intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ̉Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ̉Việt Nam hiện nay" nhằm giúp nâng cao chất lượng; giúp người học tiếp cận và ghi nhớ nội dung môn học dễ dàng hơn. Chính vì vậy, phát triển và mở rộng hơn nữa việc áp dụng bản đồ tư duy vào quá trình dạy học các môn lý luận chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ̉Việt Nam hiện nay

  1. 85 VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS, NCS. Huỳnh Tuấn Linh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: linhht@hufi.edu.vn Ngày gửi: 15/02/2023, ngày sửa bài:21/03/2023, ngày chấp nhận: 02/04/2023 Tóm tắt: Dạy học các môn lý luận chính trị mang nặng tính lý luận, hàn lâm rất khó nhớ, khó học, cho nên trong quá trình truyền đạt kiến thức, người dạy cần áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, nhằm tạo sự thu hút cho môn học, đồng thời giúp người học tiếp cận vấn đề dễ dàng nhất. Áp dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình dạy học các môn lý luận chính trị là một phương pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng; Giúp người học tiếp cận và ghi nhớ nội dung môn học dễ dàng hơn. Chính vì vậy, phát triển và mở rộng hơn nữa việc áp dụng bản đồ tư duy vào quá trình dạy học các môn lý luận chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Từ khóa: bản đồ tư duy, lý luận chính trị, sinh viên. I. Đặt vấn đề Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thì việc giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn là nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục đào tạo có sứ mệnh hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới vào học tập lý luận chính trị. Bằng thực tế kiểm nghiệm, bản đồ tư duy chính là phương pháp dạy hữu hiệu mang lại hiểu quả thiết thực cho người học lý luận chính trị. Đồng thời giúp giảng viên truyền tải nội dung chính trị chặt trẽ có sức lôi cuốn hơn đối với người học. Vì vậy cần áp dụng bàn đồ tư vào quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị một cách phố biến hơn, giúp nâng cao chất lượng môn giáo dục chính trị mục tiêu cuối cùng là đào tạo nên thế hệ trẻ vừa có chuyên môn tay nghề cao, vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng. II. Nội dung 1. Lý luận chung về giáo dục các môn lý luận chính trị và bản đồ tư duy Theo chương trình giáo dục các môn lý luận chính trị, đối tượng dạy học là sinh viên theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước. Giáo dục các môn lý luận chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  2. 86 tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước. Giáo dục lý luận chính trị là môn học bao gồm nội dung cơ bản nhất của Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng. Môn học là một thể thống nhất, làm rõ vai trò chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng đó, môn giáo dục lý luận chính trị đã được đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam. Với đặc điểm là môn học mang tính lý luận cao đòi hỏi người học ghi nhớ rất nhiều, vì vậy người giảng nếu không khéo léo trong quá truyền đạt kiến thức, sẽ rất dễ “gây ngộp”, từ gây gộp rất dễ đến “gây mê”, “gây ngán” cho học sinh. Giảng dạy bằng bản đồ tư duy chính là một trong những cách thức giúp giáo viên môn giáo dục chính trị nói riêng và những giáo viên giảng dậy các môn lý luận khác nói chung truyền đạt hiệu quả hơn và gây hứng thú hơn cho người học, đồng thời hướng dẫn cho người học hiểu nhanh hơn. Bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy được hiểu như thê nào, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: “Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh”. Như vậy, bản đồ tư duy chính là biểu hiện một vấn đề dưới dạng một hình với các ý được phân chia theo mức độ từ ý lớn đến ý nhỏ, trong đó các ý liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng, một nội dung bằng hình ảnh hai chiều. Một theo chiều dọc của cấp độ các ý, từ ý chính đến ý phụ, một mặt nó chỉ ra liên hệ giữa các ý có cùng cấp độ. Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy giáo dục lý luận chính trị giúp người học nắm bắt bài học được nhanh hơn, thông qua việc nắm bắt ý chính, ý cơ bản, các nội dung chính của vấn đề, sự liên hệ của các ý, bên cạnh đó việc áp dụng bản đồ tư duy trong khi dạy cũng tạo ta sự logic của bài giảng hơn rất nhiều, gây sức lôi cuốn cho người học. Qua đó phát huy đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy – người học – học liệu – môi trường), khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt một chiều, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời. Người học sẽ tự chủ động tích cực chuẩn bị bài, nắm bắt bài học, sẽ dễ học, dễ nhớ hơn thay vì cách học từng chữ, từng đoạn văn như trước đây. 2. Thực trạng áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn lý luận chính trị ở Việt Nam Nhận thấy vai trò tích cực trong việc áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học, nhất là đối với các môn lý luận, mang tính học thuật. Vì vậy, trên thế giới việc áp dụng bản đồ tư duy vào trong các môn học đã phổ biến, trở thành kỹ năng của người dạy và người học. Còn ở Việt Nam, việc áp dụng bản đồ tư duy vào trong giảng dạy các môn học đặc biệt là những môn nặng tính lý luận như giáo dục lý luận chính trị không còn mới mẻ và đã được áp dụng. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  3. 87 Tuy nhiên việc áp dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình giảng dạy môn lý luận chính trị còn nhiều hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi, việc áp dụng chỉ mang tính cá nhân của người dạy. Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi. Ngay cả việc áp dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình giảng dạy, cũng còn có nhiều ý kiến trái triều. Đối với những người vốn quen với cách giảng dạy cũ họ rất khó chấp nhận cách giảng dạy này. Điều này chúng ta thấy rất rõ trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi của các học phần thuộc môn chính trị tại các đơn vị từ cấp cơ sở đến các cấp cao hơn như thi ở cấp Bộ. Chúng ta vẫn thấy ở các cuộc thi này, thầy cô vẫn giảng theo những khuôn mẫu hình thức cũ theo các chương các mục rồi tiểu tiết, chưa có một giáo viên nào áp dụng phương pháp bản đồ tư duy để đưa lên bài giảng của mình. Nếu có, chẳng qua chỉ đưa vào những phần nhỏ trong các mục hoặc đưa vào qua các đáp án của câu hỏi. Từ đó cho thấy việc áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học các môn lý luận chính trị còn hạn chế. Để việc áp dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình giảng dạy trở nên phổ biến và hiệu quả hơn. Tác giả bài báo có đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau. 3. Một số giải pháp góp phần góp phần phổ biến việc áp dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy các môn lý luận chính trị. Thứ nhất cần đổi mới nhận thức của người dạy, bản thân người dạy phải thấy được tính hiệu quả của việc áp dụng bản đề tư duy trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị so với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Từ đó, tự bản thân người dạy sẽ thấy việc áp dụng bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy là cần thiết, là xuất phát từ nhu cầu tự bản thân. Có như vậy, người dạy sẽ tự mình nghiên cứu áp dụng cho bài dạy của mình một cách linh hoạt nhất. Thứ hai, bản thân những người cầm cân nảy mực trong các cuộc thi về giáo viên dạy giỏi các môn thuộc học phần giáo dục chính trị cũng cần có cái nhìn khách quan, bên cạnh đó cần khuyến khích cho người dạy tiếp thu cái mới, áp dụng những phương pháp mới vào các cuộc thi. Có như vậy, người dạy mới dung cảm áp dụng các phương pháp mới, nhất là phương pháp bản đồ tư tư trong thực tiễn dạy và học. Việc áp dụng bản đồ tư tuy vào trong quá trình giảng dạy là một trong các phương pháp dạy học cần được khuyến khích. Có như vậy, bản thân người dạy mới mạnh rạn nghiên cứu bài và áp dụng bản đồ tư duy vào trong giảng dạy, cũng như các cuộc cuộc thi đánh giá năng lực của giảng viên. Thứ ba, Cơ sở đào tạo cần có sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Thường xuyên mở các buổi toạ đàm, giao lưu, các chương trình tập huấn giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực mới, trong đó có phương pháp giảng dạy bằng bản đồ tư duy, vào nhiệm vụ hàng năm của các trường học nhằm năng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  4. 88 Thứ 4, Để phát huy hơn nữa tinh thần tích cực, sáng tạo trong dạy và học, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần mở các cuộc thi về thiết kế bản đồ tư duy trong giảng dạy các môn giáo dục chính trị tại các trường. Từ đó, tìm ra những giảng viên dám nghĩ, dám làm, dám áp dụng những phương pháp mới trong dạy và học. Bên cạnh đó, có những hoạt động khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân đi đầu trong việc đổi mới hoạt động dạy học. Thứ 5, đổi tư duy người học, để người học nhận thấy cách tiếp cận bài học theo bản đồ tư duy thật sự hiệu quả và có ích với họ. Từ đó, người học sẽ hứng khởi trong việc tiếp nhận cách giảng dạy mới. Người học cũng sẽ tự chủ động trong việc chuẩn bị bài và học bài. III. Kết luận Áp dụng bản đồ tư duy vào quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị chính là một phương pháp giảng dạy tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, tạo nên sự logic trong quá trình giảng dạy, đồng thời giúp người học nắm bắt nắm bắt nội dung chính của bài học. Qua đó người học sẽ thêm hứng thú với môn học, yêu thích môn học, từ đó lĩnh hộ và thấm nhuần nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để họ trở thành những người công dân có ích cho xã hội, người chủ tương lai của đất nước với bản lĩnh chính trị vững vàng. Tài liệu tham khảo 1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 2. Đảng Cộng sàn Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ khóa XIII, tập 1,2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 6. Alpha Books (Biên soạn), Nguyễn Thụy Khánh Chương (Chủ biên) (2019), Bản đồ tư duy trong thuyết trình, Nxb. Dân trí. 7. Trần Chánh Nguyên (dịch), (2019), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Nhiên (dịch), (2022), Ứng dụng bản đổ tư duy trong công việc, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
  5. 89 APPLYING MIND MAPS IN TEACHING POLITICAL THEORETICAL SUBJECTS TO ENHANCE TEACHING QUALITY IN VIETNAM NOW Huynh Tuan Linh Ho Chi Minh City University of Food Industry Email: linhht@hufi.edu.vn Submitted date: 15/02/2023, edited date:21/03/2023, accepted date: 02/04/2023 Abstract: Teaching theoretical and academic political theory subjects is difficult to remember, difficult to learn, so in the process of imparting knowledge, teachers need to apply many different teaching methods, in order to create a attractive for the subject, and at the same time help learners approach the problem most easily.Applying mind maps in the teaching process of political theory subjects is an effective method to improve quality; Help learners access and remember subject content more easily. Therefore, developing and further expanding the application of mind maps to the teaching process of political theory subjects in universities and colleges in Vietnam is more necessary than ever. Keywords: mind maps, political theory, students. ________________________________________________ Hội thảo Khoa học Khoa Chính trị - Luật, năm 2023 Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại Kỷ nguyên số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2