intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nấm móng chân, móng tay

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

226
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm móng chân, móng tay là hai bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, khu vực nông thôn môi trường kém vệ sinh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Bệnh cần điều trị kịp thời, tình trạng bệnh trở nên khó chữa và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Nấm móng chân Nấm móng chân là một dạng nhiễm trùng thường gặp. Nấm móng chân thường do những loại nấm và mốc có tên sau gây ra: Nấm sợi tơ (Dermatophyte), Nấm hạt men (Candida), Nấm mốc (Seopulariopsis,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nấm móng chân, móng tay

  1. Nấm móng chân, móng tay Nấm móng chân, móng tay là hai bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, khu vực nông thôn môi trường kém vệ sinh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Bệnh cần điều trị kịp thời, tình trạng bệnh trở nên khó chữa và ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
  2. Nấm móng chân Nấm móng chân là một dạng nhiễm trùng thường gặp. Nấm móng chân thường do những loại nấm và mốc có tên sau gây ra: Nấm sợi tơ (Dermatophyte), Nấm hạt men (Candida), Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...). Những loại nấm này thường sống trong môi trường ẩm ướt, do đó nếu bạn để bàn chân không khô ráo khi đi tất, đi giày hoặc thường xuyên cho chân tiếp xúc với nước bẩn sẽ rất dễ bị nấm móng chân. Khi chân bị nấm, nó sẽ nhanh chóng lây lan khắp bàn chân ở cả hai chân thậm chí có thể lan sang một số bộ phận khác. Khi bị nấm móng chân, móng chân thường đổi sang màu nâu vàng, bề mặt móng sần sùi và móng chân trở nên dày hơn. Chân bốc mùi khó chịu. Khi đó cần nhanh chóng dùng các loại thuốc đặc hiệu có chứa thành phần amorolfine và ciclopirox dưới dạng dung dịch hoặc kem để thoa lên móng chân đều đặn theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi khỏi hẳn. Nếu nhiễm nấm nặng, có thể dùng các loại thuốc chứa các thành phần như intraconazole và terbinafine có tác dụng mạnh hơn. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc không phù hợp với da, nên cần có chỉ định của bác sĩ. Để phòng ngừa nấm móng chân nên giữ các thói quen như sau: Rửa chân hàng ngày bằng nước xà phòng, nhất là trước khi đi ngủ, sau đó lau khô và giữ cho
  3. chúng khô ráo suốt cả ngày. Nếu bạn có đôi chân thường ra mồ hôi, có thể dùng phấn bột thoa vào chân giúp hết hơi ẩm. Chú ý thay tất mỗi ngày, dùng những đôi tất có chất liệu thoáng mát. Luôn cắt tỉa móng chân, không để quá dài. Dùng những đôi tất và giày hợp kích cỡ, không để quá chật. Khi tiếp xúc với nước bẩn, cần dùng những dụng cụ bảo vệ đôi chân… Nấm móng tay
  4. Nấm móng tay ít gặp hơn, cũng chủ yếu do các loại nấm trên gây nên. Nguyên nhân do tay tiếp xúc nhiều với môi trường kém vệ sinh, thường gặp ở những người làm công việc tay chân như trong công nghiệp chế biến, làm ruộng… Nấm móng tay tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Khi mắc nấm, bề mặt móng tay bị xù xì, chuyển sang màu nâu đen cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Nếu để lâu móng tay sẽ bị bong ra, rất mất thẩm mỹ. Nếu do nấm Dermatophytes, trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng và hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng nếu do nấm Candida, khi đó ngón tay sẽ sưng đỏ và có mủ. Để điều trị nấm móng tay dùng các loại thuốc như kem hoặc pommade Ketoconazol, Trosyd… bôi lên bề mặt và quanh móng (sau khi loại bỏ chỗ tổn thương bằng cách cạo nhẹ) đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn và không còn tái phát.
  5. Trong lúc điều trị cần tránh tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh, dùng các dụng cụ bảo vệ bàn tay khi làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2