soi trực tiếp nấm.
  2. Nấm da nhẵn (Tinea corporis) gặp nhiều hơn so với nấm da đầu, nấm da mặt, nấm vùng râu, nấm vùng tay chân và nấm bẹn. Vị trí thường gặp ở chi trên, chi dưới và thân, thương tổn hình vòng cung có thể một hoặc nhiều hình vòng cung, ranh giới rõ, màu hồng nhạt, khô, vẩy da, thường có xu hướng nhạt màu ở giữa. Thương tổn thường nổi cao ở bờ, tiến triển có xu hướng lành giữa vì vậy có tên ringworm. Thương tổn có thể lan rộng hình vòng cung 8-10 centimet. Thương tổn lan rộng có thể là một dấu hiệu của bệnh AIDS. Nấm bẹn (Tinea cruris) bệnh gặp nhiều ở nam giới khu trú ở nếp bẹn, mặt trong đ ùi, gặp nhiều vào mùa nóng ẩm. Bắt đầu là những chấm đỏ có tính chất viêm, có vẩy nhỏ, lan ra xung quanh thành mảng hình tròn, bờ hơi nổi cao, trên bờ có mụn nước và vảy da. Dần dần các mảng nhỏ liên kết với nhau thành mảng lớn có nhiều vòng cung , ở giữa nhạt màu và hơi xẹp xuống. Nấm tay và chân (Tinea of hand and feet) nấm da ở chân rất hay gặp th ường được gọi là bàn chân vận động viên. Thương tổn ban đầu là đám đỏ da, bong vẩy da nhỏ, mỏng, đôi khi có mụn nước, nứt ở giữa và dưới ngón chân. Bệnh gặp nhiều ở người ra mồ hôi chân nhiều hoặc người có bàn chân bẹt, kẽ ngón khít và có thay đổi thành phần hoá học của mồ hôi .
  3. Lâm sàng: có 4 hình thái biểu hiện: Bong vảy: lòng bàn chân đỏ, bong vảy nhiều. Ngứa ít, thường ở một bên, sau lan ra hai bên. Viêm kẽ: Xuất hiện kẽ ngón 3-4 một đường nứt giữa kẽ, da xung quang kẽ bột và mủn, chảy nước ngứa nhiều và đau. Bệnh thường kéo dài, đỡ về mùa đông, phát thành đợt cấp về mùa hè. Tổ đỉa: Xuất hiện những mụn nước bằng đầu đinh ghim đến bằng hạt đỗ, nằm sâu dưới da khó vỡ. Các mụn nước có thể liên kết thành bọng nước lớn, vỡ ra để lại vết trợt, bề mặt lỗ chỗ. Bệnh nhân ngứa và đau nhiều. Viêm móng: Căn nguyên gây bệnh là chủng nấm T.Mentagrophyte, T.Rubrum. Bệnh lang ben ( Pityriasis versicolor) thuộc nhóm bệnh nấm gây bệnh ở lớp sừng. Bệnh xảy ra ở người tăng tiết mồ hôi và có những thay đổi về thành phần hóa học của mồ hôi. Bệnh bắt đầu bằng những chấm hồng nâu, hoặc trắng ở lỗ chân lông. Các chấm lớn dần lan rộng và liên kết với nhau thành mảng, bờ nham nhở vòng vèo. Bề mặt tổn thương có vẩy da nhỏ, cạo bong ra dễ dàng, gọi là dấu hiệu vỏ bào. Thương tổn không đau, không ngứa hoặc ngứa ít lúc ra mồ hôi. Vị trí th ường gặp ở ngực, lưng, cổ, bụng, vùng nếp gấp, đôi khi có thể thấy ở da đầu, tay chân. Bệnh th ường hay tái phát. Sau khi khỏi
  4. để lại đám mất màu khá lâu, trông giống như bị bạch biến. Bệnh thường gặp ở những nước nhiệt đới nóng ẩm. Bệnh vẩy rồng (Tinea imbricata) thuộc nhóm bệnh nấm gây bệnh ở lớp sừng, bệnh gặp nhiều ở vùng nhiệt đới. Biểu hiện trên da không đỏ, không viêm, thấy xuất hiện những đám hình tròn hoặc bồ dục màu nâu, bong vảy bắt đầu từ giữa thương tổn nên bờ trong tự do còn bờ ngoài dính vào da. Lại xuất hiện đợt bong vảy mới từ ở giữa nên nhìn thương tổn có nhiều vòng bong vảy đồng tâm. Thương tổn lan vào các móng làm các móng dày lên và dễ gãy. Ngứa dữ dội. Bệnh nấm móng (Onychomycosis) Nấm móng là nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông. Nấm móng do Trichophyton rubrum thường bắt đầu chậm và âm ỉ, có thể một hoặc nhiều móng, có thể nấm móng đơn thuần hoặc phối hợp với thương tổn ở tay, chân. Bắt đầu với chấm trắng ở bờ tự do của móng, dần dần móng dày lên, mủn, vàng bẩn, dễ gãy, bên dưới móng có một khối sừng mủn. Có 3 hình thái thương tổn móng:
  5. Móng dày sừng: móng dày sừng, dưới móng có khối sừng mủn.  Móng teo: móng bị mủn, mòn dần từ bờ tự do đến chân móng.  Hình thái bình thường: móng bình thường có màu trắng hoặc màu vàng.  Nấm móng do Trichophyton mentagrophyte cũng bắt đầu bằng chấm, đường trắng từ bờ tự do hoặc bờ bên. Dần dần móng cũng dày lên và trở thành màu vàng bẩn dễ mủn. Nấm móng do Trichophyton violaceum cũng bắt đầu từ bề mặt móng, không có biểu hiện viêm quanh móng . Thương tổn móng gây nên bởi C.albicans thường biểu hiện viêm quanh móng. Bệnh bắt đầu từ gốc móng, đôi khi có mủ ở gốc móng. Lớp da xung quan h móng đỏ , sưng nề, đau nhức. Móng trở nên đen, sần sùi, tách khỏi bàn móng. Viêm quanh móng do Candida thường gặp ở móng tay, ít gặp ở móng chân. Bệnh gặp nhiều ở người làm nghề nội trợ, làm đậu phụ. Điều trị - Thuốc bôi ngoài da: Nếu bệnh nhân chỉ có 1 hoặc 2 tổn thương, chỉ cần dùng thuốc bôi chống nấm tại chỗ như dung dịch màu Castelani, salicylic 5%, ketoconazole (Nizoral), terbinafine (Lamisil). Thuốc bôi dạng kem hiệu quả hơn dạng dung dịch.
  6. - Thuốc uống: Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dựa trên 3 tiêu chuẩn Phổ tác dụng của thuốc chống nấm.  Dược động học của thuốc.  Biểu hiện lâm sàng.  Ngoài ra phải xem xét tính an toàn, tính chịu thuốc và giá thành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2