intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày sự tác động tích cực và những thách thức mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại đối với việc giảng dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Văn Danh1 Tóm tắt: Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động dạy và học trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta. Trước những thời cơ và thách thức đó, việc tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, trong đó có bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết. Bài viết trình bày sự tác động tích cực và những thách thức mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại đối với việc giảng dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng, giảng dạy, giáo dục quốc phòng và an ninh. 1. Mở đầu Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD), chiến tranh nhân dân (CTND), thế trận an ninh nhân dân (ANND), giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong tư duy bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta. Thực hiện tốt nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) chính là góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh quốc phòng - cẩm nang thần kỳ trong chiến tranh tự vệ chính nghĩa. Đây cũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nói chung và các cở sở giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng. Hiện nay, sự phát triển của thời đại công nghệ số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội; đồng thời mang lại nhiều cơ hội, đặt ra các thách thức buộc mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi cá nhân đều phải tìm lối đi cho mình để tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn. Trong lĩnh vực giáo dục, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo “theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế,… đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [4, tr.231]. Tuy nhiên GDQP&AN trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn có những hạn chế. Chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN trong các nhà trường hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Do vậy, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn cho sinh viên ở các trường đại học, cao 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Nguyễn Huệ 22
  2. NGUYỄN VĂN DANH đẳng trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là vấn đề hết sức cần thiết. 2. Nội dung 2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” đã xuất hiện trong những năm gần đây và có sự lan tỏa ngày càng sâu sắc tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng, cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba với đặc trưng theo Phan Chí Thành (2018) “là sự hợp nhất các loại công nghệ, làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, robot hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo” [5, tr.43]. Từ cách giải thích như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với ngành giáo dục nói chung và công tác GDQP&AN nói riêng. 2.2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc giảng dạy môn học GDQP&AN ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay 2.2.1. Những tác động tích cực Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập sâu, toàn diện với quốc tế. Trong giai đoạn phát triển từ 2016 - 2020, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Nghị quyết của Đảng xác định, mà trọng tâm là phát triển toàn diện con người Việt Nam có năng lực đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Văn kiện Đại hội XIII cũng đề cập: “Thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công 23
  3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ... nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư” [4, tr.136]. Như vậy, đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam nói chung và giáo dục quốc phòng và an ninh nói riêng đang bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt, với sự thay đổi về quy mô, nội dung, phương thức giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành mô phỏng. Xu hướng phát triển nhanh mạnh của cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra những yêu cầu vô cùng cấp bách cho sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có thể mang lại cho nền giáo dục - đào tạo nói chung và GDQP&AN nói riêng nhiều cơ hội để ngành giáo dục - đào tạo tiếp cận và trang bị hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy hiện đại của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho sinh viên được tiếp cận thế giới bên ngoài bởi một thiết bị di động thông minh được kết nối với mạng Internet mà chúng ta có thể tổ chức dạy và học ở bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Do vậy, trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, truyền thông trong giáo dục và đào tạo tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành mô hình “Giáo dục điện tử” hay “Giáo dục thông minh”. Việc chúng ta ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu và tra cứu các học liệu. Giáo dục thông minh có thể đáp ứng những thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện đại như: Chương trình, nội dung, thời gian, không gian giáo dục, lưu trữ học liệu, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học và hình thức dạy học. 2.2.2. Những tác động tiêu cực  Thách thức lớn nhất là đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí GDQP&AN hiện nay đòi hỏi phải có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Đồng thời phải luôn nhận thức đầy đủ về bản chất, mặt trái và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quá trình dạy - học. Có khả năng tư duy, quản lí điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc trong quá trình giảng dạy kiến thức quốc phòng và an ninh cho sinh viên. Quá trình dạy - học phải làm cho sinh viên hiểu rõ được mặt trái bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nó sẽ tác động ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều vấn đề lớn của thế giới trong đó quốc phòng, an ninh các quốc gia, tác động vào lợi ích của các nước và sẽ dẫn đến khả năng xảy ra các cuộc xung đột vũ trang. Các cuộc xung đột vũ trang hiện nay giữa các quốc gia đang ngày càng có sự “điều chỉnh lớn” về bản chất quốc phòng, sử dụng vũ khí trang bị công nghệ cao, làm ảnh hưởng các trạng thái tâm lí của người dạy và người học trong việc kết hợp các kĩ năng chiến đấu truyền thống với chiến tranh phi truyền thống mang tính toàn cầu. Ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến binh và dân thường, thậm chí là giữa bạo lực và phi bạo lực đang trở nên ngày càng căng thẳng, phức tạp, khó khăn và khó phán đoán. Khi quá trình này diễn ra và các công nghệ mới như vũ khí tự động và vũ khí sinh học trở nên dễ dàng sử dụng hơn, không gian rộng hơn, thời gian tác chiến nhanh hơn, uy lực sát thương nhiều hơn, có khả năng gây ra những tổn thương hàng loạt, gây ra nỗi sợ hãi 24
  4. NGUYỄN VĂN DANH mới, làm ảnh hưởng không nhỏ trạng thái tâm lí của người dạy và người học. Công nghệ mới có giá thành rất cao, ảnh hưởng lớn đến tài chính của các nhà trường, khi mua và đưa vào phục vụ nhiệm vụ giảng dạy. Các loại trang bị hiện đại, công nghệ cao này có thời gian sử dụng ngắn, nếu chậm trễ hệ thống công nghệ đó rất dễ bị lỗi thời, lạc hậu. Nghiên cứu và phát triển và đưa công nghệ mới vào thực tiễn trở thành chìa khóa quan trọng quyết định đến sự phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và GDQP&AN nói riêng, cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học gắn với giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chóng chắc chắn sẽ đặt ra đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và nhiệm vụ GDQP&AN trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển giáo dục - đào tạo và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này. Để gia nhập vào xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, nhiệm vụ GDQP&AN cho sinh viên cũng phải đòi hỏi có sự phát triển hệ thống tư duy mới dựa trên sự tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc biệt là vật lí, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực quân sự, an ninh và các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá, đi tắt đón đầu. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục quốc phòng và an ninh cũng đem lại cho sinh viên sự ỷ lại các trang mạng xã hội, từ đó sinh ra bệnh lười suy nghĩ, nghiên cứu, đọc sách báo, tài liệu… Ngay cả trong giao tiếp, trao đổi, tiếp xúc giữa các sinh viên với nhau cũng bị hạn chế; ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa, không chịu khó học tập nhưng muốn đạt kết quả cao, điều đó đang đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm sau khi ra trường, đạo đức giáo dục - xã hội xuống cấp, sự vô cảm, lạm dụng công nghệ…. Hiện tại, có những người lợi dụng các trang mạng xã hội để đưa lên những bài viết chứa đựng nội dung mang tính cực đoan, những hình ảnh phản cảm, không đúng đường lối quan điểm của Đảng trong giáo dục - đào tạo nói chung và GDQP&AN nói riêng. Thực tế đó vừa là khó khăn, vừa đặt ra yêu cầu cao đối với công tác GDQP&AN cho sinh viên. Để tận dụng thời cơ, hạn chế thách thức, tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0, việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDQP&AN ở các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay 2.3.1. Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Ban Giám hiệu các trường đối với hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN Đây là giải pháp cơ bản, xuyên suốt, là cơ sở, tiền đề, có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và chất lượng GDQP&AN nói riêng. Điều này, thể hiện sự tính coi trọng, tính nhất quán của lãnh đạo, quản lí trong các cơ sở giáo dục, tạo nên sức mạnh tổng hợp cả vật chất, tinh thần nhằm tạo ra kết quả tốt nhất. 25
  5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ... Chính vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các cơ sở giáo dục phải coi việc nâng cao chất lượng GDQP&AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và từng thành viên. Trên cơ sở đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, hiệu quả đối với nhiệm vụ này. Đối với hệ thống nghị quyết, văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền QPTD, thế trận CTND, ANND, GDQP&AN cần được tổ chức quán triệt kĩ, triển khai thực hiện nghiêm túc, thống nhất, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác quân sự, quốc phòng nói chung và công tác dạy học GDQP&AN nói riêng, bảo đảm cho nhiệm vụ này được triển khai thực hiện triệt để, hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học, cao đẳng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên GDQP&AN. Bản thân mỗi cán bộ, giảng viên là đảng viên phải nhận thức đúng đắn việc xây dựng phẩm chất, đạo đức lối sống, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính kỉ luật, dân chủ trong tập thể. Trong công việc, cán bộ, đảng viên phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể. Đồng thời, tăng cường công tác quản lí, kiểm tra, giám sát các hoạt động của đội ngũ giảng viên GDQP&AN thường xuyên sẽ đảm bảo cho đội ngũ giảng viên GDQP&AN thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy. Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị xác định: “GDQP-AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội; phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương” [1, tr.2]. Đây là giải pháp cơ bản, là cơ sở, tiền đề, có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng GDQP&AN. Bởi vì, trong mọi hoạt động của con người, nhận thức đúng bao giờ cũng là cơ sở, tiền đề, hướng dẫn chỉ đạo hành động, phát huy trách nhiệm, động cơ thái độ, nâng cao ý chí quyết tâm của chủ thể và lực lượng trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn có tính đặc thù như môn học GDQP&AN trong giai đoạn hiện nay. Cùng với việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên GDQP&AN, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường cần có chính sách ưu tiên tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm kinh phí mua sắm, đổi mới các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học cũng như đảm bảo thực hiện chương trình mới về GDQP&AN theo Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư 05); bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, giảng viên GDQP&AN ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của thời kì công nghiệp 4.0; có chế độ đãi ngộ tốt để tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên phát huy khả năng, năng lực của mình. Ngoài ra, cần có chính sách tuyển chọn các 26
  6. NGUYỄN VĂN DANH bộ, nhân viên giỏi, khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ tham gia các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần tạo nên môi trường làm việc có tính đổi mới, sáng tạo cao. Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng tạo nên chất lượng người thầy và sản phẩm ở người học góp phần nâng cao chất lượng GDQP&AN ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. 2.3.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy - học môn học GDQP&AN theo hướng hiện đại Trong tương lai, hoạt động dạy - học sẽ ngày càng được hỗ trợ, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến. Theo đó, phương pháp dạy - học môn học GDQP&AN dù mang tính đặc thù cao cũng phải đổi mới, phát huy ưu thế của phương tiện dạy học hiện đại; chuyển từ truyền thụ một chiều là chủ yếu như hiện nay sang dạy - học tích cực, tiếp cận năng lực người học. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần biết cải tiến và kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại. Đây là giải pháp cơ bản giúp giảng viên vừa định hướng cho sinh viên nghiên cứu, nhưng cũng phải truyền thụ những kiến thức cơ bản, cần thiết để định hướng nhận thức cho sinh viên không bị sai lệch đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp mà trong đó chủ yếu là thầy nói, trò nghe, thầy đọc, trò ghi. Hiện nay, chưa có một phương pháp giảng dạy hiện đại nào có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống, mặc dù các phương pháp giảng dạy truyền thống cụ thể như thuyết trình còn tồn tại nhiều hạn chế như: không khuyến khích được tính chủ động của người học, người học muốn học tốt phải lắng nghe, cố ghi chép, cố nhớ kiến thức thay vì sáng tạo trong quá trình học tập. Để khắc phục những mặt hạn chế nêu trên, cần thiết phải có sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại với nhau, cụ thể như: kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp làm việc nhóm, giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp sử dụng tình huống, nêu vấn đề, giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp thực tập, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện hiện đại, phát huy hiệu quả của phòng học chuyên dùng trong giảng dạy… Để kết hợp có hiệu quả giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, giảng viên phải nắm chắc nội dung bài giảng, sử dụng nhuần nhuyễn bài giảng điện tử, biết khai thác thư viện thông minh, các phần mềm ứng dụng, công cụ hỗ trợ,.... Giảng viên phải kết hợp thuyết trình với sử dụng các phần mềm mô phỏng để làm rõ nội dung, gửi các các video mô phỏng lên nhóm của lớp để tất cả sinh viên đều có thể nghiên cứu, nắm nội dung bài học. Đặc biệt là các video mô phỏng chuyển động của các loại vũ khí, mô phỏng hành động của người chiến sĩ trong chiến đấu. Có như vậy, giảng viên mới truyền tải được hết nội dung bài giảng, định hướng cho sinh viên nghiên cứu, chọn lọc thông tin phù hợp. Cùng với đó, người học cũng phải thay đổi phương pháp học, chuyển từ thụ động 27
  7. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ... tiếp thu kiến thức, kĩ năng sang chủ động nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để trau dồi, tích lũy kiến thức, tự hình thành năng lực bản thân. Để đạt kết quả cao, người học phải linh hoạt, sáng tạo trong học tập, tăng cường kết nối với các học viên khác để trao đổi, mở mang hiểu biết. Đồng thời, tích cực rèn luyện, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong tự học, tự nghiên cứu và nâng cao kĩ năng làm việc nhóm. Để phát huy tốt vai trò, tính tích cực tự giác của sinh viên, các ban, ngành đoàn thể nói chung, Khoa giáo dục Quốc phòng - An ninh ở các trường đại học, cao đẳng nói riêng phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, làm cho sinh viên hiểu rõ vị trí, vai trò của giáo dục Quốc phòng - An ninh trong sự nghiệp cách mạng mới, khơi dậy tinh thần ham học, phát huy tối đa tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của sinh viên, qua đó làm hạn chế những tiêu cực, thụ động của người học, tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn, từng học kỳ, trên cơ sở đó phát huy những ưu điểm, tìm ra những hạn chế còn tồn tại để hoàn thiện. 2.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy Một trong những vấn đề góp phần quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn GDQP&AN là cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy và học. Hiện nay, những điều kiện nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng được một phần yêu cầu của môn học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP&AN trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học, cao đẳng cần bổ sung, nâng cấp trang thiết bị phục vụ dạy học; thay thế các trang thiết bị cũ, độ chính xác không cao, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, xây dựng, mua và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lí, dạy học theo công nghệ hiện đại và luôn được cập nhật. xây dựng kế hoạch, lộ trình mua sắm các phần mềm, trang thiết bị hiện đại phục vụ quản lí, dạy học. Tổ chức tập huấn cho giảng viên, cán bộ quản lí sử dụng thành thạo trang thiết bị mới, xây dựng, vận dụng tốt vào quá trình quản lí giáo dục và dạy học, đáp ứng kịp thời với sự phát triển của khoa học công nghệ. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm, công cụ hỗ trợ cho quản lí giáo dục và dạy học như: công cụ hội nghị truyền hình Skype, GoToMeeting, Blue Jeans; ứng dụng đàm thoại, chia sẻ tài nguyên Microsoft Teams; ứng dụng OneNote; Stream; ứng dụng phân tích người đọc Reader Analytics; tra từ điển Tflat; App hỗ trợ vẽ Mindmap (Mindnode, Simplemind); dịch vụ trực tuyến Wolfram Alpha; công cụ Power BI và các Hệ thống quản lí học tập Blackboard, WebCT, Desire2Learn, ANGEL, Sakai, Moodle; phần mềm dạy học E-learning,... Các nhà trường kêu gọi nhà đầu tư đấu thầu nâng cấp hệ thống máy tính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lí giáo dục. Xây dựng các gói thầu, tổ chức đấu thầu, giám sát chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng các trang thiết bị của nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học theo công nghệ hiện đại thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Giải quyết tốt những vấn đề nêu trên sẽ thiết thực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP&AN cho sinh viên, cũng như nhận thức, trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 28
  8. NGUYỄN VĂN DANH 3. Kết luận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một nhân tố có tầm ảnh hưởng to lớn đến giáo dục nói chung và GDQP&AN nói riêng. Đối với môn GDQP&AN, sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại những thuận lợi cho giảng viên và sinh viên giảng dạy, học tập với nguồn tài liệu “mở”, đa chiều, phong phú, nhất là được học tập tương tác, ứng dụng trong môi trường kĩ xảo 3D. Sinh viên có thể khai thác, sử dụng tốt tài liệu và luyện tập các kĩ năng về quân sự, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong lĩnh hội kiến thức, lựa chọn tài liệu trên mạng internet. Cùng với đó là công tác quản lí, đổi mới nội dung, phương pháp, đánh giá chất lượng học tập, thực hành và bảo đảm an toàn huấn luyện cho sinh viên trong điều kiện phát triển của khoa học và công nghệ đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với cán bộ, giảng viên. Do đó, nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục QP&AN ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 cần thực hiện một số nội dung: Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Ban Giám hiệu các trường đối với hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN, tích cực đổi mới phương pháp dạy - học môn học GDQP&AN theo hướng hiện đại và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Làm tốt những nội dung trên sẽ là bước đệm to lớn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy bộ môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Chính trị (2007), “Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới”. [2] Bộ GĐ-ĐT (2017), “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng – An ninh năm học 2017 – 2018” (ban hành kèm theo Công văn số 4888/BGDĐT-GDQP&AN ngày 18/10/2017 của Bộ GD-ĐT). [3] Ban Chấp hành Trung ương (2013), “Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. [5] Phan Chí Thành (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 - xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến”, Tạp chí Giáo dục, 1 (421). [6] Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong tình hình mới. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. http://tapchiqptd.vn/vi/van-dechung/tiep- tuc-day- manh-thuc-hien-cong-tac-giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh-trong-tinh- hinh-moi/8757.html. [Ngày truy cập 24/03/2016]. 29
  9. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ... IMPROVING THE QUALITY OF TEACHING NATIONAL DEFENSE AND SECURITY EDUCATION FOR STUDENTS AT UNIVERSITIES AND COLLEGES UNDER IMPACTS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 NGUYEN VAN DANH Nguyen Hue University Abstract: The strong impact of the industrial revolution 4.0 is profoundly affecting all aspects of social life, especially teaching and learning activities at universities and colleges in our country. Facing these opportunities and challenges, continuing to improve the quality of teaching subjects, including National Defense and Security Education, is one of the urgent issues. The article presents the positive impacts and challenges that the industrial revolution 4.0 brings to the teaching of National Defense and Security Education at universities and colleges in our country, on the basis of which proposes a number of solutions to improve the quality of teaching in order to meet the requirements of building and defending the socialist Vietnamese Fatherland in the new situation. Keywords: Industrial Revolution 4.0, quality, teaching, defense and security education. 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2